Rào cản về địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

2.2. Rào cản từ điều kiện tự nhiên đến chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi

2.2.1. Rào cản về địa hình

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, có địa hình tương đối đa dạng, phức tạp với nhiều sông, suối, độ dốc cao, vừa có cao nguyên và cả những vùng đồng bằng nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là đồi núi. Tuy nhiên, về diện tích giữa đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng là không giống nhau giữa các vùng; điều này làm nên những điểm khác biệt tương đối lớn trong phân bố dân cư, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.

Vùng dân tộc và miền núi chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển. Các điều kiện về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống: còn gần 3% các xã đặc biệt khó khăn chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông thôn bản chủ yếu là đường đất, dân sinh, trong khi khoảng cách từ thôn, bản đến các trung tâm xã rất xa (có nơi hơn 50km); 5% số xã chưa có điện và 30% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi, thông tin, liên lạc… còn nhiều khó khăn, bất cập.

Hệ thống sông, suối nhiều tất cả 2860 sông ngòi lớn nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm. Sông ngòi Việt Nam nhìn chung chảy xiết và do vậy thường làm xói mòn địa hình, cuốn đi một lượng bùn cát khá lớn, ước tính khoảng 300 triệu tấn/năm. [20;14]

Đây cũng là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều lợi thế phát triển kinh tế: sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu, điều, chè...), cây lương thực, chăn nuôi thuỷ sản lớn (lúa, thuỷ sản vùng đồng bằng sông Cửu long); lâm nghiệp đồi rừng; công nghiệp khai khoáng (quặng, sắt, than....); phát triển năng lượng (thuỷ điện) và du lịch sinh thái, du lịch văn hoá...

Đây là địa bàn sinh sống xen kẽ của cả 54 dân tộc Việt Nam, trong đó có 53 thành phần dân tộc thiểu số. Các dân tộc có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Ngoài dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng dân số lớn, trong các dân tộc thiểu số, quy mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể, một số những dân tộc có số dân trên một triệu người, nhưng cũng có dân tộc có số dân dưới 1.000 người. Có những dân tộc thường cư trú ở những vùng có địa hình cao, có những dân tộc sống khu vực vùng thấp (thung lũng, đồng bằng…) song hình thái sống xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng có chiều hướng gia tăng… .Những yếu tố này đã đó tạo ra cả những điều kiện thuận lợi và khó khăn thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của vùng dân tộc và miền núi.

Về địa bàn cư trú, các nhóm dân tộc thiểu số hiện nay cư trú rải rác trên địa bàn cả nước, nhưng tập trung chủ yếu tại một số vùng, thường là các vùng trung du và núi cao. Các vùng tập trung đông các dân tộc thiểu số sinh sống nhất ở nước ta là Trung du miền núi phía Bắc ( hơn 6 triệu người), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ( 1,8 triệu người), Tây Nguyên (1,8 triệu người) và Đồng bằng sông Cửu Long (1,3 triệu người). Chỉ một số ít các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồng bằng như dân tộc Chăm, Khmer và người Hoa.

Các dân tộc ít người ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, gần với môi trường tự nhiên và ở những vị trí có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái. Ðây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và

đất rừng. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước như điều hoà khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ. Có một khuynh hướng rõ ràng là những vùng có tỷ lệ dân tộc thiểu số trên tổng số dân cao cũng đồng thời là những vùng có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn như miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là 3 vùng tập trung đông các nhóm dân tộc thiểu số và những vùng này cũng đồng thời là 3 vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước. Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở các vùng này. Nó vừa là địa bàn cư trú, vừa là sinh kế đồng thời cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các nhóm dân tộc. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ýớc tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là ðồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nghèo, khó khãn và phụ thuộc nhiều vào rừng.

Ngoài tập quán cư trú gắn bó với rừng, các nhóm dân tộc thiểu số cũng thường sống ở nhiều vùng nhạy cảm về môi trường, chịu nhiều rủi ro về thiên tai: lũ lụt, hạn hán…Phần lớn các nhóm dân tộc thiểu số ở nước ta sống trong các vùng nhạy cảm về môi trường như các vùng có hiện tượng suy thoái đất, vùng thường xuyên ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên và những vùng bảo tồn thiên nhiên. Các nhóm dân tộc thiểu số sống ở các vùng này đều có nguy cơ chịu nhiều loại rủi ro khác nhau. [20;17]

Các dân tộc sống ở vùng cao như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường đối mặt với nguy cơ co về lũ quét, sạt lở đất. Trong khi đó các nhóm dân tộc thiểu số nhỏ sống rải rác dọc miền Trung thường xuyên gặp phải các hiện tượng bão, lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, nhiễm mặn. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long người dân tộc Khmer các các nhóm dân tộc nhỏ khác cũng đối mặt với nguy cơ bão, lũ. Đây đều là những thảm họa có tần suất xảy ra cao ở Việt Nam. Thêm vào đó, những tác động tiềm tàng trong tương lai gần từ Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa trực tiếp lên đời sống của người dân tộc thiểu số ở khắp các vùng trên cả nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)