7 .Bố cục
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo ngoại giao văn hóa của Đảng từ năm
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng
Từ năm 2006 đến năm 2010 là một thời kỳ trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện, diễn biến sơi động, đa dạng và phức tạp. Hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; xu hướng đa cực, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển; phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, chống chiến tranh, chống đơn phương, áp đặt cường quyền đã giành được những tiến triển mới.
Tuy nhiên, về cục bộ, thế giới vẫn chưa ổn định và chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên... vẫn diễn ra phức tạp. Một số "điểm nóng" khu vực thậm chí cịn diễn biến theo chiều hướng căng thẳng hơn, đặc biệt ở Trung Đông. Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế đan xen, phức tạp.
Trong quá khứ, các nước châu Á không phải là một mục tiêu trong chính sách phát triển của EU. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, EU chủ yếu tập trung vào các nước thuộc địa cũ của mình, sau đó mới dần dần mở ra các khu vực khác để hướng tới trao đổi thương mại quốc tế. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng nhanh của khu vực châu Á, các nước trên thế giới đã tập trung hơn vào khu vực này và EU cũng không phải là một ngoại lệ.
Chiến lược năm 2001 “Châu Âu và châu Á” đưa ra sáu mục tiêu cho hợp tác EU – châu Á. Một là, tăng cường quan hệ để đóng góp vào hịa bình và an ninh. Hai là, tăng cường thương mại song phương và đầu tư. Ba là, hợp
tác phát triển và xóa nghèo. Bốn là, đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người, thúc đẩy dân chủ, quản trị tốt và các quy định của pháp luật. Năm là, làm việc theo hướng quản trị tồn cầu và bảo vệ mơi trường. Sáu là, nâng cao nhận thức về nhau.
Đối với Việt Nam, từ khi xác lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam luôn coi EU là một đối tác chiến lược quan trọng. Kế hoạch tổng thể quan hệ Việt Nam – EU đến năm 2010 và định hướng năm 2015 đã chỉ rõ điều này. Giai đoạn 2006-2010, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU vẫn tiếp tục phát triển, nâng tầm cao mới.
Với tình hình thế giới và khu vực như vậy, hoạt động đối ngoại của Đảng giai đoạn này được triển khai trong một môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng, thuận lợi và thách thức đan xen. Có thể nói chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam, là sự tiếp tục đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới với điểm tựa quan trọng là văn hóa.
Đại hội lần thứ X của Đảng đánh dấu mốc quan trọng của chặng đường 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới thành công, đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước đến năm 2010 và 2020. Nhiệm vụ đặt ra cho Ngoại giao Việt Nam hết sức nặng nề, như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ là: giữ vững mơi trường hịa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cơng nghiệp hóa- hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trên cơ sở đánh giá sâu sắc những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền
vững hơn nhằm sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, Đại hội đã tiếp tục khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.” [50, tr.213]. Xác định nhiệm vụ "làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH" [50, tr.213].
Chủ trương của Đảng trong chính sách phát triển văn hóa và chính sách đối ngoại đã tạo ra một bước ngoặt cho hoạt động đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để tiến hành hoạt động ngoại giao văn hóa. Quán triệt tinh thần đó, Hội nghị lần thứ 25 của ngành Ngoại giao năm 2006 đã thống nhất và đi vào triển khai đồng bộ chính sách ngoại giao dựa trên 3 trụ cột : Ngoại giao Chính trị, Ngoại giao Kinh tế và Ngoại giao Văn hóa.
Thực tế, giai đoạn này tuy nghị quyết của Đảng chưa nhắc đến ngoại giao văn hóa nhưng trong các bài phát biểu, tham luận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đề cập nhiều đến ngoại giao văn hóa.
Nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã viết: “Ngoại giao mang nội hàm văn hóa sâu sắc. Hoạt động ngoại giao là sự giao lưu và cọ xát
về các giá trị văn hóa. Hoạt động ngoại giao là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích dân tộc. Bởi lẽ đó, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao. Đồng thời, văn hóa cũng là động lực và mục tiêu của hoạt động ngoại giao.” [121;tr 322-323].
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 (tháng 12 năm 2008), ông Nguyễn Bắc Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Bản chất của ngoại giao đã là hoạt động văn hóa; và thực tế, ngoại giao Văn hóa có lịch sử phát triển lâu đời xuất phát từ đặc trưng văn hóa hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, từ nhu cầu trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong xây dựng và phát triển quan hệ hịa bình, hữu nghị, hợp tác với các quốc gia. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến mặt trận này.” [140]
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng: “Hoạt động ngoại giao từ xưa đến nay luôn bao hàm sự giao lưu về các giá trị văn hóa giữa các quốc gia – dân tộc...bản chất của hoạt động ngoại giao luôn ẩn chứa nội hàm văn hóa sâu đậm và văn hóa được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế, nhất là trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu sắc như hiện nay”. [97; tr. 8]
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước, có vai trị quan trọng đối với ngoại giao văn hóa. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả của thông tin đối ngoại. Đặc biệt, Đảng nhấn mạnh phải “đẩy mạnh công tác văn hố - thơng tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”, làm cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới, về đất nước và con người Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.
Ngày 10/9/2009, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới”, theo đó,
xác định thơng tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng”. Như vậy, Đảng đã có ý thức phân loại đối tượng khi thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại. Đối với mối đối tượng khác nhau, các biện pháp, loại hình văn hóa nghệ thuật sử dụng sẽ khác biệt. Đây là một chủ trương cần thiết khi tiến hành ngọai giao văn hóa với EU sau này.
2.1.2. Q trình chỉ đạo thực hiện
2.1.2.1 Ngoại giao văn hóa th ng qua c c Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi
Có thể nói các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi là một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao văn hóa nói chung, ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và EU nói riêng. Đồng thời các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi cũng là biểu hiện cao nhất của sự kết hợp giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa.
Tong các Tuần, Ngày, Tháng Việt Nam ở nước ngồi đó có thể diễn ra các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về những nét đặc sắc trong văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm quê hương Việt Nam cũng được giới thiệu đến bạn bè quốc tế.
Tại Hội nghị Ngoại giao 25 (tháng 11/2006), ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế được xác định là ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam. Từ đó, hoạt động ngoại giao văn hóa ln được nhắc đến với tư cách một trụ cột quan trọng trong các chủ trương, định hướng Ngoại giao của Việt Nam.
Để triển khai Chương trình Hành động của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định đặt ngoại giao văn hóa là trọng tâm cơng tác của tồn Ngành trong Năm Ngoại giao Văn hố 2009 và
những năm tiếp theo. Bộ Ngoại giao đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác Ngoại giao văn hóa, Tạo động lực mới cho Ngoại giao Việt Nam trong tiến trình Hội nhập quốc tế”. Trong đó nhấn mạnh: “Gắn kết hoạt động Ngoại giao Văn hóa với Ngoại giao Chính trị và Ngoại giao Kinh tế, phát huy lợi thế của ngành Ngoại giao để tăng cường quảng bá, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết và tin cậy Việt Nam hơn, qua đó thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế.” [5]
Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Văn hóa Thể Thảo và Du Lịch cùng Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại cũng đồng thời chỉ rõ: “Xây dựng chương trình tổng thể và triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa đối ngoại Nhà nước trong và ngồi nước; Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá của Việt Nam bao gồm: Năm/Tháng/ Tuần/Ngày Việt Nam và các hoạt động văn hoá khác nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam tại nước ngoài và các hoạt động văn hoá của các nước tại Việt Nam.” [10]
Năm 2010,Quyết định số 33/2010/QĐ-Ttg về “Quy chế tổ chức ngày Việt Nam ở nước ngoài”; trong đó quy định việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trong năm, tháng, tuần hoặc ngày Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Chương trình ngày Việt Nam ở nước ngồi). Trong đó xác định Chương trình ngày Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện ở cấp quốc gia nhân dịp các sự kiện quan trọng sau
“a) Kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước;
b) Chuyến thăm chính thức của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam;
c) Chào mừng các sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia, đóng góp của Việt Nam;
Quy chế này cũng xác định rõ những nội dung của các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi. Cụ thể, bao gồm bốn nội dung:
“a) Các hoạt động ngoại giao chính trị của Việt Nam: gặp gỡ, hội đàm; b) Giới thiệu cơ hội hợp tác về đầu tư, thương mại, du lịch và dịch vụ với Việt Nam được tổ chức dưới một số hình thức như: diễn đàn, hội thảo, tọa đàm doanh nghiệp, triển lãm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
c) Giới thiệu văn hóa Việt Nam thơng qua một số hoạt động như: trưng bày, triển lãm văn hóa phẩm, tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật; chiếu phim; hội thảo, tọa đàm về văn hóa Việt, giới thiệu thời trang Việt Nam, giới thiệu ẩm thực Việt Nam;
d) Các hoạt động giao lưu nhân dân, các hoạt động truyền thông và một số hoạt động cụ thể khác để tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện này.” [146]
Như vậy, các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi bao hàm cả ba nội dung hoạt động: chính trị, kinh tế và văn hóa. Ba mặt này kết hợp với nhau chặt chẽ, làm tiền đề và động lực phát triển lẫn nhau.
Trong các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài, nổi bật nhất phải kể đến Duyên Dáng Việt Nam (Vietnam’s charming) đã tổ chức mỗi năm một lần đi đến các nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước thuộc EU.
Dưới sự hướng dẫn của Quy chế, các Tuần Việt Nam ở nước ngoài như được tổ chức: Tuần Văn hóa Tuần Văn hóa Việt Nam tại Đức (2010, Tuần Văn hóa Việt Nam tại Bỉ (2010)…, triển lãm cồng chiêng Đắc Lắc ở Italia (9/2006).
Các hoạt động ngoại giao văn hóa lồng ghép trong những chuyến viếng thăm, trao đổi đoàn cấp cao như giao lưu văn hóa nghệ thuật, giới thiệu văn hóa Việt Nam đã đóng vai trị tích cực. Các hoạt động này đã đóng vai trị tích cực trong việc thay đổi cách nhìn nhận của các đối tác quốc tế đối với Việt Nam. Các hoạt động giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó đưa đến khả năng cao trong việc ký kết những văn bản, cam kết hợp tác.
2.1.2.2 Ngoại giao văn hóa th ng qua c c hoạt động th ng tin đối ngoại
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thơng tin đối ngoại có vai trị hết sức quan trọng, làm cho thế giới hiểu rõ và hiểu đúng về Việt Nam, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thực hiện chính sách và đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp hành động giữa Bộ Ngoại giao với Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ban ngành đã từng bước được cải tiến, phát huy hiệu quả trong việc cung cấp và định hướng thông tin, nhất là trước các sự việc phức tạp nảy sinh. Công tác thông tin đối ngoại được triển khai tích cực, đồng bộ và tồn diện, với nhiều hình thức đa dạng, nội dung ngày càng phong phú.
Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin đối ngoại đối với hoạt động ngoại giao văn hóa, Bộ Ngoại giao đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác Ngoại giao Văn hóa, Tạo động lực mới cho Ngoại giao Việt Nam trong tiến trình Hội nhập quốc tế” nhấn mạnh phải “Nâng cao chất lượng sách, báo, phim, ảnh, các ấn phẩm tuyên truyền khác và cung cấp cho các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài” [5], coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động ngoại giao văn hóa
Các phương tiện truyền thơng đại chúng đóng vai trò hết sức quan trong trên nhiều lĩnh vực: Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường