1.2.1 .Thực tiễn dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
2.2. Giải pháp mới
2.2.3.2. Dùng một đoạn trích để cụ thể hố sự kiện, nêu ra một kết luận khá
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử
Ví dụ: Dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
Để phác hoạ, miêu tả tình cảnh nhân dân ta dưới hai từng áp bức Pháp, Nhật nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh để các em nhận thức được lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc là hàng đầu và bức thiết. Giáo viên miêu tả tình cảnh thê thảm của người nơng dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp cuối 1944 đầu 1945 làm hai triệu người chết đói, giáo viên dùng đoạn trích trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân:
“Cái đói tràn đến xóm từ lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
Người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm quằn queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưỡi và mùi gây của xác người”.
Chính trong hồn cảnh đó Tràng nhặt được vợ. Sáng hơm sau bà mẹ nấu bữa cơm đón con dâu mới với niềm vui phấn khởi.
“Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành” “Niêu cháo lõng bõng, mõi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn”.
“Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lề mề bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút” bà múc cho con dâu, cho Tràng và nói “Cám đấy mày ạ!.Hì. Ngon đáo để. Cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả cịn cám mà ăn đấy!”. “Ngồi đình trống thúc thuế đánh dồn…”. “Trong đầu Tràng thấp thoáng lá cờ đỏ sao vàng và đồn người đi cướp kho thóc của Nhật”
Giáo viên dừng lại và nhận xét: “Nông dân sống cầm hơi bằng hớp cháo cám
nhạt và mình trần chịu rét lúc đêm đơng”, các tầng lớp giai cấp khác cũng
không kém phần khốn đốn… Mâu thuẩn dân tộc gay gắt “Cả Việt Nam giống
như một đồng cỏ khô. Chỉ cần một tàn lữa nhỏ sẽ bùng lên thiêu cháy bè lũ cướp nước và bán nước”.
Hoặc nói đến tình cảnh người nơng dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 đói khổ ta khơng thể khơng nhắc đến nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (phải bán cả con và đàn chó để lấy tiền nộp sưu); hay nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao (Lão có một hồn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, cịn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi làm cao su. Lão Hạc cịn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, ln miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành
mảnh vườn cho con dù vơ cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội, đau đớn); đặc biệt phải kể đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao từ một người nông dân hiền lành đã bị xã hội thuộc địa nửa phong kiến đó biến thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, bị bần cùng hóa và cuối cùng cũng phải tìm đến cái chết.