Hoạt động có ý thức của con người, nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 43)

quan hệ giữa con người với tự nhiên

Loài vật chỉ biết lợi dụng tự nhiên bên ngoài theo nhu cầu bản năng. Loài người với bộ não biết tư duy, với khả năng lao động có khả năng tác động lại tự nhiên , cải tạo tự nhiên, “in dấu ấn của mình vào tự nhiên”. Hiện nay trên hành tinh chúng ta cịn rất ít cái “tự nhiên hoang dã” hồn tồn chưa có dấu vết của con người. Ngay những khu bảo tồn thiên nhiên, những khu rừng cấm cũng là kết quả của hoạt động tương ứng của con người, vì vậy nó cũng tồn tại như là giới tự nhiên đã được nhân tính hố. Ph. Ăngghen đã kịch liệt phê phán quan điểm của phái tự nhiên chủ nghĩa cho rằng chỉ có tự nhiên mới tác động đến con

người, chỉ có những điều kiện tự nhiên mới quyết định ở khắp mọi nơi sự phát triển lịch sử của con người.

Trên thực tế, tác động qua lại giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ hai chiều, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn. Tự nhiên có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, song sự tác động ấy là hồn tồn mang tính chất tự phát. Con người bằng hoạt động thực tiễn cũng không ngừng tác động vào tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân và đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Trong quá trình hoạt động, nếu con người hiểu biết và tác động cùng chiều với quy luật của tự nhiên, khai thác sử dụng và tái tạo hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người sẽ tác động tích cực làm phong phú tự nhiên và mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Tất cả những gì mà con người đạt được đều là kết quả của hoạt động tự giác, hoạt động có ý thức, bởi vì “tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thơng qua đầu óc của họ” [30; 438].

Tuy nhiên nếu xem xét trên bình diện tổng thể của mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống Tự nhiên - Con người - Xã hội thì nhiều hoạt động của con người còn chưa nhận thức được hoặc chưa tính tốn đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên. Mặt khác do lợi ích trước mắt mà con người bất chấp quy luật của tự nhiên, tàn phá tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng vốn có của hệ thống Tự nhiên - Con người - Xã hội.

Lịch sử đã chứng kiến nhiều bài học kinh hoàng về sự tiêu vong của những nền văn minh lớn. Những nền văn minh rực rỡ, huy hoàng trong quá khứ đã đột nhiên biến mất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do sự khai thác, tàn phá môi trường tự nhiên một cách quá mức của con người.

Những gì xảy ra trong quá khứ cũng có thể xảy ra cho hiện tại và tương lai. Số phận loài người sẽ ra sao nếu như bùng nổ một cuộc khủng hoảng sinh

thái trên qui mơ tồn cầu ? Hiển nhiên rằng con người càng tàn phá tự nhiên bao nhiêu thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả bấy nhiêu. Trong một bức thư gửi cho Ph. Ăngghen, C. Mác đã kết luận: Nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát không được hướng dẫn một cách khoa học thì sẽ để lại sau đó bãi đất hoang. Điều đó “nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức

được qui luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những qui luật đó một cách chính xác” [29; 655].

Thật vậy, con người không thể tác động vào tự nhiên một cách tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan. Nếu bất chấp quy luật, cố tình đi ngược lại quy luật, con người sẽ phải trả giá. Hoạt động thực tiễn chỉ thực sự hiệu quả khi con người nhận thức được quy luật của tự nhiên, nắm vững chúng và quan trọng hơn là biết vận dụng chúng một cách chính xác. Từ đó con người có thể tác động tích cực vào tự nhiên, làm giàu tự nhiên, mang lại lợi ích cho con người.

Nhận thức qui luật và vận dụng qui luật một cách chính xác, đó là ngun tắc trong quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên. Quan điểm này thể hiện một lập trường triệt để của luận thức luận duy vật biện chứng, sau này đã được V.I. Lênin khẳng định lại và phát triển thêm trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Ông viết: “ngay từ đầu Ph. Ăngghen đã thừa nhận các quy luật của giới tự nhiên” và “tính tất yếu của giới tự nhiên là cái có trước, cịn ý chí và ý thức của con người là cái có sau. Những cái có sau thì nhất định phải và tất yếu phải thích ứng với cái có trước” [25; 226-227]. Những

qui luật của giới tự nhiên luôn tồn tại, vận động một cách khách quan và tất yếu. Khi còn chưa nhận thức được qui luật tự nhiên thì con người cịn hồn tồn phụ thuộc vào chúng, khi đó qui luật tự nhiên tồn tại với tính cách là tính tất yếu “tự nó”, tính tất yếu “mù qng”. Con người nhận thức qui luật càng sâu sắc thì hoạt động của họ càng trở nên tự giác và hiệu quả. Sự phát triển về nhận thức của mỗi cá nhân cũng như cả loài người cứ mỗi bước lại cho chúng ta thấy sự chuyển hoá từ giới tự nhiên “tự nó” chưa được nhận thức thành giới tự nhiên “cho ta” đã được nhận thức. Và cứ mỗi bước như thế là chúng ta lại thêm một bước khẳng định bản thân mình trên con đường chinh phục tự do, giải phóng con người.

Tuy nhiên việc nhận thức qui luật của giới tự nhiên hồn tồn khơng giản đơn mà là một q trình khó khăn, lâu dài, một q trình vơ cùng vơ tận. Nó địi hỏi con người khơng dừng ở hiện tượng bề ngồi, ở sự vật đơn nhất mà phải biết phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá để đi từ “hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai và cứ như thế mãi ...”

Sự nhận thức qui luật cũng không chỉ là vấn đề nhận thức mà còn là vấn đề thực tiễn. Trong thực tiễn sản xuất và hoạt động xã hội, con người đã “học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những qui luật đó, và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong giới tự nhiên ... Nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy” [29; 655-656]. Con người đã mắc phải sai lầm khi hành động một cách tự phát mà khơng tính tới những hậu quả xa xơi sẽ xuất hiện khi nó tái diễn nhiều lần và tích tụ thêm lên mãi. Song cịn nguy hiểm hơn nhiều nếu những hậu

quả lại gây ra do chính những cơ chế xã hội có đủ sức mạnh và cố tình đi ngược lại lợi ích của lồi người. Khi các nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu để tìm ra cơ chế của phản ứng nhiệt hạch và nguồn gốc của năng lượng mặt trời, họ không bao giờ nghĩ rằng nhiều năm sau đó, hai quả bom nguyên tử đã được ném xuống Hirôsima và Nagasaki giết chết hàng chục nghìn người dân Nhật Bản và bao nhiêu người khác phải chờ đợi căn bệnh máu trắng cướp đi mạng sống của mình. A. Anhxtanh chắc chắn không bao giờ nghĩ rằng ông đã vơ tình tạo điều kiện cho sự thống trị của giai cấp này với giai cấp khác, của dân tộc này với dân tộc khác, tạo ra một nguy cơ huỷ diệt lồi người, nhưng ơng lại biết chắc rằng những cơng trình nghiên cứu ấy sẽ đem lại một nguồn năng lượng khổng lồ thay thế cho năng lượng hoá thạch. Một lần nữa hẳn chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc vận dụng qui luật tự nhiên trong hoạt động thực tiễn như thế nào.

Những hậu quả tự nhiên và xã hội khôn lường về mặt môi sinh luôn nhắc nhở chúng ta: hãy cảnh giác trước những tác động của con người vào tự nhiên. Phải biết tôn trọng giới tự nhiên và tác động phù hợp, cùng chiều với qui luật của tự nhiên. Phải thay đổi toàn bộ lối tư duy cũ bằng lối tư duy mới phản ánh mối quan hệ hài hoà giữa con người với tự nhiên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở nhận thức sâu sắc rằng con ngườì “với giới tự nhiên chỉ là một”. Phải xây dựng một quan niệm mới về phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Phát triển khơng phải chỉ vì những lợi ích trước mắt mà huỷ diệt, tàn phá môi trường tự nhiên, ngược lại, phát triển được xem là sự phát triển bền vững. Đó là sự phát triển lành mạnh dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của con người hiện tại mà không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ mai sau, khơng làm tổn hại tới lợi ích của cá nhân, lợi ích của cộng đồng khác, khơng đe doạ sự sống cịn của các lồi khác trong tự nhiên.

Để xây dựng được một quan niệm mới, một ý thức toàn diện trong cộng đồng xã hội là một con đường khó khăn, phức tạp và khơng phải ngày một ngày hai. Hơn nữa từ ý thức tới hành động lại còn là một khoảng cách rất dài bởi sự cản trở của nhiều yếu tố: trình độ của khoa học - kỹ thuật, vấn đề lợi ích, các quan hệ giai cấp, các thể chế xã hội ... Nhưng dù lâu dài, dù khó khăn, chúng ta vẫn phải làm tất cả, từ nhận thức tới hành động, để giảm bớt những tác động tiêu cực và tăng sự tác động tích cực vào tự nhiên. Chúng ta cần các biện pháp thực tế để ngăn chặn hậu họa môi trường của mọi quốc gia, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Đáp lại tiếng kêu cứu của tự nhiên, hàng loạt những hội nghị quốc tế, những cơng trình khoa học, những cơng ước quốc tế về môi trường đã được công bố: Công ước Ramsar năm 1971 về bảo vệ các vùng đất ngập nước; Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng Ơzơn; Tun bố Rio-92; Nghị định thư Ktơ 1997; Các cơng trình nghiên cứu của Liên xô cũ, của câu lạc bộ Rôma, của các tổ chức môi trường quốc tế và nhiều tác giả khác ... Điều đó cho thấy con người đã và đang nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn “những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi” của sự tác động vào giới tự nhiên và có những hành động thực tế. Vào thời điểm mà những vấn đề môi trường đang đặt ra bức xúc như hiện nay, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của những tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Những tư tưởng này chính là cơ sở để lý giải một cách khoa học thực chất những vấn đề mơi trường đang bức xúc hiện nay. Nó khơng những là cơ sở lý luận để chúng ta tin vào khả năng của con người trong việc giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa con người với tự nhiên, mà cịn có thể giúp chúng ta tìm ra con đường hiện thực tối ưu trong quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên.

Việt Nam là một trong những cái nơi sớm nhất của lồi người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã trải qua vô vàn thử thách thăng trầm của lịch sử. Con người Việt Nam từ khi ra đời đã chung sống gắn bó với tự nhiên, lợi dụng những điều kiện thuận lợi và khắc phục khó khăn, tác động cải tạo tự nhiên để từng bước xây dựng đời sống xã hội Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển với phương thức khai thác tự nhiên một mặt còn lạc hậu nhưng mặt khác lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật và cơng nghệ mang tính tồn cầu. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên biểu hiện trong thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường phức tạp. Dưới đây chúng tôi sẽ vận dụng những cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học của triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để xem xét vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)