2.3.2.5 .Phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái
3.3. Giải thích nguyên nhân
3.3.1. Thời đại
Nguyễn Trãi sống trong thời kì xã hội phong kiến có nhiều biến động, cuộc đời ông chứng kiến nhiều biến cố lớn lao trong lịch sử, nhiều sự kiện có tính thời đại, bản thân ông cũng là một ngƣời có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nƣớc, là bậc khai quốc công thần. Thơ ông gắn nhiều với giang sơn xã tắc, chủ yếu là tỏ lòng, răn dạy… Nguyễn Trãi có tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới, bởi vậy tầm nhìn, tấm lòng của ông cũng rộng mở với đại chúng.
Cũng sống trong xã hội phong kiến, nhƣng đến thời Hồ Xuân Hƣơng chế độ ấy đã dần đi vào con đƣờng suy thoái, bắt đầu bộc lộ rõ nét những hạn
chế, những bất công, những thói hƣ tật xấu. Bản thân Hồ Xuân Hƣơng là một ngƣời phụ nữ đầy cá tính, nên cuộc đời bà gặp những bất công, ngang trái cũng là điều dễ hiểu. Bởi xã hội ấy không che chở cho ngƣời phụ nữ, lại càng không chấp nhận những ngƣời phụ nữ “nổi loạn” nhƣ Hồ Xuân Hƣơng.
3.3.2. Thời đại, gia đình và thân phận riêng, khác biệt
Nguyễn Trãi vốn sinh ra trong gia đình dòng dõi quan lại, từ nhỏ ông đã đƣợc dạy dỗ về trách nhiệm của ngƣời quân tử, ngƣời bề tôi trung quân ái quốc. Thơ ông không chỉ là ngôn chí, mà còn là những lời khuyên răn, vừa nhẹ nhàng, vừa thấm thía. Ông cũng trải qua nhiều thăng trầm, nhiều biến cố nên hơi thơ luôn thấm đẫm tâm trạng, khi thì nhẹ nhàng, thảnh thơi với cuộc sống ẩn dật, khi lại trĩu nặng lo âu tấm lòng trung hiếu....
Hồ Xuân Hƣơng là phận nhi nữ nhƣng có khí phách, tố chất của những trang nam tử. Cuộc đời riêng gặp nhiều cay đắng, bất hạnh, bà mƣợn lời thơ để thể hiện, khi là tiếng nói dịu dàng, khi là tiếng nói đầy kiêu hãnh, khi lại là tiếng lòng đầy trăn trở, âu lo, khi lại là những tiếng cƣời giễu nhại đầy sảng khoái...
3.3.3. Phong cách, giọng điệu thơ
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng. (Tố Hữu)
Lấp lánh rọi sáng nhƣ một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong trái tim “ƣu thời ái quốc” – thâm thuý, sắc bén, đầy biến hoá trong tài mƣu lƣợc chính trị – nhẹ nhàng mà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạc mình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi ngƣời dân Việt Nam, trong lịch sử dân tộc.
Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất mọi thời đại. Ông coi thơ là nơi gửi gắm, là miền đất mơ ƣớc mà ở đó tƣ tƣởng nhân nghĩa, yêu nƣớc, thƣơng dân thấm nhuần vào hành động, xuyên suốt, chủ đạo nhƣ nguồn năng lƣợng hội tụ phát sáng kì diệu.
Xuất hiện ở nửa cuối thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi đã trở thành một hiện tƣợng văn học kết tinh truyền thống văn học Lý –Trần, đồng thời mở đƣờng cho giai đoạn phát triển mới. Bao trùm trong thơ Nguyễn Trãi là nguồn cảm hứng yêu nƣớc và nhân đạo sâu sắc. Ông là một nhà văn chính luận xuất sắc, là nhà thơ có công khai sáng tiếng Việt, đem đến cho nền văn học thơ Đƣờng luật viết bằng chữ Nôm sáng tạo làm tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
Đã sáu trăm năm trôi qua,Nguyễn Trãi– ngƣời anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà tƣ tƣởng chính trị lớn vẫn sống mãi trong lòng dân tộc và thế hệ con cháu. Ta tự hào vì dân tộc ta có một nhân cách lớn nhƣ Nguyễn Trãi. Cuộc đời, sự nghiệp ấy sẽ mãi mãi là tấm gƣơng soi đƣờng, chỉ lối cho những bƣớc ta đi để xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Thời gian sẽ không làm phai mờ đi chân dung danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi. Ta vẫn thấy ông ung dung thanh cao sống giữa cõi đời thanh bình ấy:
Đạp sóng mây, ôm bó củi Ngồi bên suối, gác cần câu. (Trần tình bài 5)
Còn với Hồ Xuân Hƣơng – một ngƣời phụ nữ kỳ sắc kỳ tài thì giọng điệu thơ Nôm truyền tụng của bà lại khác hẳn.
Hồ Xuân Hƣơng là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, điều này không ai có thể phủ nhận nhƣng yếu tố trào phúng và trữ tình không hề đối lập mà trái
lại thống nhất chặt chẽ với nhau. Chính yếu tố trữ tình đã khiến cho yếu tố trào phúng thêm thâm thúy, chua xót. Bức tranh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hƣơng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện nghệ thuật của mình. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của bà, cảnh thiên nhiên nhà thơ yêu mến là những cảnh bình thƣờng, hết sức quen thuộc: có cây, có lá, có gió, có âm thanh, có màu sắc…
Có thể nhận thấy rằng trên thế giới những nhà thơ thiên tài trữ tình không nhiều và càng hiếm hoi khi nhìn sang lĩnh vực thơ trào phúng, nhất là đối với phụ nữ. Nhƣng ở Việt Nam ta lại có một thiên tài trào phúng và lại là nữ. Ở Hồ Xuân Hƣơng không phải chỉ có tiếng cƣời, lời chế giễu... mà trên cái nền ấy là tiếng kêu than uất ức, thậm chí có cả nƣớc mắt mà nhà thơ cố kìm nén, nuốt lặng vào tim. Cuộc đời Hồ Xuân Hƣơng và thơ bà là một hiện tƣợng hết sức phức tạp, nhiều điều còn chƣa rõ ràng nhƣng dù sao với những tài liệu mà hiện chúng ta đang có thì con ngƣời và thơ Hồ Xuân Hƣơng là một niềm tự hào trong văn học Việt Nam – một nữ thi sĩ đầy bản lĩnh và tài hoa.
Xuân Hƣơng có tài khai thác vốn ngôn ngữ súc tích, cô đọng của ca dao tục ngữ làm cho nó có sức tác động mạnh. Kế thừa lối thơ truyền thống, Hồ Xuân Hƣơng quả đã sử dụng tiếng Nôm một cách quá tài tình và sáng tạo thơ Đƣờng luật với một nghệ thuật hết sức độc đáo. Chính việc vận dụng ngôn ngữ dân gian và nâng lên một tầm cao, Hồ Xuân Hƣơng đã khẳng định đƣợc tài năng vƣợt trội, vừa thể hiện thành công ngòi bút trào phúng vừa thể hiện bản lĩnh thơ Nôm của mình.
3.4. Tiểu kết
Xuân Diệu đã tôn vinh Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng là những nhà thơ cổ điển Việt Nam. Bởi văn chƣơng của họ đã trở thành mẫu mực trong dòng chảy của văn học dân tộc. Xuất phát từ những cuộc đời nhiểu oan khiên, bất
hạnh, họ đến với văn chƣơng, với ngôn ngữ dân tộc không chỉ để thể hiện tài năng, mà còn để giãi bày tâm sự. Đặc biệt, cả hai nhà thơ đều thấu hiểu đƣợc vai trò khơi nguồn sáng tạo của thơ ca dân gian, họ đã tiếp thu dân gian, và sáng tạo trên nền dân gian. Những yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian đi vào trong thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng tự nhiên, mộc mạc. Đọc những câu thơ ấy, đọc giả bắt gặp hơi thở gần gũi của dân gian, nhƣng đồng thời cũng nhận ra gƣơng mặt riêng của mỗi tác giả. Bởi mỗi con ngƣời là một cá thể không lặp lại. Nguyễn Trãi sáng tác nhiều, nên thơ ông cũng có nhiều bài mang âm hƣởng dân gian. Hồ Xuân Hƣơng sáng tác không nhiều, nhƣng trong thơ bà yếu tố dân gian lại xuất hiện đậm đặc. Đặc biệt, trong khi Nguyễn Trãi thƣờng sử dụng nhiều những câu thành ngữ, tục ngữ nói về nhân tình thế thái, hay những câu răn dạy thì Hồ Xuân Hƣơng lại chuộng dùng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sắc thái trào phúng, hay nói về sự trái khoáy. Điều đó cũng thể hiện một hồn thơ Nguyễn Trãi thâm trầm, đầy trải nghiệm, khác hẳn với một hồn thơ Xuân Hƣơng tƣơi trẻ, táo bạo. Sự khác biệt ấy có thể lí giải bằng nhiều nguồn, từ thời đại, gia đình, tới cá nhân mỗi nhà thơ. Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng có vai trò của những nhà thơ đi tiên phong và thành công rực rỡ trong việc tiếp thu suối nguồn ngọt ngào của văn học dân gian để sáng tạo nên những tinh hoa của văn học trung đại.
KẾT LUẬN
Nhƣ chúng ta đã biết, văn học dân gian luôn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của văn học viết. Nó là một phần văn hoá phi vật thể của dân tộc. Các nhà thơ trƣớc Nguyễn Trãi nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Nhữ Bật… đã khơi dòng văn học dân tộc chảy suốt. Tới Nguyễn Trãi thì dòng văn học ấy đƣợc mở rộng và “cuộn cuộn nƣớc triều đông”. Những tác giả cùng thời và sau ông vẫn tiếp tục dẫn dòng tới muôn nơi trên khắp miền đất nƣớc, nhƣ: Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Nghiễm, Triệu Thái Trình, Trần Mật Liêu… Vƣờn hoa văn chƣơng chữ Nôm cứ thế thắm sắc, ngát hƣơng. Với Nguyễn Trãi, văn chƣơng là cuộc đời gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế. Văn chƣơng của ông khi còn ẩn náu thì đủ để nuôi chí mình, khi đã hiển đạt thì đủ để đem dùng cho đời, khi còn giấu kín mình thì có thể khuây khoả cho bản thân, lúc ra làm nghiệp đời có thể thành đƣợc nghiệp lớn.
Qua khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập ta thấy những bài đƣợc Nguyễn Trãi vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao để sáng tạo là 151 bài thơ chiếm tỉ lệ 59,45%. Những bài thơ ấy cùng với Ức Trai thi tập và Bình Ngô đại cáo luôn chứa chan lý tƣởng nhân nghĩa cao đẹp, một tấm lòng vì nƣớc vì dân cuồn cuộn nhƣ nƣớc triều đông. Những câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi có khi trần trụi, sần sùi nhƣ quặng quý còn vùi trong đất cát, có khi long lanh nhƣ ngọc bích đã qua tay ngƣời thợ kim hoàn chế tác. Nó mang vẻ đẹp của thơ Đƣờng, thơ Tống đã đƣợc sáng tạo bằng ngôn ngữ nƣớc nhà. Quốc âm thi tập đã góp phần quan trọng tạo nên phong cách văn chƣơng của Nguyễn Trãi: dân tộc, dân gian và trí tuệ.
Đánh giá một cách khái quát về sự thành công trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhà văn Nguyễn Năng Tĩnh trong lời tựa Ức Trai di tập có viết:
“Văn chƣơng của tiên sinh tinh vi, thâm thúy, rộng rãi, chính đáng, cứng rắn… Tiên sinh vốn không có ý đúc chuốt văn chƣơng nhƣng một khi lời nói thổ lộ đều sáng sủa, đẹp đẽ, mạnh mẽ, dồi dào, không có cái gì có thể che lấp đƣợc” [30, 341]
Với những đóng góp về văn chƣơng và quân sự của ông cho dân tộc, năm 1980, UNESCO (Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc) đã công nhận ông là Danh nhân văn hoá. Sự nghiệp kinh bang tế thế và sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Trãi tuy hai mà một, vằng vặc nhƣ sao Khuê. Suốt đời ông ôm một hoài bão lớn vì dân, vì nƣớc đậm tính nhân văn. Đúng nhƣ lời ngợi ca của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: “Nguyễn Trãi, ngƣời anh hùng dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị, chính trị cứu nƣớc, cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu”. Võ là quân sự: chiến lƣợc và chiến thuật “yếu đánh mạnh”, “ít địch nhiều”, “thắng hung tàn bằng đại nghĩa”. Văn và võ đều là vũ khí, mạnh nhƣ vũ bão, sắc nhƣ gƣơm dao” [31, 677].
Tóm lại, Nguyễn Trãi là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục những ảnh hƣởng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hƣớng ngày càng dân tộc hóa và đại chúng hóa. Nguyễn Trãi thật xứng đáng đƣợc xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV: vị trí khai sáng. Nguyễn Trãi đã khai sáng ra thơ ca tiếng Việt cổ điển, làm cho tiếng Việt thơ ca ngày càng giàu có, tƣơi đẹp và mới mẻ.
Một tục ngữ phƣơng Tây nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng nhƣng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Hồ Xuân Hƣơng về ý thức dùng ngôn ngữ – tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn học. Cũng nhƣ Nguyễn
Trãi, từ những thành tựu của văn học dân gian, Hồ Xuân Hƣơng đã góp phần làm trong sáng vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình.
Mặc dù có những quan điểm đánh giá Hồ Xuân Hƣơng hết sức khác nhau, chẳng hạn cho rằng, ở bà “thi trung hữu quỷ”, thơ bà tục tĩu hoặc Xuân Hƣơng “bà chúa thơ Nôm”,… nhƣng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất một quan điểm là thơ Hồ Xuân Hƣơng đậm đà sắc thái dân gian. Hồ Xuân Hƣơng nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian. Xuân Hƣơng tiếp thụ văn học dân gian mà không lặp lại dân gian, bà đã tiếp thụ cái hay, cái đẹp, cái đúng, còn cái gì chƣa đúng thì bà uốn nắn.
Trong quá trình tích lũy, văn học viết tuyệt nhiên không vĩnh viễn đứng ở vị trí học trò trong quan hệ với folkore. Vay mƣợn folkore những phƣơng tiện diễn tả này hay khác, văn học viết không chỉ chuyển ngay chúng vào bình diện sáng tác cá nhân, mà còn bằng chính cách đó sáng tạo một truyền thống đích thực văn học. Điều này cũng đúng với Hồ Xuân Hƣơng, bà xuất phát từ cội nguồn và khi đã tạo nên cho mình một truyền thống riêng trong dòng văn học viết, Hồ Xuân Hƣơng không hề phủ định dân gian, cũng không lặp lại dân gian, mà chỉ góp phần làm cho kho tàng dân gian ngày càng phong phú. Số phận tác phẩm văn học viết chân chính vẫn song song tồn tại với các tác phẩm dân gian, nó có những cái mới do thời đại đem lại, đồng thời có những cái độc đáo do cá tính và tài năng nhà văn sáng tạo nên. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hƣơng với văn học dân gian ta càng hiểu thêm thơ Hồ Xuân Hƣơng và học đƣợc nhiều kinh nghiệm tiếp thụ văn học dân gian ở bà.
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, cao dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng của chúng tôi chỉ là một trong rất nhiều công trình đi theo hƣớng khám phá sự kế thừa cội nguồn văn học dân gian để tạo nên những tinh hoa văn học viết. Tuy nhiên đề tài
mới chỉ dừng lại ở việc khám phá sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng. Vẫn còn có rất nhiều tác giả tiêu biểu đã tiếp thu có chọn lọc và đầy sáng tạo những ngôn từ của dân gian. Thiết nghĩ đó cũng là vấn đề để ngỏ cho những công trình nghiên cứu khác về về văn học dân gian, văn học trung đại và cả hiện đại. Dù sao với khả năng và sự cố gắng, chúng tôi không chỉ mong muốn luận văn sẽ đem lại những thông tin khoa học cụ thể, thú vị về thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng, từ đó có thể thấy đƣợc tầm ảnh hƣởng của dân gian đối với các nhà thơ cũng nhƣ sự sáng tạo của họ, mà còn hi vọng đây sẽ là một tƣ liệu cần thiết, làm tiền đề cho những nghiên cứu khác. Trong điều kiện thiếu hụt về số liệu khoa học trong văn học dân gian cũng nhƣ văn học nói chung, thiết nghĩ đây là một công trình có ý nghĩa thiết thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo:
1. Nhan Bảo (2000), Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương: Một số dị bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới tìm thấy, Nxb Khoa học xã hội
2. Nguyễn Lƣơng Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân
3. Bùi Hạnh Cẩn (1995), Hồ Xuân Hương: Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa thông tin
4. Xuân Diê ̣u (2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh niên
5. Xuân Diệu(1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học
6. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1997), Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá.
7. Hoàng Xuân Hãn (1999), Thiên tình sử Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học 8. Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dƣơng (2007), Nguyễn Trãi - cuộc đời và tác