7 .Bố cục
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo ngoại giao văn hóa của Đảng từ năm
1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng
đang phát triển. Tồn cầu hóa là một hiện tượng khách quan, một xu thế lớn của thế giới đương đại. Nó tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đến nhiều mối quan hệ của các quốc gia dân tộc.
Cách mạng khoa học xông nghệ hiện đại là động lực thúc đẩy, kinh tế tri thức ra đời, kinh tế tác động đến văn hóa. Thế giới lúc này đã bước vào một thời kỳ mới như UNESCO nhận định: người ta không thể giải quyết vấn đề của thế giới bằng vũ khí, khủng bố hay sự đối đầu mà phải bằng giáo dục, khoa học, văn hóa, thơng tin, bằng khuyến khích đối thoại, chung sống hịa bình và sự khoan dung.
Mối quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu được thiết lập từ sau năm 1975, chủ yếu thông qua viện trợ kinh tế. Bước chuyển biến lớn đánh dấu một thời kỳ mới sang quan hệ đối tác chính trị đa dạng và sâu rộng hơn trong quan hệ Việt Nam - EU là việc hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Mười năm qua, mối quan hệ giữa hai bên phát triển nhanh chóng, ngày càng đi vào ổn định và thực chất hơn.
Với chủ trương hội nhập và phát triển, Việt Nam đã chủ động tăng cường tiếp xúc với các nước thành viên EU. Năm 1995 hai bên đã ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban châu Âu (EC) thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên. Từ đó, EU luôn được coi là đối tác chiến lược quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn quan điểm chỉ đạo đường lối văn với yếu tố dân tộc. Ngay từ năm 1943, Đảng đã ban hành "Đề cương văn hóa", thể hiện rõ quan điểm phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng với phương châm: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong công cuộc đổi mới, đứng trước nhu cầu giao lưu văn hóa quốc tế, Đảng đặc biệt quan tâm đến văn hóa từ hình thức đến nội dung, từ tư tưởng đến chất lượng sáng tác, từ ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc đến việc chắt lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Tồn cầu hóa đã đưa lại nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời cũng gây ra khơng ít hệ quả tiêu cực, có cả tác động tốt và tác động xấu đối với các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, nếu khơng có chủ trương, biện pháp đúng đắn có thể dẫn đến mất dần bản sắc văn hóa dân tộc.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được coi là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng, sau Đề cương về văn hóa Việt Nam, là một Nghị quyết đã “trúng ý Đảng, hợp lòng dân” đã nêu rõ chủ trương của Đảng: “Đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về văn hóa (Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân) nhằm tiếp thu được nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài, ngăn ngừa những tác động tiêu cực.” [44; tr.77]
Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) nhấn mạnh làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, “nêu cao lịng n nước, tự tơn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc” [44; tr.68].
Kế thừa truyền thống lịch sử, quan điểm của Đảng về văn hóa tiếp tục được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4- 2001) khẳng định: “Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại” [44; tr.115]. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền vời chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại
Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng bởi giao lưu và hội nhập vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực của nó sẽ giúp cho văn hóa của mỗi dân tộc hay mỗi quốc gia luôn phát triển, thu nhận được những
giá trị tiến bộ, tích cực trên mọi lĩnh vực của văn hóa quốc gia và các dân tộc khác, và ngược lại sẽ quảng bá được văn hóa của mình cho các dân tộc, các nước khác. Tuy nhiên, giao lưu và hội nhập văn hóa cũng tồn tại những mặt tiêu cực của nó, nếu khơng biết giữ gìn bản sắc.
Cũng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng khẳng định: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Quan điểm nhất quán của Đảng là: việc các nước có chế độ chính trị khác nhau cũng khơng ngăn cản sự hợp tác để cùng phát triển, nếu biết tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
Có thể nói ở Đại hội này, với những chủ trương và những định hướng lớn về chính sách văn hố của Đảng vừa thể hiện sự nhạy bén với bối cảnh mới vừa đáp ứng yêu cầu trong quan hệ quốc tế trên mọi mặt. Chủ trương này đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động văn hố nói chung và ngoại giao văn hố nói riêng.
Tiếp nối chủ trương trên, năm 2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 18/CT/TW ngày 24 tháng 01 năm 2003 về tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) về cơng tác văn học nghệ thuật trong tình hình mới, trong đó khẳng định nhu cầu giới thiệu văn hóa Việt Nam thông qua việc giao lưu văn học với thế giới: “Đẩy mạnh giao lưu, trao đổi văn hóa nghệ thuật với thế giới; giới thiệu có hệ thống những giá trị của nền văn học, nghệ thuật cách mạng và những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa của văn học, nghệ thuật thế giới [45]. Bên cạnh đó Đảng yêu cầu Bộ Văn hóa – Thơng tin cần phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan hữu quan xây dựng Quy chế “đoàn ra, đoàn vào” chặt chẽ, ngăn chặn nhập khẩu các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy [45].
Quy chế “đoàn ra, đoàn vào” được xây dựng trong thời kỳ này chính là một cơ sở quan trọng để tiến hành những Chương trình Ngày Việt Nam ở
nước ngoài – một hoạt động quảng bá, tuyên truyền văn hóa Việt Nam trên diện rộng ở nhiều nước, khu vực trên thế giới.
Đó là những quan điểm, chủ trương cơ bản về ngoại giao và văn hóa, tạo tiền đề cho sự triển khai, thực hiện các chính sách ngoại giao văn hóa trong giai đoạn này và những giai đoạn tiếp theo.