CHƢƠNG 1 : SƠ LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG,TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1.3. Đặc điểm tín ngƣỡng,tôn giáo ở Việt Nam
1.3.4. Trong tín ngƣỡng,tôn giáo ở Việt Nam khó phân biệt đƣợc cái thiêng
thiêng và cái tục
Trong nhận thức của ngƣời Việt Nam, dƣờng nhƣ không có ranh giới giữa hai thế giới hƣ và thực. Một gia đình bao gồm những ngƣời đang sống và những ngƣời đã khuất. Một dòng họ bao gồm cả ngƣời sống lẫn ngƣời đã chết. Cả làng cùng thờ cúng một vị thần thành hoàng, sinh sống bên cạnh bãi tha ma của làng. Khác với phƣơng Tây, ngƣời Việt không chỉ tƣởng niệm mà còn cầu xin, không chỉ kính trọng mà còn sinh hoạt ăn, uống cùng ngƣời đã khuất. Sở dĩ ngƣời Việt cảm thấy gần gũi, không xa cách đối với đối tƣợng mình thờ cúng, là vì họ tin tƣởng đó là ngƣời bảo vệ và mang phúc cho mình. Thần, thánh của các tôn giáo, tổ tiên cùng huyết thống là những ngƣời dẫn đƣờng, nêu gƣơng để bản thân mỗi ngƣời Việt noi theo, nhằm giữ gìn đạo làm ngƣời. Ngƣời Việt tin rằng thần, thánh có sức mạnh hơn con ngƣời, vì thế con ngƣời phải nƣơng tựa, phải cầu xin thần, thánh để đƣợc giúp đỡ khi khó khăn.
Ở Việt Nam, tín ngƣỡng, tôn giáo cũng đồng thời là một lối sống, một thế ứng xử của cuộc đời. Cuộc đời con ngƣời không chỉ dừng lại ở cõi trần, mà bắt nguồn từ cõi hƣ vô, cho đến khi có mặt trong cộng đồng và kéo dài đến cả sau khi khuất núi. Trong ý thức của ngƣời Việt Nam, dƣờng nhƣ hiện tại chỉ là một khâu nối giữa quá khứ và tƣơng lai. Có thể nói, tín ngƣỡng, tôn giáo Việt Nam vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính đạo đức. Với tầng lớp có quyền thế, tôn giáo nhằm củng cố vƣơng quyền, suy tôn vua là con Trời, thay Trời hành đạo, là cha mẹ của nhân dân. Với ngƣời dân, tôn giáo là phƣơng thức điều chỉnh hành vi sao cho phải đạo, hợp lẽ Trời, góp phần thỏa mãn những nhu cầu trần tục.