Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.4. Mô hình trình diễn đƣợc áp dụng thành công

3.4.2. Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 1)

Luận văn xin khảo sát mô hình chuyển giao công nghệ trồng cây chè thông qua MHTD.

Bƣớc 1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ

Bắc Cạn là địa bàn có nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 86% số dân. Chương trình 135 đã chọn xã Bằng Phúc, huyện Chợ Ðồn là địa phương thực hiện MHTD chuyển giao công nghệ nhân giống chè san tuyết bằng phương pháp giâm cành.

Shan tuyết là loại chè sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý,

được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nông dân muốn trồng đại trà chè Shan tuyết mà không có giống thuần chủng, giống trên thị trường là giống không thuần chủng, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè, có nguy cơ bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Công nghệ được lựa chọn chuyển giao: nhân giống chè san tuyết bằng phương pháp giâm cành, công nghệ này là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sản xuất giống chè san tuyết tại chỗ bằng phương pháp giâm cành, xây dựng vườn ươm giống, tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè. Chất lượng chè đã được khẳng định trong phạm vi thí nghiệm, nhưng chất lượng có được khẳng định trên phạm vi đại trà hay không vẫn còn là câu hỏi chưa được trả lời. Bởi vậy, việc xây dựng mô hình không những chỉ đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn đạt hiệu quả KH&CN.

Bƣớc 2. Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật

Xã Bằng Phúc, huyện Chợ Ðồn có độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các xã chung quanh, cho nên rất thuận lợi cho cây chè san tuyết phát triển.

Trước tình hình đó, Sở KH&CN tỉnh Bắc Cạn phối hợp Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu đề tài sản xuất giống chè shan tuyết tại chỗ bằng phương pháp giâm cành, xây dựng vườn ươm giống, tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè.

Đơn vị phụ trách kỹ thuật trong việc chuyển giao công nghệ là Sở KH&CN tỉnh Bắc Cạn phối hợp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bƣớc 3. Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD

Hộ nông dân được chọn thực hiện MHTD là gia đình ông Nông Văn Thuyết và gia đình ông Hà Doãn Tồn.

Gia đình ông Nông Văn Thuyết và ông Hà Doãn Tồn ở xã Bằng Phúc được chọn để thực hiện MHTD đã được cán bộ kỹ thuật của Sở KH&CN Bắc Cạn cùng với cán bộ Trường Đại học Nông, Lâm Thái Nguyên tập huấn

kỹ thuật nhân giống chè Shan tuyết bằng phương pháp giâm cành, ban đầu gia đình mỗi ông đã trồng được gần hai ha chè san tuyết, trong đó có gần một ha do tỉnh đầu tư tiền mua giống, phân bón và tiền bảo vệ, chăm sóc bốn năm, diện tích còn lại do gia đình tự đầu tư trồng đã cho thu hoạch từ hai, ba năm nay.

Bƣớc 4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động

Kế hoạch và nội dung hoạt chi tiết đã được cán bộ Trường Đại học Nông, Lâm Thái Nguyên xây dựng và thảo luận thống nhất với các hộ nông dân được chọn thực hiện mô hình trình diễn.

MHTD là không những chỉ trình diễn đối với những hộ nông dân tự nguyện mà còn yêu cầu họ tham gia cùng thực hiện từng bước với nhân viên kỹ thuật.

Bƣớc 5. Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ

- Mô hình trình diễn đã được cán bộ Trường Đại học Nông, Lâm Thái Nguyên cùng với UBND xã chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá.

- Việc tập huấn được tiến hành theo nguyên tắc:

+ Nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, để hộ nông dân được chọn có thể dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện ngay cả khi vắng mặt các cán bộ kỹ thuật.

+ Về kỹ thuật: các quy trình kỹ thuật có được tuân thủ triệt để, nên không gặp khó khăn ảnh hưởng đến kỹ thuật.

Bƣớc 6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD

Chất lượng chè trồng theo MHTD không thua kém so với chè cổ thụ, vì giống được nhân từ những cây cổ thụ đầu dòng cho nên vẫn giữ được hương vị đặc trưng, giá chè thành phẩm bán bình quân tương đương với giá chè từ cây giống cổ thụ. Như vậy, kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sản xuất giống chè san tuyết tại chỗ bằng phương pháp giâm cành, xây dựng vườn ươm giống, tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè đã được khẳng định trên phạm vi đại trà.

Bƣớc 7. Tổ chức nhân rộng MHTD đã đƣợc thử nghiệm thành công

Như vậy, qua MHTD vừa nêu có thể khẳng định, nếu không áp dụng MHTD thì kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sản xuất giống chè san tuyết tại chỗ bằng phương pháp giâm cành, xây dựng vườn ươm giống, tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè chỉ dừng lại trên phạm vi thí nghiệm.

Việc nhân rộng MHTD cũng được khẳng định trong thực tế, diện tích chè shan tuyết ở Bằng Phúc đã tăng lên hơn 600 ha (MHTD chỉ dừng lại ở 4 ha), bình quân mỗi hộ có khoảng một ha chè, sản phẩm được nhiều nơi biết đến, có đầu ra ổn định, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập thường xuyên cho nhân dân trong xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Hiệu quả kinh tế - xã hội của MHTD đã góp phần giảm số hộ nghèo ở Bằng Phúc năm 2010 chỉ còn 15% (thời điểm 2006 – trước khi áp dụng MHTD vừa nêu là 45%).

Việc áp dụng MHTD tại Bắc Cạn còn được thực hiện tại các địa phương khác trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi bằng mô hình trình diễn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)