Hiện trạng môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 48 - 52)

Việt Nam nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, thuộc vùng trung tâm Đơng Nam Á. Diện tích tự nhiên là 330.000 km2 trong đó ba phần tư đất đai là đồi núi. Bờ biển dài 3.200 km, giàu tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản trên thềm lục địa với cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều tạo nên hệ thống sơng ngịi dày đặc và sự đa dạng về hệ động thực vật.

Nét độc đáo của vị trí địa lý nước ta là nằm ở nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, lại án ngữ một trong các đường hàng hải quốc tế quan trọng. Các đặc điểm trên làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú mà nhiều nơi trên thế giới khơng có được.

Như một loại nguồn lực đặc biệt, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên nước ta luôn là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra khơng ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Sau khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng kết 15 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội (1991- 2000) đã đạt những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội và năng lực sản xuất tăng nhiều” [15; 79-80]. Bên cạnh đó Văn kiện cũng thẳng thắn thừa nhận những “yếu kém, khuyết điểm” trong đó có những vấn đề “bức xúc và gay gắt” như: “Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng” [15; 73], “Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng” [15; 74]. Dường như việc giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn đang là một bài tốn khó. Mâu thuẫn này thể hiện rõ nét trong hiện trạng mơi trường Việt Nam được phân tích dưới đây:

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Trước đây rừng tự nhiên bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Rừng nước ta là rừng nhiệt đới, mật độ dày, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phong phú về hệ động thực vật. Có tám kiểu rừng chính với khoảng 12.000 lồi thực vật trong đó có 1.000 lồi đặc hữu của Việt Nam.

Thật đúng như lời Bác Hồ đã dạy: Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.

Rừng là nguồn cung cấp gỗ, củi cho các ngành kinh tế trong đó có 42 lồi quý hiếm như: bách xanh, thơng đỏ, tùng hương, trầm, hồng đàn, cẩm lai, lát, mun, kim giao, pơ-mu ... Rừng nước ta có trên 1.800 lồi cây thuốc, đây là nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Rừng là nhà của biết bao động vật trong đó có hàng trăm lồi đặc hữu được ghi trong danh mục cần được bảo tồn như: bị tót, bị xám, tê giác một sừng, sếu đầu đỏ, voọc đầu trắng, hổ, công, trăn, rùa ... Đây không những là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước mà còn là nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm của thế giới. Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước, tạo độ ẩm khơng khí cao, bảo vệ đất chống lại bức xạ Mặt trời. Rừng phịng hộ có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mịn, lũ lụt và hạn hán, chắn sóng và gió bão. Rừng là nhân tố chủ yếu tham gia vào giữ cân bằng nồng độ ô xy trong khí quyển, điều hồ khí hậu, nhờ đó con người có được bầu khơng khí trong lành khơng gì thay thế được. Ở nước ta rừng cịn là

bức thành đồng trong chiến tranh giữ nước: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Rừng quý giá là vậy, thế nhưng diện tích rừng nước ta cứ mỗi năm lại thu hẹp dần. Trong vòng 50 năm qua rừng nước ta bị tàn phá nặng nề, suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng (Bảng 1). Rừng trước đây là rừng tự nhiên, mật độ dày, chất lượng cao, nhưng hiện nay có đến 50% diện tích rừng là rừng thưa, rừng mới tái sinh và rừng trồng, chất lượng thấp.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ và trồng rừng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách,chủ trương, pháp chế, đầu tư và triển khai nhiều chương trình, dự án lớn như Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; Chương trình 327 (về bảo vệ rừng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc ); Dự án Định canh định cư; Chương trình Xóa đói giảm nghèo; Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; Xây dựng mơ hình kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng…Trong mười năm từ năm 1990 đến năm 2000 cả nước đã trồng được 1.055.600 ha rừng. Các chương trình, dự án này thực sự đã đem lại hiệu quả, góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển kinh tế – xã hội trong các cộng đồng dân cư, tăng cường nhận thức và hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng có tăng nhưng diện tích rừng tự nhiên lại bị thu hẹp nhanh chóng một cách đáng lo ngại. Theo các báo cáo sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2002 cả nước đã xảy ra 1.054 vụ cháy rừng làm thiệt hại 15.369 ha. Riêng hai vụ cháy rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ tháng 3 và tháng 4 năm 2002 đã thiêu trụi trên 4.000 ha rừng nguyên sinh. Ước tính giá trị thiệt hại do cháy rừng năm 2002 lên đến 150 tỷ đồng, ngoài ra các giá trị thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thì khơng thể nào tính hết.

Nguyên nhân dẫn đến việc mất rừng chủ yếu là do con người. Lối sống du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy, đốt rừng bắt muông thú, lấy mật ong ... là thảm hoạ của rừng. Những vụ phá rừng lấy gỗ, củi, phá rừng để làm nguyên liệu

giấy, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ... vẫn thường xuyên diễn ra. Rừng U Minh xưa kia âm u là thế mà giờ đây thưa thớt, quang đãng sau những vụ cháy (Bảng 2).

Mất rừng, các loài thú khơng cịn nơi sinh sống sẽ ra sao. Nếu như huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận nổi tiếng với những vụ phá rừng với quy mơ lớn thì ở đó cũng nổi tiếng với sự kiện voi dữ về tàn phá hoa màu, dẫm chết nhiều người vào tháng 5/1999. Bên cạnh đó những kẻ bất lương vẫn không ngừng săn bắt và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực: 28% loài thú; 10% lồi chim; 21% lồi bị sát và lưỡng cư có nguy cơ tuyệt diệt. Cứ đà này thì chẳng bao lâu nữa lồi hổ Đơng Dương sẽ chỉ cịn được thấy trong vườn thú, cịn lồi sếu Đầu Đỏ cũng chỉ cịn xuất hiện trong truyện cổ tích của thiếu nhi.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhắc nhở rằng: việc phá rừng bừa bãi là hành vi “đem vàng đổ xuống biển”. Người viết: “Nếu rừng kiệt thì khơng cịn gỗ, mà mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây lụt lội và hạn hán” [35; 243]. Trong những năm gần đây nước ta đã phải hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử chưa từng thấy. Những trận lũ lớn ở Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình trong những năm 1991, 1992, 1994, 1996 ... cuốn đi hàng ngàn ngôi nhà, làm nhiều người thiệt mạng. Cịn ở miền Nam, khơng ai quên được các mùa nước lũ những năm 1991,1994, 1995, 1996, 2000 ... với những cơn lũ kéo dài 4-5 tháng, trải rộng trên 2/3 diện tích đồng bằng sơng Cửu Long. Phải chăng đó là cái giá của việc phá rừng của con người. Hoàn tồn chính xác rằng trong giới tự nhiên khơng có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả, hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại.

Mất rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn tài nguyên khác như đất đai, nước ngọt, ảnh hưởng tới độ điều hồ khơng khí và khí hậu trên phạm vi rộng. Hãy chặn đứng việc phá rừng, đó là việc làm cần thiết của chúng ta hiện nay.

Bảng 1. Diễn biến độ che phủ rừng (Nguồn: Bộ Lâm nghiệp, Chương trình KT-02

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 48 - 52)