- Hoàn thiện các văn bản pháp lý
Như chúng ta đã biết, một trong những giải pháp vĩ mô để thúc đẩy việc phát triển đội tàu biển là bổ sung và hoàn thiện Bộ luật hàng hải của Việt Nam, ngoài ra cần
phải xem xét sự phù hợp của Bộ luật với các Bộ luật dân sự , Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động để tránh các mâu thuẫn, chồng chéo. Chính vì vậy việc hồn thiện, việc phối hợp đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết, nó góp phần phục vụ đáng kể cho sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Mặt khác để bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật chúng ta cần tham khảo hệ thống Luật hàng hải quốc tế như: Các công ước quốc tế về hàng hải, các Hiệp định
“về hàng hải… bởi vì dù muốn hay khơng, ngành vận tải đường biển của Việt Nam
mà đặc biệt là đội tàu biển do phải vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nên phải giao lưu quốc tế, phải hiểu Luật quốc tế để thực hiện quá trình kinh doanh vận tải biển.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hệ thống hóa quy trình vận chuyển hàng hóa các hệ thống Luật về hàng hải bao gồm Luật của Việt Nam và Luật nước ngoài, các tập quán quốc tế, tập quán riêng của từng cảng, thông lệ quốc tế, luật riêng của các quốc gia mà tàu chuyên chở hàng hóa để các doanh nghiệp vận tải, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam hiểu và nắm vững để vận dụng.
- Xây dựng các công ty vận tải biển theo hướng công ty cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải biển là hướng chúng ta cần vươn tới vì đây là phương thức huy động vốn có hiệu quả đặc biệt trong hồn cảnh thị trường chứng khốn của ta đã ra đời và đi vào hoạt động. Mặt khác cổ phần hóa doanh nghiệp là chủ trương được Chính phủ đưa ra và đây cũng là biện pháp làm thay đổi về chất lượng công tác quản lý trong doanh nghiệp bởi:
Tạo ra sự thống nhất giữa người quản lý sử dụng và chủ sở hữu tài sản là đòn bẩy nâng cao sản xuất doanh nghiệp.
Tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vận tải trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả như hiện nay.
Tạo tính độc lập tương đối cho các doanh nghiệp hoạt động của mình, tạo ra khơng khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Mặc dù cảng biển nước ta đã có thêm cầu bến mới với trang thiết bị hiện đại, song thực sự lại chưa có cảng container chuyên dụng nào theo đúng nghĩa (Cảng Tuân Thuận có bãi nhà ga container: 16000 m2, cảng Hải Phịng có diện tích xếp dỡ container 19000 m2…). Vì vậy, Nhà nước nên có kế hoạch xây dựng một cảng chuyên dụng container phục vụ cho quá trình vận tải hàng xuất nhập khẩu tại cảng một cách dễ dàng.