Sớm đưa ra chủ trương chọn đổi mới công tác quản lý giáo dục và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 87 - 89)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2.2. Sớm đưa ra chủ trương chọn đổi mới công tác quản lý giáo dục và

và phương pháp dạy học là khâu đột phá

Công tác quản lý, chỉ đạo từ Sở đến các Phòng GD và các nhà trường phải bám sát các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành, nhất là nắm vững nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triển, nhiệm vụ và chủ đề của từng năm học để tập trung trí tuệ, cơng sức tồn ngành, của tập thể cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên, nhân viên lựa chọn những mũi đột phá, giải quyết những vấn đề then chốt, đề ra các giải pháp cụ thể, sát thực tiễn của các nhà trường, quyết tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện thành công.

Thực hiện tốt hơn quyền chủ động của các cơ sở giáo dục, tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Sở GD-ĐT, Phịng GD; thực hiện quy chế cơng khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức tổng kết kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, hoàn thiện và triển khai kế hoạch GDPT của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong giáo dục, tích cực áp dụng các hình thức trao đổi cơng tác qua internet, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong ngành.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, triển khai rà sốt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục, duy trì nề nếp chế độ báo cáo của các cấp quản lý giáo dục từ Sở tới các Phòng GD, các nhà trường nhằm quản lý thơng tin chính xác, kịp thời và đầy đủ; thực hiện bộ tiêu chí đánh giá nhà trường, hiệu trưởng giáo viên theo chuẩn đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kiểm định chất lượng, xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, trường học đạt chuẩn quốc gia, thanh tra tồn diện nhà trường.

Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách thanh tra và cộng tác viên chuyên trách thanh tra; đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, tiếp tục xây dựng, phát hiện và bồi dưỡng các nhân tố mới, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đổi mới cơng tác tài chính giáo dục, thực hiện khốn ngân sách cho đơn vị sự nghiệp có thu, chấn chỉnh cơng tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội cho đầu tư giáo dục. Tiếp tục thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Sở GD-ĐT cần phối hợp với Sở Tài chính đề xuất mức định chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho mỗi cấp học, trình độ đào tạo theo hướng đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phải đổi mới phương pháp dạy - học, tạo được mơ hình thống nhất, cụ thể về đổi mới phương pháp dạy và học trong toàn ngành; Nhà nước phải quản lý chất lượng giáo dục, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chấm dứt tình trạng dạy theo cách “đọc - chép” vẫn cịn khá phổ

biến, đánh giá trung thực kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, chuẩn hóa các yếu tố đầu vào và yêu cầu đầu ra của các cơ sở giáo dục...

Đối với giáo dục tiểu học, cần thực hiện chương trình các mơn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh theo đúng hướng dẫn chuyên môn kiến thức, kỹ năng các môn học của Bộ; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, ở những đơn vị có điều kiện khuyến khích bán trú cho học sinh; tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục mơi trường, quyền trẻ em, bình đẳng giới, an tồn giao thông vào các môn học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật.

Đối với giáo dục phổ thông trung học, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng Chương trình GDPT, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra đánh giá thi cử, tăng cường vai trò của các Phòng GD-ĐT, trường THCS, THPT trong việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tiếp tục giáo dục cho học sinh những kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ứng phó với các biến đổi khí hậu trong các cơ sở giáo dục thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.

Việc đổi mới sự nghiệp giáo dục vừa là nhu cầu cấp bách lại vừa phải được chuẩn bị kỹ, đồng bộ về mơ hình thực tiễn, nhận thức của các tâng lớp xã hội, sự sẵn sàng của đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)