nhân lƣc.
Sự phát triển nhanh chóng địi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực có chun mơn và chất lượng cao, từ đội ngũ công nhân cho đến những kỹ sư hay quản lý doanh nghiệp. Nhu cầu này của Việt Nam là điều tất yếu trong tình hình hiện nay, khi thế giới đang phát triển như vũ bão và Việt Nam đang cố gắng hết sức mình thực hiện cơng cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở cải cách thể chế để đưa Việt Nam trở thành một nước cơng nghiệp hố vào khoảng năm 2020. Cùng với việc cần tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, Việt Nam còn cần đào tạo nguồn nhân lực trẻ gia nhập thị trường lao động hàng năm lên tới 1,5 triệu thanh niên. Có thể thấy phát triển nguồn nhân lực là quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển, là yếu tố chủ đạo và chiến lược trong mọi nhân tố tạo nên sự phát triển. Trong bối cảnh đó, một chính sách đào tạo năng động chính là giải pháp cho những thử thách nêu trên. Chính vì thế, trong chính sách phát triển, Việt Nam rất mong muốn Pháp sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho mình.
Là một trong những cường quốc trên thế giới, Pháp sở hữu một mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học và các trung tâm nghiên cứu nổi tiếng quốc tế, tạo nên uy tín cho các văn bằng, chứng chỉ đào tạo của Pháp. Pháp có hơn 3000 cơ sở đào tạo đại học trong đó 90 trường đại học tổng hợp, 240 trường đào tạo kỹ sư, 230 trường thương mại và 2000 cơ sở đào tạo khác [16,tr.7] (trường mỹ thuật, kiến trúc, y tế,…) được phân bố khắp nơi trên lãnh thổ Pháp. Với chất lượng giáo dục cao, Pháp còn là nước Chõu Âu cú học phớ thấp nhất thế giới, khoảng 130 đến 230 euro cho một năm [3].
Mục tiêu đặt ra với Pháp trong quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo với Việt Nam thứ nhất là nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, thứ
86
hai là hỗ trợ cho các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam có thêm nguồn nhân lực có tay nghề. Bên cạnh đó phát triển hợp tác giáo dục với Việt Nam chính là phát triển hình ảnh của Pháp cũng như của nền giáo dục Pháp, quảng bá cho những thành quả thu được tại các trường đại học Việt Nam với sự hỗ trợ của các trường đại học Pháp thơng qua việc xây dựng những hình kiểu mẫu cho các cơ quan chức năng Việt Nam tham khảo. Pháp coi giáo dục và đào tạo là một mục tiêu ưu tiên hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, nhằm đem đến phương pháp sư phạm và kinh nghiệm đào tạo theo “kiểu Pháp”.
Đến nay Pháp đã thực sự là một trong những đối tác nước ngoài hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách của Đại Sứ Quán Pháp trong lĩnh vực đào tạo nhân tài được thiết lập xung quanh hai nhân tố chính: một mặt hỗ trợ du học nước ngoài cho sinh viên thơng qua các chương trình học bổng quy mơ, mặt khác triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao của Pháp tại Việt Nam. Trong chương trình đào tạo chất lượng cao của Pháp tại Việt Nam, hợp tác giữa hai nước có một phạm vi hoạt động khá rộng bao gồm đào tạo đại học, đào tạo nghề và giảng dạy tiếng Pháp nhằm mục đích hiện đại hố hệ thống giáo dục và nghiên cứu của Việt Nam.
Tiếng Pháp, với tư cách là tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Pháp dùng trong nhà trường của khoảng 181 triệu người trờn toàn thế giới, cũng là mối liờn hệ nền tảng của 56 nước và lónh thổ đó gia nhập Tổ chức quốc tế Phỏp ngữ (OIF). Là một phương tiện truyền bá tri thức và những hiểu biết về nền văn hoá cũng như khoa học kỹ thuật trong quỏ khứ, tiếng Pháp hiện nay có điều kiện thuận lợi để phát triển ở Việt Nam. Tiếng Pháp là một thứ ngôn ngữ có ưu thế ở Châu Âu và nhiều người Việt Nam cũng u thích văn hố và ngơn ngữ Pháp. Nhưng trong bối cảnh tổng số người biết tiếng Phỏp ớ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trờn tống số 85 triệu dân, công tác giảng dạy tiếng Pháp ở các trường học Việt Nam có mục đích là đào tạo một thế hệ mới biết tiếng
87
Pháp có năng lực và có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Pháp cũng đã có những cố gắng đáng kể để thúc đẩy việc dạy và học tiếng Pháp, ngoại ngữ quan trọng thứ hai được giảng dạy ở Việt Nam, trên cơ sở đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ để đáp ứng nhiều mong đợi khác nhau của hệ thống giáo dục Việt Nam.
Mục tiêu ưu tiên của hợp tác song phương Pháp - Việt trong các chương trỡnh dạy tiếng Phỏp trong nhà trường phổ thông Việt Nam là duy trỡ việc giảng dạy tiếng Phỏp ở Việt Nam, đồng thời quán triệt tinh thần và hỡnh thức cỏc phương hướng mới của Bộ giáo dục và Đào tạo nhằm cải cách hệ thống giáo dục Việt Nam. Công tác giảng dạy tiếng Pháp ở các trường phổ thông (Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông) ở Việt Nam được tổ chức theo các chương trình: Chương trình “chuẩn”, tiếng Pháp là ngoại ngữ: 3 tiết/ tuần - 100h/năm; Chương trình tiếp Pháp tăng cường(các trường chuyên): 10 đến 18 tiết/ tuần - 300h đến 500h/năm [16,tr.8]; Chương trình song ngữ, còn được gọi là: “giảng dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp”(tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ 2 bên cạnh tiếng mẹ đẻ), chương trình tiếng Pháp - ngoại ngữ. Đến năm 2005, Việt Nam có 1200 giáo viên dạy các chương trỡnh tiếng Phỏp, chiếm khoảng 3,3% toàn bộ giỏo viờn ngoại ngữ của Việt Nam (35 240 giỏo viờn tiếng Anh, 880 giỏo viờn tiếng Nga, và 68 giỏo viờn tiếng Trung) [26].
Cùng với tài trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trên lĩnh vực hợp tỏc ngụn ngữ và giỏo dục, trong 10 năm qua, chương trỡnh song ngữ đó nhận được thêm nguồn tài trợ về kỹ thuật và tài chính từ các hợp tác đa phương với Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Tổ chức quốc tế Phỏp ngữ, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles), Chính phủ Québec, và với các
88
đối tác cấp vùng như Côtes d’Amor, Poitou-Charentes, Rhône Alpes, Ile de France,...).
Từ năm 2001 đến 2005, tài trợ của chính phủ Pháp đối với chương trỡnh phỏt triển dạy tiếng Phỏp tại Việt Nam đựợc thể hiện rừ nột qua Quỹ hỗ trợ phỏt triển ưu tiên (FSP). Những hoạt động tiến hành trong khuôn khổ này cho phép một mặt tăng cường bộ máy giảng dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp tại nhà trường phổ thơng, mặt khác bước đầu thí điểm dạy hiệu quả chương trỡnh tiếng Phỏp với tư cách là Ngoại ngữ 2 ở cấp Trung học phổ thông.
Ở bậc đại học và sau đại học, cùng với mục đích chuẩn bị cho thế hệ trẻ Việt Nam đi du học tại Pháp hay tại các nước nói tiếng Pháp, việc đa dạng hóa chương trỡnh học tiếng Phỏp tại trường phổ thơng cũng giúp họ có nhiều hướng chọn nghề ở trường Đại học Việt nam, hiện nay cú tới 15.000 [27,tr.41] sinh viờn học tiếng Pháp, trong đó có :
- 22 % học tại các chuyên ngành đại học Pháp ngữ (FUF) [26] : Xây dựng và đô thị, Nông nghiệp và kỹ thuật sinh học, Chế biến nông sản thực phẩm, Khoa học kinh tế và quản lý, Địa lý và du lịch, Y học sức khỏe, Luật, Tin học và cơng nghệ mới, Hóa học-Mơi trường.
- 33% học tại 7 khoa tiếng Phỏp của các trường đại học và 2 trường đại học Sư phạm [26], đảm đương việc đào tạo ban đầu giáo viên tiếng Pháp. - 45% học tiếng Pháp với tư cách là môn tự chọn hoặc là ngoại ngữ 2 trong các khối Chất lượng cao do Pháp và các đối tác đa phương tài trợ ở các trường [26] như: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Xây dựng Hà Nội, trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, trường ĐH Bách khoa thuộc trường ĐH Quốc gia T.P Hồ Chớ Minh, Trung tõm Đào tạo Quản lý Việt-Phỏp thuộc trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Viện Tin học Pháp ngữ Hà Nội, Nhà
89
Pháp luật Việt - Pháp, hai trường ĐH Pháp thuộc trường ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Quan hệ đối tác Pháp - Việt đã hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều hình thức đào tạo đại học tại Việt Nam từ đào tạo kỹ sư đến đào tạo về quản lý, luật và công nghệ mới. Pháp cũng hợp tác với Việt Nam trong các chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng như Trung tâm đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh có khả năng đào tạo cán bộ kỹ thuật mà ngành công nghiệp Việt Nam rất cần. Ngồi ra, hình thức đào tạo thường xuyên cũng cho phép hai nước duy trì trao đổi cán bộ, chuyên gia trình độ cao trong các ngành như: y học, truyền thông, điện ảnh. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác Pháp – Việt trong lĩnh vực dạy nghề cũng phát triển với sự tham gia của Cơ quan Phát triển Pháp trong chương trình đào tạo nghề quốc gia với mục tiêu xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo và hỗ trợ về mặt thể chế cho hệ thống đào tạo nghề. Hoạt động đào tạo có mặt hầu khắp tại tất cả các dự án của Pháp, được thực hiện tại thành phố hay nông thôn, từ y tế và nghiên cứu cho đến báo chí, các nghề về nước hay nghệ thuật đương đại.
Được thành lập từ năm 1997 theo thoả thuận ký kết giữa hai chớnh phủ với sự tham gia của nhiều trường đại học lớn của Pháp, Chương trỡnh đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) xây dựng một khóa đào tạo đổi mới về mặt giảng dạy đại học với việc đưa vào hệ thống đào tạo khái niệm kỹ sư tài năng, cung cấp cho Việt Nam những kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư. Nội dung của khoá học được xây dựng và thực hiện với sự giúp đỡ của một nhóm các trường lớn có tên tuổi hàng đầu ở Pháp. Khác với những mơ hình đào tạo hiện nay ở Việt Nam đang dần trở nên lạc hậu trong điều kiện mở cửa của đất nước, PFIEV đang phát huy từ những kinh nghiệm hợp tác của Pháp tại Việt
90
Nam, xây dựng một mơ hình sư phạm hiện đại thí điểm cho q trình đào tạo khoa học bậc đại học ở Việt Nam.
PFIEV có cơ sở tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng như tại trường ĐH Giao thông Hà Nội và Trường ĐH Bách Khoa (thuộc ĐH Tổng hợp Đà Nẵng). Chương trỡnh nhận được sự hỗ trợ của nhiều công ty Pháp (Alstom, Alcatel, Schneider-Electric, Snecma) và Việt Nam (FPT, Vietnam Airlines) cũng như của vùng Poitou - Charentes. Bằng do chương trỡnh cấp là bằng quốc gia của Việt Nam, cú chữ ký của giỏm đốc cơ sở đào tạo của Pháp tham gia dự án.
Chương trỡnh đào tạo này thiên về thực hành trên cơ sở những kiến thức khoa học cơ bản của sinh viên và luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp (thực tập nghề, luận văn tốt nghiệp tại các cơ sở công nghiệp, mời chuyên gia đến giảng dạy, tham quan các công ty). Cuối chương trỡnh sinh viờn cũn được học về quản lý doanh nghiệp, xõy dựng đề án công nghiệp. Đây cũng là một ví dụ để Việt Nam tham khảo trong quá trỡnh cơ cấu lại chương trỡnh đào tạo kỹ sư. Đến tháng 3 năm 2006, khoá thứ 3 của Chương trỡnh PRIEV tốt nghiệp và Bằng tốt nghiệp do Bộ giỏo dục vào đào tạo cấp là một trong những văn bằng ngoài Châu Âu đầu tiên được uỷ ban các Văn bằng Kỹ sư Pháp công nhận. Từ đây, mỗi năm sẽ có khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp trên tổng số 13 chuyên ngành đào tạo [27,tr.40].
Ngoài ra Dự án trung tâm Pháp - Việt đào tạo về Quản lí (CFVG) được thành lập theo thoả thuận liên chính phủ kí ngày 11/04/1992 cũng là một dự án quan trọng của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Paris (CCIP). Là thành viên của EFMD, từ năm 2005, CFVG đang thực hiện q trình đăng ký cơng nhận văn bằng EPAS. Hai cơ sở của CFVG là trường đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội và trường Đại học Kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh đã liên tục triển khai khố đào tạo dài và ngắn hạn, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề,
91
cung cấp cho cán bộ trẻ Việt Nam cơ hội được tiếp thu những kinh nghiệm tốt nhất của các trường Đại học Pháp trong lĩnh vực tài quản trị, tài chính và makerting với 3 văn bằng: Tại Hà Nội và TP.HCM: Bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA); Tại Hà Nội: Bằng Thạc sỹ về Kinh tế Ngân hàng và Tài chính (MEBF); Tại TP.HCM: Bằng Master về Tiếp thị, Bán hàng và dịch vụ (MMSS). Trong hơn 15 năm nay, CFVG đã đào tạo được trên 800 sinh viên, trong đó 43 sinh viên Lào và Campuchia [27,tr.41]. Ngồi ra trung tâm cũng xuất bản tạp chí song ngữ “ Đổi mới kinh tế” và các tài liệu nghiên cứu về kinh tế và quản lí bằng tiếng Việt.
Gần đây nhất, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Jaques Chirac vào tháng 10 năm 2004, một thoả thuận giữa hai Chính phủ về việc thành lập các Trung tâm đại học Pháp (PUF) tại hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và T.P. Hồ Chí Minh đã được ký kết tại Hà Nội. Mục tiêu lâu dài của dự án quan trọng này là cơ cấu lại các hoạt động hợp tác của Pháp tại Việt Nam trong lĩnh vực đại học, tạo sự thống nhất và nhiều người biết đến. Dự án sẽ xây dựng các chương trình đào tạo của Pháp tại Việt Nam tuân thủ theo quy trình Châu Âu và tồn bộ 25 trường Đại học Pháp tham gia vào dự án đều tuân thủ theo quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo, qua đó mối liên hệ với các hoạt động nghiên cứu cũng sẽ được tăng cường.
Tháng 8 năm 2000, chính phủ Việt Nam đã quyết định ưu tiên phát triển các ngành công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm trên phương diện kinh tế cũng như đào tạo đại học. Và Trung tâm truyền thông đa phương tiện (MICA) đã được khánh thành vào tháng 11 năm 2002 tại Hà Nội. Trung tâm MICA nhận được sự hỗ trợ của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ giáo dục và Đào Tạo Việt Nam, Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Đại học Bách khoa quốc gia Grenoble, Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp, phịng thí nghiệm CLIPS - IMAG, Cơ quan Đại học Pháp
92
Ngữ, vùng Rhône-Alpes và một số hãng công nghiệp quốc tế. Trung tâm có trụ sở tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được trường đảm nhận tồn bộ kinh phí xây dựng. Sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu MICA, chuyên về xử lý tín hiệu và các hệ thống thông tin đa phương tiện hoàn toàn phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển của chính phủ Việt Nam. Trung tâm này được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ thông tin và tin học công nghiệp, đồng thời góp phần phát triển các lĩnh vực cơng nghiệp và đào tạo của Việt Nam.
Ngồi ra cịn có các hoạt động triển khai khác nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ. Ví như dự án “đào tạo thanh tra và cán bộ giáo dục Việt Nam” của quỹ Đoàn kết ưu tiên cũng nằm trong khuôn khổ hợp tác này. Bản thoả thuận về vấn đề tài trợ cho dự án đã được ký kết vào tháng 10 năm 2002 nhân