Cùng sử dụng chất liệu dân gian để sáng tác thơ chữ Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương (Trang 70)

2.3.2.5 .Phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái

3.1. Sự giống nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng

3.1.2. Cùng sử dụng chất liệu dân gian để sáng tác thơ chữ Nôm

Thông hiểu Hán học, nhƣng cả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng đều dành nhiều tâm huyết cho những ngôn từ của dân tộc. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đƣợc xem ngƣời sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lƣợng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển Việt Nam. Xem xét giá trị tự thân cũng

nhƣ vai trò, vị trí tập thơ trong toàn cảnh nền văn học truyền thống, Quốc âm thi tập gợi mở nhiều phƣơng hƣớng tiếp cận, nhiều vấn đề lý thú về nội dung và nghệ thuật ngôn từ, về văn học và văn hóa, về chính ý nghĩa tập thơ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ dân tộc. Khác với bộ phận thơ chữ Hán, Quốc âm thi tập là thơ Nôm, thơ tiếng Việt. Nguyễn Trãi cũng là nhà nho – thi nhân đầu tiên ở nƣớc Đại Việt để lại cho hậu thế nhiều bài thơ Nôm Đƣờng luật thể hiện cái tôi trữ tình của một ngƣời ẩn dật.

Vì lẽ đó mà lời thơ trong Quốc âm thi tập uyển chuyển, dung dị, gần gũi đời thƣờng và gần với nếp cảm nếp nghĩ của dân tộc. Đây cũng là lý do khiến các thi nhân và giới nghiên cứu cùng quan tâm viết bình giảng thơ, cảm thụ thơ Nôm Nguyễn Trãi chi tiết với từng đề tài, bài thơ, thậm chí từng câu từng chữ.

Cũng giống nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng đã để lại cho đời những tác phẩm thơ Nôm độc đáo. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã gọi bà là “bà chúa thơ Nôm”. Và theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn, bà là ngƣời sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao với tỉ lệ cao nhất.

Trong số những bài thơ Nôm – Đƣờng luật của Hồ Xuân Hƣơng có vận dụng chất liệu dân gian để cấu trúc ngôn từ tác phẩm thì bài Khóc Tổng Cóc

Thiếu nữ ngủ ngày là hai bài thơ in đậm nét dấu ấn cá tính sáng tạo nghệ thuật của nữ sĩ họ Hồ. Viết bài thơ Khóc Tổng Cóc, nhờ phối hợp vận dụng thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt một cách sáng tạo với nghệ thuật điệp từ (đại từ “chàng” đƣợc nhắc đến ba lần), nghệ thuật chơi chữ (dùng từ đồng nghĩa “cóc”, “chàng”, “bén”, “nòng nọc”, “chuộc”), Hồ Xuân Hƣơng đã thể hiện rất độc đáo và cảm động nỗi đau đớn, tuyệt vọng của ngƣời vợ đang sống trong một tâm thế không bình thƣờng, không còn làm chủ đƣợc lý trí của mình nên đã vừa khóc vừa cƣời, cƣời trong nƣớc mắt.

Viết bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày, Xuân Hƣơng không chỉ dùng nhiều từ thuần Việt mà còn vận dụng cả tục ngữ tiếng Việt để khắc họa vẻ đẹp thể chất của một nàng thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống. Bằng nghệ thuật tƣơng phản chiếu ứng, Hồ Xuân Hƣơng đã miêu tả “vẻ đẹp” tâm hồn nhân vật “quân tử”, làm điểm tựa nghệ thuật để đề cao, tô sức, nêu bật, khẳng định sự “toàn bích” hoàn hảo của vẻ đẹp thân thể cô thôn nữ. Và để miêu tả thật tinh tế vẻ đẹp hình thể của con ngƣời, Hồ Xuân Hƣơng đã chuẩn bị chu đáo trong tiêu đề và trong hai câu đề của bài thơ một bối cảnh tự nhiên chan hòa ánh sáng. Trên bối cảnh đó, tác giả đã cho nhân vật trung tâm của bài thơ xuất hiện trong tƣ thế vô tình mà rất đáng yêu: ngủ ngày. Tục ngữ xƣa cũng đã nói nhiều đến giấc ngủ ngày:

“Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.” “Đời ngƣời có một gang tay

Ai hay ngủ ngày thì đƣợc nửa gang.”

Thế nhƣng, “ngủ ngày” trong tục ngữ chỉ là việc ngủ rốn, ngủ dậy muộn của kẻ lƣời nhác lúc sáng sớm, và sự ngủ nƣớng ấy là một thói quen xấu đáng phê phán. Còn “ngủ ngày” trong bài thơ là việc nghỉ trƣa của ngƣời con gái. Việc nghỉ trƣa là bình thƣờng, tất yếu:

“Chỉ có ngƣời lao động mới có đƣợc hạnh phúc nghỉ ngơi.” (Tục ngữ Nga)

“Có làm thì mới có nghỉ ngơi.” [20, 222] “Hay lam hay làm đầu quang mặt sạch

Chẳng hay lam hay làm thì đầu rếch mặt dơ.” [20, 223]

Ngƣời thiếu nữ trong bài thơ này ý thức sâu sắc về cái đẹp của mình nên cô không thể là một kẻ lƣời nhác đƣợc. Nhận thức nhƣ vậy, nên chúng tôi

nhận thấy, tuy đầu đề có sự đồng tâm, đồng dạng với một số câu tục ngữ tiếng Việt ở chi tiết “ngủ ngày”, nhƣng đối chiếu bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hƣơng trong mối quan hệ với tục ngữ tiếng Việt, chúng ta lại càng thấy rõ hơn đặc sắc nghệ thuật của bài thơ cùng cá tính sáng tạo và bản lĩnh nghệ thuật của tác giả.

Nhƣ vậy, mặc dù sống ở hai thời đại khác nhau, nhƣng cả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng đều tìm đƣợc tiếng nói chung khi cùng tiếp thu có chọn lọc và vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh xã hội, và hoàn cảnh riêng của số phận mình. Mỗi câu thơ, bài thơ là một tiếng nói tình cảm, một tấm lòng của tác giả gửi gắm. Đó không chỉ là tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống mà còn là tấm lòng nhân đạo, thấm đẫm tình ngƣời của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng.

3.1.3. Cùng vận dụng các phương thức sáng tạo chất liệu dân gian

Cả đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi và bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng đều cùng sử dụng các phƣơng thức vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian trong những bài thơ chữ Nôm đặc sắc. Đó là ba phƣơng thức:

Phƣơng thức thứ nhất: vận dụng hoàn toàn chất liệu dân gian vào những vần thơ. Nguyễn Trãi sử dụng nhiều câu thành ngữ nhƣ:

“Chén rƣợu câu thơ”:

Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng.

(Thuật hứng bài 16)

“Hai thớ ba dòng”:

Hai thớ ba dòng họa kẻ tham.

“Yên phận yên lòng”:

Yên phận yên lòng kẻo tiếng hơi.

(Thuật hứng bài 14)

Hay tục ngữ:

“Giàu ngƣời hợp, khó ngƣời tan”:

Giàu người hợp, khó người tan.

(BKCG bài 12)

“Đen gần mực, đỏ gần son”:

Đen gần mực, đỏ gần son.

(BKCG bài 21)

Còn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, bà vận dụng hoàn toàn thành ngữ nhƣ trong những trƣờng hợp:

“Xanh nhƣ lá, bạc nhƣ vôi”:

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

(Miếng trầu)

“Nòng nọc đứt đuôi”:

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé (Khóc Tổng Cóc)

“Năm thì mƣời họa”:

Năm thì mười họa chăng hay chớ (Làm lẽ)

“Cố đấm ăn xôi”:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Phƣơng thức thứ hai: chia tách và sử dụng từng phần của chất liệu dân gian trong những vần thơ.

Trong thơ Nguyễn Trãi, thành ngữ “cởi tục tìm thanh” đƣợc sáng tạo độc đáo:

Cởi tục chè thường pha nước tuyết Tìm thanh trong vắt tịn chè mai.”

(Ngôn chí bài 1)

Thành ngữ “cơm ăn áo mặc” đƣợc vận dụng nhiều lần:

Cơm ăn miễn có, dầu xoa, bạc Áo mặc âu chi, quản cũ, đen.

(BKCG bài 13) Cơm ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

(Ngôn chí bài 3) Cơm ăn chẳng quản dưa muối Áo mặc nài chi gấm thêu.

(Thuật hứng bài 22) Áo mặc miễn cho là cật ấm

Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon.

(Dạy con trai)

Còn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, thành ngữ “nghìn trùng muôn trƣợng” đƣợc phân tách làm đôi nhƣ:

Bể ái nghìn trùng không tát cạn Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.

(Đài Khán Xuân)

Phƣơng thức thứ ba: chỉ lấy ý của dân gian để sáng tác nghệ thuật.

Nguyễn Trãi mƣợn ý của câu tục ngữ “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” để khuyên răn cách sống của ngƣời đời:

Giàu mấy kiếp tham lam bấy.

(Thuật hứng bài 10) Ai từng phú quý mấy trăm đời.

(Thuật hứng bài 14)

Hồ Xuân Hƣơng cũng vận dụng một cách tinh tế chất liệu dân gian nhƣ trong bài thơ Bánh trôi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.

Ca dao xƣa có nhiều bài nói đến “thân em”: “Thân em nhƣ tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” (Ca dao) “Thân em nhƣ ớt chín cây

Càng tƣơi ngoài vỏ càng cay trong lòng.” (Ca dao)

Cả hai nhà thơ cổ điển Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng đều có những sự tiếp thu nhất định đối với ảnh hƣởng của văn học dân gian. Mỗi vần thơ của họ vừa thấm đẫm âm hƣởng mộc mạc, gần gũi của tục ngữ, thành ngữ, ca dao, vừa có hơi hƣớng cá nhân, đầy sáng tạo. Có khi vay mƣợn hoàn toàn chất liệu dân gian, có khi chỉ mƣợn câu chữ để phân tách theo chủ đích, có khi lại chỉ cốt ghi lại cái ý của chất liệu vay mƣợn ấy, mỗi câu thơ, bài thơ của họ là một sáng tạo hết sức tinh tế và đặc biệt là mang đậm dấu ấn cá nhân. Mỗi con ngƣời là một cá thể khác biệt, bởi vậy trong cách vận dụng chất liệu dân gian, mỗi nhà thơ thể hiện một cách khác nhau, tạo nên những nét khác biệt độc đáo trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng.

3.2. Sự khác nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng

3.2.1. Hệ thống chủ đề khác biệt

Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão táp của lịch sử thế kỷ XV mà còn là ngƣời trực tiếp tham gia vào chính những biến động đó. Ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm. Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vốn sống đã ở độ chín, một suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời đầy phức tạp và một tình cảm nhân hậu đối với thiên nhiên và con ngƣời. Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi xoay quanh: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tấm lòng ƣu quốc ái dân sâu nặng, một trí tuệ uyên bác luôn tìm hiểu để nắm bắt những quy luật vận động của đời sống để tự răn mình và khuyên ngƣời, một tấm lòng rộng mở, luôn hƣớng về cuộc sống an nhàn ẩn dật nơi thôn dã.

Khác với Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hƣơng tƣơi trẻ, giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tƣợng đặc biệt độc đáo. Bà dũng cảm bênh vực cho quyền lợi của những ngƣời phụ nữ, công khai giải quyết những vấn đề của ngƣời phụ nữ, đồng thời công khai đề cập đến quyền lợi và hạnh phúc ái ân

chốn phòng the. Theo bà, sinh hoạt tình dục là một hiện tƣợng tự nhiên, bình thƣờng, tất yếu, một quy luật sinh tồn và phát triển của xã hội, vì vậy Xuân Hƣơng căm ghét và lên án tất cả những thế lực kìm hãm nó. Điều đó dƣờng nhƣ làm cho bà đi trƣớc thời đại, và đó cũng là lí do mà độc giả ngày nay cảm thấy Xuân Hƣơng thân thiết và gần gũi với họ. Còn giai cấp phong kiến thì trái lại, thấy “thi trung hữu quỷ” và coi bà nhƣ một kẻ nổi loạn. Những ý tƣởng mới lạ, táo bạo, bất ngờ của bà nhƣ cơn gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn dân chủ, song cũng là ngọn roi sắt quất thẳng vào chế độ phong kiến tàn bạo, góp phần làm rung chuyển tôn ti trật tự của nền chuyên chế thối nát ấy.

Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên giống nhƣ một ngƣời bạn thân thiết, gần gũi. Thiên nhiên trong thơ ông xuất hiện với tƣ cách “núi láng giềng, chim bầu bạn, mây khách khứa, nguyệt anh tam”. Dƣờng nhƣ giữa nhà thơ và thiên nhiên không còn khoảng cách:

Cởi tục trà thường pha nước tuyết Tìm thanh trong vắt tịn chè mai (Ngôn chí bài 1)

Hay cảnh thiên nhiên linh diệu:

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu (Ngôn chí bài 13)

Còn với Hồ Xuân Hƣơng, khi không truy tìm đƣợc vẻ đẹp trong thế giới con ngƣời (có chăng chỉ là vẻ đẹp hình thể trên cơ thể ngƣời phụ nữ), Hồ Xuân Hƣơng trở về với thiên nhiên. Nhƣng tƣơng xứng với xã hội trần tục đầy tấn bi hài kịch, những hình ảnh dị dạng, thì thiên nhiên trong thơ nữ sĩ cũng thô kệch, méo mó, kì dị đến hết mức:

Khen thay con tạo kheo khôn phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm Lườn đá cỏ leo, rờ rậm rạp

Lách khe nước rỉ, mó lam nham (Hang Thánh Hóa)

Hay:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Nứt ra một lõ hỏm hòm hom

(Động Hương Tích)

Theo lẽ thƣờng, thiên nhiên vẫn luôn đƣợc coi là vẻ đẹp nguyên sơ, thanh thoát vĩnh hằng. Con ngƣời vừa chiêm ngƣỡng vừa giao hòa với thiên nhiên, vừa tự chiêm nghiệm hòa giải trong ý tƣởng, vừa mong muốn chiếm hữu thiên nhiên bằng nghệ thuật. Nhƣ thế cái đẹp của thiên nhiên vừa có tính chất tự thân vừa bao hàm khả năng chuyển tải tâm trạng của chủ thể. Với Xuân Hƣơng, hình ảnh thiên nhiên không đƣợc vẽ theo những quy thức ƣớc lệ, chuẩn mực truyền thống mà đƣợc nhận diện ở thế cận cảnh, đƣợc đặc tả ở các chi tiết cụ thể:

Trời đất sinh ra đá một chòm Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn Luồng gió thông reo vỗ phập phòm Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm Con đường vô ngạn tối om om (Hang Cắc Cớ)

Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hƣơng còn có thái độ phê phán sâu cay những thói đạo đức giả của những “hiền nhân quân tử”, của những nhà “sƣ hổ mang” trong xã hội ô trọc đƣơng thời.

Trên cả hai phƣơng diện lịch sử tƣ tƣởng và lịch sử văn học, Xuân Hƣơng đã có những đóng góp rất quan trọng và loại biệt mà trƣớc đó và đƣơng thời không ai làm đƣợc. Vì thế, Xuân Hƣơng đã trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, một bậc kì nữ, kì tài.

Cách xây dựng hình tƣợng của Hồ Xuân Hƣơng đã khởi phát từ nhiều mẫu hiện thực đặc sắc của Việt Nam (quả mít, miếng trầu, bánh trôi, con ốc nhồi…). Nội dung thơ Hồ Xuân Hƣơng không khinh rẻ hệ thống đề tài thấp kém có nghĩa là tác giả đã đƣa vào thơ Việt Nam một hệ thống thẩm mỹ mà trƣớc đây còn xa lạ.

3.2.2. Đặc điểm thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương

Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chƣơng trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tƣợng trƣng ƣớc lệ. Tuy nhiên nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ trong thơ Nôm thƣờng có sức gợi tả mạnh và đặc biệt độc đáo. Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đƣa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

Khác với Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hƣơng không uyên bác, không sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tƣợng trƣng ƣớc lệ, thơ và đã thống nhất đến cao độ hai đặc trƣng: dân tộc và đại chúng. Trong thơ cổ điển của nƣớc ta nếu xét khía cạnh tính cách dân tộc thì có lẽ thơ Hồ Xuân Hƣơng “Thì treo giải nhất chị nhƣờng cho ai?” Xuân Hƣơng học thông chữ Hán nhƣng trong thơ mình bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời nhƣ

Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan… dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Xuân Hƣơng chỉ dùng tiếng Việt trƣớc sau nhƣ một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là bà nhất khoát thoát ly khỏi sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hƣơng là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho rằng tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn.

Bên cạnh đó, các tác phẩm của hai tác giả đều thấm đƣợm cảm hứng nhân đạo, tuy nhiên đối tƣợng mà các tác giả hƣớng tới cũng có sự khác biệt. Nói cách khác, cùng thể hiện tấm lòng nhân hậu, ƣu ái con ngƣời, nhƣng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau. Là một đại trƣợng phu ƣu thời mẫn thế, luôn theo đuổi lí tƣởng thân dân, ở Nguyễn Trãi, tấm lòng nhân đạo đã đƣợc nâng lên thành tƣ tƣởng nhân nghĩa. Với ông “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình Ngô đại cáo), ông yêu thƣơng dân nhƣ con, sống hòa mình cùng nhân dân. Đã có lúc đứng trên đỉnh cao danh vọng, ông vẫn luôn tâm niệm lấy dân làm gốc. Đặc biệt khi từ giã chốn quan trƣờng, trở về với làng quê, sống hòa mình cùng những ngƣời dân chất phác, Nguyễn Trãi thấu hiểu hơn ai hết cuộc sống của những con ngƣời bình dị ấy. Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương (Trang 70)