1.2.1 .Thực tiễn dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
2.2. Giải pháp mới
2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là hoạt động diễn ra thường xuyên trong các giờ học, nhưng giờ nào giáo viên cũng có hình thức tổ chức thảo luận như nhau sẽ dẫn đến sự nhàm chán, khơng kích thích được hứng thú làm việc của học sinh. Vì vậy, tơi đã thay đổi hình thức thảo luận như sau:
Đối với những câu hỏi dễ, bắt buộc các nhóm phải trả lời theo chỉ định của giáo viên, hoặc giáo viên gọi trả lời trên tinh thần xung phong, nhưng không ghi điểm.
Đối với những câu hỏi khó, tơi tổ chức thi giữa các nhóm và tiến hành như sau: Trước hết, tơi nêu câu hỏi, sau đó đưa ra thể lệ cuộc thi:
Hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
"Để xin trả lời, một đại diện nhóm phải giơ tay, nhóm nào có tín hiệu sớm nhất sẽ giành được quyền trả lời. Nếu người đại diện trả lời đúng câu hỏi, cả nhóm sẽ được ghi điểm vào kiểm tra miệng, nhưng số điểm không đều nhau mà giảm hoặc tăng dần theo mức độ đóng góp của từng thành viên, trong đó người làm nhiệm vụ trả lời sẽ được điểm cao nhất. Nếu nhóm trước trả lời khơng đúng, cơ hội sẽ giành cho nhóm tiếp theo. Tuy vậy, dù nhóm này có trả lời đúng vẫn bị trừ đều mỗi thành viên một điểm, vì chưa có câu trả lời nhanh nhất"
Ở lớp 12A, tôi đã áp dụng một số câu hỏi để thảo luận thi giữa các nhóm, ví dụ như:
? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác lớp người đi trước (các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước phương
Đông như Nhật Bản, Trung Quốc gặp gỡ các chính khách của nước đó, xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp và chọn phương pháp đấu tranh bạo động. Phan Châu Trinh chủ trương ơn hịa. Nguyễn Ái Quốc chủ trương sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật phát triển. Trong q trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xác định con đường cứu nước theo Cách mạng tháng Mười Nga, con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại), (Bài 12- Phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 - 1925)
Thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? (giành được chính
quyền), (Bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời)
Thành quả của chiến dịch Hồ Chí Minh là gì? (giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước), (Bài 23 – Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền
Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)) ...
Đối với những câu hỏi khó cần được khuyến khích, giáo viên khơng nên cho điểm dưới 5. Nếu những em điểm 5; 6; 7 muốn chờ cơ hội khác lấy điểm cao hơn, thì giáo viên cũng khơng ghi điểm vào sổ.
Trong một bài, giáo viên chỉ nên tổ chức thi một câu để tránh mất nhiều thời gian.