Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container vận tải biển của công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh (Trang 25 - 29)

3.3.1 Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải

Nếu phân loại theo phương thức vận tải thì hiện nay có 6 loại phương thức giao nhận: đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, đường ống và giao nhận đa phương thức. Trong số 6 phương thức vận tải nói trên thì cơng ty KMG chủ yếu tập trung vào giao nhận bằng ba phương thức đường biển, đường hàng khơng và đường bộ, đó cũng là ba phương thức vận tải chủ yếu ở nước ta trong điều kiện tự nhiên hiện nay của nước Việt Nam. Trong ba loại phương thức vận tải của cơng ty thì phương thức giao nhận bằng đường biển chiếm tỷ trọng và khối lượng vận chuyển là lớn nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa lý của nước ta, nằm trên tuyến đường vận tải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho giao nhận bằng đường biển.

Bảng 3.3 Kết quả giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải Tiêu chí 2011 2012 2013 Khối lượng (lô hàng) Thay đổi (%) Khối lượng (lô hàng) Thay đổi (%) Khối lượng (lô hàng) Thay đổi (%) Đường biển 42.430 22,3 7 64.527 34,0 2 82.685 43,6 0 Đường hàng không 15.854 18,0 6 26.536 30,2 3 45.385 51,7 0 Đường 47.819 25,6 62.476 33,5 76.135 40,8

bộ 5 1 3 Tổng cộng 106.10 3 153.53 9 204.20 5 (Nguồn: Phòng kế tốn- Cơng ty KMG) * Phương thức hoạt động giao nhận bằng đường biển

Qua Bảng 3.3 ta thấy, năm 2011 vận chuyển được khoảng 106.103 lơ hàng thì trong đó lơ hàng vận chuyển bằng đường biển là 42.430 lô. Sang đến năm 2012 lên khoảng 153.539 lô tăng hơn 47.436 so với năm 2011 và đến năm 2013 tăng vượt hẳn lên 204.205 lô so với năm 2011. Sự biến đổi giữa các lô hàng vận chuyển trong ba năm gần đây cho thấy, tốc độ vận chuyển của đường biển tăng lên nhanh chóng, và chiếm đa số trong khối lượng vận chuyển trên ba phương tiện vận tải chính. Tỷ trọng phần trăm thay đổi trong 3 năm của giao nhận hàng hóa đường biển có sự thay đổi rõ rệt, tăng mạnh giữa năm 2012 và 2013 (từ 31,70 % lên đến 46,44 %) tăng khoảng 15 %/năm.

Sở dĩ, việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hoạt động khác vì cơng ty là trụ sở của việc gom hàng lẻ. So với các doanh nghiệp khác trong nước, hiện nay cơng ty có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động giao nhận bằng đường biển. Ở cảng Hải Phịng, KMG có th 2 kho là Việt Phách với diện tích 3.498 m2 và kho Nam Phát diện tích 2.565 m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao và được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hóa, phục vụ trong cho quá trình gom hàng và khai thác hàng.

Ngồi ra, ở Hà Nội cũng có hai kho nhỏ ở Minh Khai và cảng Phà Đen( đường Bạch Đằng– Chi cục Hải Quan Gia Cơng) dùng để lưu trữ hàng hóa trong những trường hợp cần thiết.

* Phương thức hoạt động giao nhận bằng đường hàng không

Hoạt động giao nhận bằng đường không tuy khơng phải là một con số to lớn nhưng có đóng góp đáng kể vào doanh thu hàng năm của cơng ty. Do tính chất đặc thù của việc giao nhận này là hàng hóa vận chuyển thường nhỏ, khối lượng ít, giả cả cao nên chỉ có một lượng hàng hóa nhỏ cho việc luân chuyển dịch vụ bằng đường hàng khơng. Hàng năm chỉ có vận chuyển khoảng trung bình 3.500 lơ hàng mỗi năm đến năm 2013 do hoạt động

XNK phát triển làm khối lượng vận chuyển bằng đường hàng không cũng tăng lên đáng kể khoảng 1.500 lô hàng.

Mặc dù hàng năm vận tải đường hàng không chỉ vận chuyển được một số lượng hàng khiêm tốn nhưng so sánh tổng thể giữa doanh thu thu được từ đường hàng không lại quả là một con số không nhỏ. Theo báo cáo mới nhất của cơng ty tính đến hết năm 2013 thì doanh thu giữa giao nhận đường hàng không chiếm khoảng 22,22% so với tổng doanh thu của ba phương thức giao nhận trên, trong đó đường biển chiếm khoảng 40,49%. So với một số công ty giao nhận lâu năm khác như Đơng Nam Logistics, Safi, Indotrans, Maxpeed… thì khối lượng giao nhận KMG vượt trội hơn hẳn. Nhìn vào bảng trên, khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường khơng là một con số nhỏ, bởi vì cũng do việc chuyên chở bằng đường hàng không của Việt Nam chưa thật sự phát triển và gần như Việt Nam cũng chưa có nhiều điều kiện để phát triển loại hình dịch vụ giao nhận này.

* Phương thức hoạt động giao nhận bằng đường bộ

Hoạt động giao nhận bằng đường bộ luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất so với hai hoạt động kia. Điều này là một điều tất nhiên bởi vì hai hoạt động kia phải có sự kết hợp với vận tải đường bộ. Hàng năm, số lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng khơng. Có một phần nhỏ là giao nhận nội địa, tức là có nhiều doanh nghiệp chỉ làm thủ tục XNK nội địa với nhau nên thông thường là đơn giản trong việc giao nhận. Việc đầu tư cho hệ thống vận tải đường bộ cũng mất khá nhiều vốn vì cần phải đầu tư xe trọng tải lớn để có thể chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn. Hơn nữa, cũng phải bố trí và sắp xếp để cùng một chuyến đi mà chở lượng tối đa lượng hàng hóa. Nói chung, hoạt động vận tải đường bộ là hoạt động đơn giản và dễ dàng, chỉ cần đầu tư về cơ sở hạ tầng là có thể nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, sự đầu tư đối với KMG thì cũng cần có cân nhắc, bởi KMG vẫn chỉ là doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều khách hàng nội địa, hàng hóa chủ yếu là các đại lý bên nước ngoài gửi về, nên khi mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đường bộ cần tính tốn đến khả năng sinh lời của hoạt động hơn là tiềm lực vật chất.

Từ Bảng 3.3 có thể thấy, khối lượng vận tải tương đương khối lượng của phương thức vận tải biển. Dù bất cứ chuyên chở bằng phương tiện gì, thì cũng phải sử dụng

vận tải bằng đường bộ thì hàng hóa mới có thể về đến kho khách hàng được. Hàng năm, khối lượng vận chuyển bằng đường hàng khơng và đường biển có tăng thì đường bộ cũng se tăng theo. Tuy nhiên, con số vận tải hàng năm có sự tăng nhanh và thay đổi rõ rệt. Năm 2011 mới chỉ là hơn 47 nghìn lơ hàng mà đến năm 2012 đã lên tới hơn 62 nghìn lơ hàng và đến năm 2013 tăng vượt bậc lên hẳn là hơn 76 nghìn lơ hàng, đủ có thể cho thấy KMG đã đầu tư vào cơ sở vật chất cho sự chuyên chở hàng hóa tốt và chất lượng như thế nào.

3.3.2 Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế theo khách hàng

Công ty KMG mới chỉ hoạt động và phát triển gần 7 năm nhưng đã xây dựng được hệ thống khách hàng khá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giao nhận vận tải, thường cạnh tranh với nhau về giá cả, do đó cần phải xây dựng chiến lược nhằm giữ gìn những khách hàng trung thành đồng thời khai thác những khách hàng tiềm năng. Bởi khách hàng là nhân tố quan trọng nhất của cơng ty và đây cũng là quan niệm của tồn bộ các doanh nghiệp kinh doanh. Tất cả mọi hoạt động, mọi định hướng, mọi kế hoạch đều chỉ nhằm mục đích gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của cơng ty. Đề tìm kiếm những khách hàng sử dụng dịch vụ của cơng ty, KMG cũng đã chia thành nhóm khách hàng nhằm đưa ra hoạt động marketing cho phù hợp.

Nhóm thứ nhất: Những khách hàng quen thuộc, trung thành với dịch vụ của cơng ty.

Trong nhóm này thì chiếm đến 23,8% (2010) trong tổng số. Các khách hàng này thường là các công ty lớn như: Canon, Tabuchi, Panasonics, Kinyosha, …đã sử dụng dịch vụ ngay từ KMG thành lập đến nay. Những khách hàng này có đặc điểm chung đều là các cơng ty Nhật Bản, họ có cách thức làm việc gia đình và theo nhóm, khi đã sử dụng dịch vụ ở công ty logistics nào cảm thấy an tâm và tin tưởng thì họ se có những hợp đồng dài hạn.

Nhóm thứ hai: Những khách hàng mới đang sử dụng của công ty nhưng họ cũng sử

dụng một vài dịch vụ của cơng ty khác. Tức là trong mỗi quy trình làm hàng bao gồm nhiều khâu, nhiều cơng việc, mỗi một công ty forwarder chỉ thực hiện một phần công việc trong tổng thể hoạt động. Khách hàng trong nhóm này thường sử dụng dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển nội địa của KMG, vì KMG có đội ngũ làm thụ tục thơng quan khá chun nghiệp và nhanh chóng nên tỷ trọng khách

hàng sử dụng dịch vụ này khoảng 57,2%, khá lớn so với tổng số nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Nhóm thứ ba: Những khách hàng tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ của công ty. Đây

là những khách hàng mà công ty đang hướng tới trong chiến lược dài hạn của công ty. Những khách hàng này nằm ở các KCN như Tiên Sơn, Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Cẩm Giàng (Hải Dương), KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc) có khối lượng vận chuyển lớn, thường là doanh nghiệp chế xuất, việc giao nhận hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng. Mặc dù, cơng ty đã có những khách hàng quen thuộc ở KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài, nhưng số lượng vẫn quá ít ỏi so với sự phát triển và đầu tư của các công ty nước ngồi ở Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều các KCN mọc lên ở các tỉnh thành Việt Nam, do đó, việc dành thị phần ở mảng khách hàng này se ở trong tương lai không xa.

3.4 Phân tích thực trạng của quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằngcontainer vận tải biển của công ty container vận tải biển của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container vận tải biển của công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w