Tín ngƣỡng,tôn giáo Việt Nam góp phần thần thánh hóa những ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hệ thống chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của việt nam giai đoạn 1990 2015 (Trang 27 - 85)

CHƢƠNG 1 : SƠ LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG,TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1.3. Đặc điểm tín ngƣỡng,tôn giáo ở Việt Nam

1.3.5. Tín ngƣỡng,tôn giáo Việt Nam góp phần thần thánh hóa những ngƣờ

ngƣời có công với gia đình, làng nƣớc

Xuất phát từ một nƣớc có truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu đời, với bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm, Việt Nam có rất nhiều những anh hùng dân tộc, có công với dân, với nƣớc, nhƣ:Vua Hùng, Ngô Quyền, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Hai Bà Trƣng, Bà Triệu, Nguyên phi Ỷ Lan… . Ngoài đặc điểm chung của xã hội phƣơng Đông đó là thƣờng suy tôn cá nhân thành ngƣời đại diện tối cao của cả cộng đồng, quốc gia; ngƣời Việt còn có đức tính yêu nƣớc , trọng tình nghĩa, uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây; nên tín ngƣỡng, tôn giáo Việt Nam cũng thấm đẫm những tinh thần quý báu ấy. Những ngƣời có công với gia đình, làng xóm, đất nƣớc đều đƣợc ngƣời Việt tôn vinh, sùng kính và thần thánh hóa để cầu khẩn sự phù hộ và tìm sự che chở cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Truyền thống này của ngƣời Việt, đƣợc thể hiện thông qua tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc và tín ngƣỡng thờ Thành hoàng; đƣợc ghi nhận rõ nét qua hình ảnh bàn thờ gia tiên,

hệ thống đình, đền, miếu, lăng, phủ… ở Việt Nam. Những tín ngƣỡng này đáp ứng cả nhu cầu tâm linh lẫn đời sống tinh thần của nhân dân, không những truyền tải những giá trị văn hóa của cƣ dân nông nghiệp ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nƣớc.

1.3.6. Trong tín ngƣỡng, tôn giáo Việt Nam, vai trò của ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện rõ rệt

Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia khác ở Châu Á chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo Trung hoa. Nho giáo đề cao vai trò ngƣời đàn ông. Do đó, ở nhiều nƣớc, phụ nữ bị đẩy ra khỏi chính quyền, ra khỏi văn học chính thống, và một phần ra khỏi vai trò chỉ đạo trong việc thờ cúng tổ tiên… Phụ nữ chỉ chủ tế việc thờ cúng khi không có đàn ông, con trai.Tuy nhiên, một điều đặc biệt là, ở Việt Nam, nữ giới không bị xem thƣờng nhƣ ở nhiều nƣớc khác, thậm chí họ còn đƣợc tôn trọng trong gia đình, ngoài xã hội. Sự tôn trọng dành cho nữ giới còn đƣợc ngƣời dân Việt Nam đƣa vào cả trong đời sống tâm linh của họ.Có thể thấy,trong hệ thống tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân Việt Nam nữ giới là đối tƣợng đƣợc tôn thờ và làm chủ thế giới siêu nhiên.

Ở Việt Nam, mặc dù mẫu quyền đã đƣợc thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhƣng chế độ mẫu quyền vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, ngƣời phụ nữ có vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội, không phải chỉ vì họ phải gánh vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phƣơng, mà là vì có những ngƣời phụ nữ đã trực tiếp xông pha nơi trận mạc. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận, bên cạnh những vị tƣớng là nam giới, nhƣ: Ngô Quyền, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ; còn có những vị tƣớng là nữ giới, nhƣ: Hai Bà Trƣng, Bà Triệu…

Ngƣời Việt Nam rất coi trọng ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ, điều này thấm nhuần cả vào tín ngƣỡng của họ. Khi các tôn giáo lớn du nhập vào, tình cảm đó vẫn không mất đi, nó tiếp tục ảnh hƣởng tới các tôn giáo này. Ngƣợc lại, các tôn giáo muốn ăn sâu bám rễ ở mảnh đất vốn đã có bề dày văn hóa, buộc phải tiếp thu và dung hòa với một số yếu tố của văn hóa bản địa nhƣ thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, trong đó có cả việc tôn thờ các yếu tố nữ.Các tôn giáo từ Thiên Chúa giáo đến Khổng giáo và đặc biệt là Hồi giáo vốn coi thƣờng ngƣời phụ nữ nhƣng khi du nhập vào Việt Nam đã phải thay đổi ít nhiều cho phù hợp với vai trò của ngƣời phụ nữ và sự nhìn nhận đánh giá của xã hội đối với họ.Dƣới con mắt của một số tín đồ Công giáo và Phật giáo thì Đức mẹ Maria và Phật Bà Quan Âm còn gần gũi, thân thiết và quan trọng hơn cả Đức Chúa Giê-su và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni [29, tr.79].

Truyền thống tôn trọng nữ giới của ngƣời Việt đƣợc thể hiện thông qua tín ngƣỡng thờ Mẫu. Theo quan niệm của ngƣời Việt, trời là Cha, đất là Mẹ - Mẫu. Con ngƣời lớn lên từ đất, chết trở về với đất; con ngƣời có của ăn của để… đều nhờ vào đất. Đất nuôi sống con ngƣời. Đất là Mẹ. Thờ Mẫu thể hiện triết lý tôn thờ ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ; là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.Những nơi nhƣ đền, miếu, phủ… trở thành nơi thờ cúng những bậc thần thánh thuộc giới nữ. Thần thánh mang dạng nữ ở Việt Nam khá phổ biến, rất đa dạng và phong phú. Điều đó phản ánh nhiều vai trò của ngƣời phụ nữ ở thế giới hiện hữu.Từ Bắc tới Nam ở Việt Nam, đâu đâu cũng có nơi thờ Nữ thần: Phật bà, Thánh Mẫu…Đền thờ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), bà chúa Liễu ở phủ Tây hồ (Hà Nội), bà Chúa Đen(Tây Ninh), bà Chúa Xứ (An Giang) là những nơi thu hút nhiều ngƣời không phải chỉ có giới nữ. Nhiều nơi nhƣ đình chùa, miếu, điện, thánh thất, nhà thờ là nơi chốn hƣơng hoa, oản quả nhằm thờ phụng những bậc thánh thần, tiên Phật của giới nữ. Có thể nói, không ở đâu thần thánh mang dạng nữ

lại phong phú đa dạng nhƣ ở Việt nam.Sự đa dạng phong phú về nguồn gốc xuất thân,về vai trò cụ thể của từng vị nữ đƣợc thờ phụng nó phản ánh nhu cầu nhiều vẻ của ngƣời phụ nữ ở thế giới hiện hữu. Có Mẫu là nhiên thần, có Mẫu là nhân thần, có Mẫu tạo dựng nên giống nòi, lại có Mẫu có công dựng nƣớc; có Mẫu xuất hiện từ huyền thoại nhƣng lại có Mẫu là con ngƣời lịch sử cụ thể. Có Mẫu xuất thân từ gia đình quyền quí, có Mẫu đƣợc tôn vinh chỉ là ngƣời bình dân nghèo khổ, Mẫu thì lo đuổi giặc giúp dân, có Mẫu lại chăm lo mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt. Sự hiện diện của nữ thần mọi nơi làm cho con ngƣời an tâm nhƣ sự có mặt của ngƣời phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Tiểu kết

Tín ngƣỡng, tôn giáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tín ngƣỡng là phạm trù rộng, còn tôn giáo là phạm trù cụ thể. Tôn giáo nằm trong tín ngƣỡng, tôn giáo là cái biểu hiện bên ngoài của tín ngƣỡng. Để giải thích một cách cụ thể về tín ngƣỡng, tôn giáo, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã đƣa ra những quan điểm nhất định về vấn đề này. Tiêu biểu phải kể đến những quan điểm của các nhà Dân tộc học/ Nhân học, Xã hội học, Ngôn ngữ học và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tín ngƣỡng, tôn giáo về bản chất không phải là sản phẩm của thần thánh, mà là sản phẩm của xã hội, do con ngƣời sáng tạo ra. Do trình độ sản xuất và nhận thức còn thấp kém, cùng những trạng thái tâm lý (cả tiêu cực lẫn tích cực) của con ngƣời, đã làm nảy sinh những nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo, cũng nhƣ niềm tin vào sức mạnh của các lực lƣợng siêu nhiên, thần thánh. Sự biến đổi trong các tín ngƣỡng, tôn giáo chính là sự phản ánh các biến đổi của lịch sử và tình hình chính trị thế giới. Tín ngƣỡng, tôn giáo góp phần thể hiện

ƣớc mơ, nguyện vọng và ý chí của quần chúng. Tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của số đông quần chúng nhân dân.

Tín ngƣỡng, tôn giáo góp phần giải tỏa sự sợ hãi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời, giảm nhẹ một cách hƣ ảo sự bất hạnh trong cuộc sống con ngƣời. Tín ngƣỡng, tôn giáo tạo cho con ngƣời một quan niệm về thế giới, con ngƣời; xây dựng một hệ thống chính trị, chuẩn mực đạo đức qua đó góp phần điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ứng xử của con ngƣời với bản thân, với ngƣời khác, với xã hội và với giới tự nhiên phù hợp với đức tin.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo - “Việt Nam được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới” [17, tr.79]. Tín ngƣỡng, tôn giáo của Việt Nam vừa có những đặc điểm giống với các quốc gia khác trên thế giới, những cũng vừa có những đặc điểm khác biệt tạo nên nét đặc sắc riêng; góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.

CHƢƠNG 2: CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

1990 - 2015

2.1. Những chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo trong giai đoạn 1990 – 2015 đƣợc thể hiện trong nhiều văn kiện qua các kỳ Đại hội (từ Đại hội VI - 1986 đến Đại hội XI - 2011) và đƣợc cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị nhƣ: Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới, Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Qua tổng kết 13 năm (1990 – 2003) thực hiện chính sách đổi mới đối với tín ngƣỡng, tôn giáo, xem xét những vấn đề mới nảy sinh, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tín ngƣỡng, tôn giáo. Nghị quyết số 25-NQ/TW là sự phát triển nâng cao, hoàn chỉnh Nghị quyết số 24-NQ/TW và trở thành quan điểm chính thức về đổi mới đối với công tác tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Đồng thời, ngày 25/3/2013, Bộ nội vụ đã ban hành thông tƣ số 01/2013/TT- BNV về ban hành và hƣớng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo.

2.1.1. Phƣơng hƣớng, quan điểm, chủ trƣơng đối với tín ngƣỡng, tôn giáo và công tác tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam

Về phƣơng hƣớng, hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo và công tác tín ngƣỡng, tôn giáo trong giai đoạn 1990 – 2015 phải nhằm tăng cƣờng đoàn kết

đồng bào các dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnƣớc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đúng với Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới đối với công tác tín ngƣỡng, tôn giáo có những nội dung chủ yếu nhƣ sau:

Một là, tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đã, đang và sẽ tồn tại cùng quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trƣớc pháp luật [27, tr.79].

Hai là, Đảng và Nhà nƣớc thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những ngƣời có công với đất nƣớc. Nghiêm cấm phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia [27, tr.79].

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân [27, tr.79].

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác tôn giáo dƣới sự chỉ đạo của Đảng. Trong đó, Đảng làm công tác lãnh đạo, xác định quan điểm, đƣờng lối và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn giáo, đồng thời thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo; các đoàn thể nhân dân và Mặt trận Tổ quốc làm công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo; tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị trong thực hiện công tác tôn giáo [27, tr.79].

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận đƣợc hoạt động theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ, đƣợc hoạt động tôn giáo, mở trƣờng đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.Việc theo đạo, truyền đạo cũng nhƣ mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật; không đƣợc lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không đƣợc ép buộc ngƣời dân theo đạo, truyền đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, ngƣời truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật [27, tr.79].

2.1.2. Những chủ trƣơng, chính sách cụ thể đối với tín ngƣỡng, tôn giáo

Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân trong giai đoạn 1990 - 2015 và yêu cầu thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngay sau khi có các Nghị quyết về công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa tƣ tƣởng đổi mới đối với tín ngƣỡng, tôn giáo.

Hiến pháp năm 1992, Điều 70 (Chƣơng V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) đã khẳng định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”[23, tr.79].

Cùng với việc Hiến pháp 1992 khẳng định các nguyên tắc cơ bản đối với tín ngƣỡng, tôn giáo, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 Quy định về các hoạt động tôn giáo

và sau đó là Nghị định số 26-NĐ/CP ngày 19/4/1999 Về các hoạt động tôn giáo nhằm cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ƣơng Về công tác tôn giáo, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; đến năm 2012 đƣợc thay thế bằng Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 24 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hệ thống chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của việt nam giai đoạn 1990 2015 (Trang 27 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)