Việt Nam, không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn, chi phối ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hệ thống chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của việt nam giai đoạn 1990 2015 (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 : SƠ LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG,TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1.3. Đặc điểm tín ngƣỡng,tôn giáo ở Việt Nam

1.3.3. Việt Nam, không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn, chi phối ý thức

thức hệ mang tính lâu dài

Khác với một số nƣớc phƣơng Tây, ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vai trò thống trị suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mà vị trí, vai trò của từng tôn giáo gắn liền với sự hƣng thịnh, suy tàn của các triều đại phong kiến. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, sự du nhập của Phật giáo vào vùng kinh đô Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay), đã nhanh chóng hòa nhập với tín ngƣỡng và văn hóa bản địa, trở thành một bộ phận trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt cổ. Ở miền Nam, Phật giáo Nam Tông đã bắt đầu hình thành và phát triển ở thời kỳ Vƣơng quốc Phù Nam (thế kỷ I – VII), tiếp sau đó ảnh hƣởng sâu đậm trong cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ vào thế kỷ XIII và XIV. Vào đầu thế kỷ X, Nho giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam qua sự ảnh hƣởng của văn hóa Trung

Hoa. Phật giáo phục hƣng và trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống của triều đại Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV) và chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tâm linh của ngƣời dân thời kỳ này. Tuy nhiên, kể từ thời Hậu Lê (thế kỷ VI) trở đi, Nho giáo đã trở thành hệ tƣ tƣởng chính trị - đạo đức chính thống và là một trong những tôn giáo chính trong xã hội phong kiến Việt Nam. Theo những bƣớc chân của các giáo sĩ truyền giáo Tây Âu, Công giáo đã đƣợc đƣa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và sau đó phát triển mạnh ở triều Nguyễn và thời Pháp thuộc. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đạo Tin Lành bắt đầu du nhập vào Việt Nam do các nhà truyền giáo đến từ Bắc Mỹ. Trong nửa đầu và cuối thế kỷ XX là sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo bản địa, đáng lƣu ý nhất là Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hệ thống chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của việt nam giai đoạn 1990 2015 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)