Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 85 - 95)

7 Bản dịch phần đầu tác phẩm Phương pháp luận của Phạm Quỳnh đã đƣợc đăng trên Nam Phong các số 3,

2.3. Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc

xây dựng nền văn hóa dân tộc

2.3.1. Giá trị

Với việc xây dựng đƣợc một hệ thống quan niệm khá toàn diện về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh thực sự đã để lại nhiều đóng góp có giá trị cho tƣ tƣởng Việt Nam nói riêng và cho văn hóa Việt Nam nói chung. Nhiều kiến giải của ơng có hiệu quả tích cực ngay trong bối cảnh văn hóa đƣơng thời, và có nhiều kiến giải khác, vẫn có giá trị trong bối cảnh văn hóa Việt Nam hiện nay.

Trƣớc hết, Phạm Quỳnh đã có một cách nhìn phù hợp về tƣơng quan giữa hai nền văn hóa phƣơng Đơng và phƣơng Tây, qua đó, đƣa ra hƣớng giải quyết hợp lý cho sự xung đột của hai nền văn hóa này ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Trong khi nền văn hóa Việt Nam đang đứng trƣớc sự áp đảo của văn hóa phƣơng Tây, bao gồm cả vật chất và tinh thần, cả mặt tích cực và tiêu cực của nền văn hóa ấy, Phạm Quỳnh đã sớm có cách tiếp cận giá trị văn hóa để đề ra phƣơng cách điều hòa hai nền văn hóa Đơng, Tây. Thay vì ngả theo văn hóa phƣơng Tây một cách cực đoan nhƣ phần nhiều trí thức Tây học Việt Nam đƣơng thời, ơng đã sớm khẳng định vị thế bình đẳng giữa hai nền văn hóa, qua đó khẳng định sự cần thiết phải tìm hiểu và tơn trọng lẫn nhau giữa hai truyền thống văn hóa khác nhau. Quan điểm khoan dung văn hóa này của ơng nhƣ một sự đối chọi lại định kiến văn hóa theo tinh thần lấy châu Âu làm trung tâm đang khá phố biến trong suy nghĩ của nhiều ngƣời Việt Nam và ngƣời Pháp, đồng thời thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc của ông. Quan trọng hơn, quan niệm này của Phạm Quỳnh khơng đƣợc đƣa ra dựa trên một tình cảm dân tộc cực đoan, mà là kết quả của một sự nhìn nhận khách quan, dựa trên sự đi sâu chỉ ra những giá trị nội tại của mỗi nền văn hóa, và sự so sánh hai nền văn hóa trên nhiều phƣơng diện. Tinh thần ấy vẫn cịn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà ở Việt Nam, vẫn ngày ngày diễn ra những sự gặp gỡ (và đôi khi là va chạm) giữa những truyền thống văn hóa khác nhau. Sự khơng thơng hiểu lẫn nhau giữa các truyền thống văn hóa đã dẫn đến nhiều tranh cãi không hồi kết, đặc biệt là nhờ sự trợ giúp của internet (với blog, các mạng xã hội Facebook, Twitter, các diễn đàn…), mỗi ngƣời dễ dàng hơn trong việc đƣa ra quan niệm của bản thân và tham gia vào những xung đột đang diễn ra trong xã hội, những xung đột đáng lẽ ra đã có thể hóa giải nếu những ngƣời tham gia vào nó chịu tơn trọng, lắng nghe, đối thoại với nhau. Tình thế đó nhắc chúng ta nhớ đến cách mà một nhà trí thức đầu thế kỷ XX – Phạm Quỳnh – đã giải quyết những xung đột văn hóa ở thế hệ mình: điều hịa hai nền văn hóa khác biệt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Nếu biết tôn trọng lẫn nhau, tơn trọng những khác biệt và sự bình đẳng giữa các nền văn hóa, từ bỏ định kiến văn hóa lấy mình làm trung tâm, chắc chắn, rất nhiều xung đột văn hóa đang diễn ra ở thời đại chúng ta cũng có thể đƣợc hóa giải. Và điều đó, đối với thế hệ ngày nay, hẳn thuận lợi hơn nhiều so với thế hệ Phạm Quỳnh, bởi khi chúng ta nói về sự bình đẳng về mặt văn hóa, thì chúng

ta đã mang trong mình tƣ thế của một cơng dân một đất nƣớc có độc lập, chủ quyền, có quyền bình đẳng với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, chứ khơng cịn là ngƣời dân một nƣớc nô lệ nhƣ những năm đầu thế kỷ XX.

Thứ hai, Phạm Quỳnh đã đƣa ra một cách giải quyết mềm dẻo mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển. Hƣớng đi của ông, ở thời đoạn đó, là một sự đối chọi lại cả khuynh hƣớng “hủ Nho” và khuynh hƣớng “hủ Tây”, và đó là một hƣớng đi đúng đắn. Ở đây chúng tôi chƣa bàn đến chuyện, Phạm Quỳnh đã nhận thức về truyền thống văn hóa Việt Nam nhƣ thế nào, hay cần phải hiện đại hóa nó bằng cách nào. Nhƣng con đƣờng đi lên hiện đại từ truyền thống, hiện đại hóa truyền thống mà ơng đƣa ra (dù chƣa thể hiện thực hóa) vẫn đang tiếp tục đƣợc chúng ta hồn thiện. Chính cách nhìn truyền thống khơng phải nhƣ một thứ bất biến, mà nhƣ một thứ khả biến đã giúp Phạm Quỳnh tìm đƣợc cho mình một chỗ đứng phù hợp giữa sự gián cách thế hệ mà quá trình xâm nhập của văn hóa phƣơng Tây đã tạo ra ở Việt Nam, để qua đó, phần nào đóng góp vào việc hóa giải sự đứt đoạn về văn hóa đang diễn ra. Khoảng cách giữa các thế hệ sẽ không bao giờ đƣợc khỏa lấp nếu hiện đại không bắt nguồn từ truyền thống, và ngƣợc lại, nếu truyền thống khƣớc từ quá trình hiện đại hóa. Truyền thống văn hóa là thứ đƣợc trao truyền qua các thế hệ, và vì thế, quá trình bảo tồn truyền thống là việc của nhiều thế hệ, những thế hệ mang trong mình nhiều giá trị sống khác biệt nhau. Nếu trong tiến trình đó, các thế hệ khơng gặp đƣợc nhau, truyền thống và hiện đại khơng tìm đƣợc tiếng nói chung, thì sẽ khó có thể tƣởng tƣợng đƣợc tƣơng lai của một nền văn hóa sẽ đi đến đâu. Đó là bài tồn khơng chỉ cho thế hệ Phạm Quỳnh. Đây là tiếng nói của một ngƣời Việt Nam đƣơng đại nghiên cứu triết học phƣơng Tây (một ngƣời đứng giữa hai nền văn hóa): “Nhìn từ khía cạnh tính liên tục và tính nhất thể, mâu thuẫn “truyền thống và hiện đại” trƣớc hết là mâu thuẫn giữa hai hay nhiều thế hệ. Làm thế nào để thế hệ đi sau chấp nhận và kế tục truyền thống văn hóa của ngƣời đi trƣớc, để truyền thống ấy có một ý nghĩa hiện đại và đóng góp vào sự “yên dân”? Mỗi chặng đƣờng, mỗi thế hệ trong hiện tại sẽ trở thành quá khứ cho tƣơng lai, văn hóa sống động hơm nay sẽ trở thành hơm qua của ngày mai. “Truyền thống” do đó bao gồm phƣơng thức thực hiện cho đƣợc sự chuyển tiếp sức sống hiện đại cho thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Đó là ý nghĩa sinh động của truyền thống, chống lại mọi khuynh hƣớng rập khuôn, sao chép sáo rỗng cũng nhƣ khuynh hƣớng bắt chƣớc,

lặp lại, tùy tiện sử dụng nhầm lẫn loại hàng phế thải “second hand” thay thế sản phẩm văn hóa đầu tay” [33, tr.46]. Cịn đây là lời nhắn của nhà trí thức Tây học đầu thế kỷ XX cho thế hệ kế tiếp mình: “Hãy khoan dung (với thế hệ đi trƣớc – TG), và cố gắng làm tốt nhất, nếu anh có thể. Nhƣng cần nhớ rằng tất cả những gì anh làm mà đi đến kết quả phủ nhận mảnh đất này sẽ là một sự xảo quyệt và lừa lọc, nó sẽ “nhấn chìm anh vào một vụ nói dối sẽ làm anh khô cằn đi” [80, tr.294]. Giữa truyền thống và hiện đại luôn cần đến sự nối kết nhƣ vậy, và giữa thế hệ đi trƣớc với thế hệ đi sau luôn cần đến sự khoan dung nhƣ vậy.

Thứ ba, những quan niệm về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc của Phạm Quỳnh chính là cơ sở để ông thực thi những hoạt động cụ thể đóng góp vào quá trình xây dựng ấy. Một nền văn hóa mới theo ý tƣởng của ông, trên thực tế, đã không thể trở thành hiện thực. Song nếu nhìn vào những di sản văn hóa tinh thần mà Phạm Quỳnh để lại cho nền văn hóa Việt Nam, thì có thể thấy, những đóng góp của ơng là khơng hề nhỏ. Ơng là ngƣời đã tận tụy truyền bá những giá trị tốt đẹp của văn hóa phƣơng Tây đến ngƣời đọc Việt Nam. Những bài viết về chủ đề này của ông rất đa dạng, từ những bài viết phổ thông về khoa học thƣờng thức (giới thiệu về tàu lƣợn, về y khoa, về kinh tế…), những bài viết giới thiệu danh nhân khoa học phƣơng Tây, những bài viết về văn học phƣơng Tây, cho đến những bài viết về tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây (nghiên cứu, dịch thuật). Trong bối cảnh nƣớc ta đầu thế kỷ XX, đây khơng chỉ là những bài báo đơn thuần, mà cịn là những tài liệu học tập cho nhiều thanh niên trí thức ở nƣớc ta. Ở khía cạnh bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh lại viết nhiều bài khảo cứu về văn hóa và tƣ tƣởng Việt Nam và phƣơng Đơng, nhƣ những bài viết về thơ ca Việt Nam, về ca dao tục ngữ, về Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Phật giáo… Nhiều bài trong số đó đƣợc ơng viết bằng tiếng Pháp, thậm chí đọc trƣớc viện Hàn lâm khoa học Pháp. Về việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc, Phạm Quỳnh là một trong những ngƣời hoạt động hăng hái nhất nhằm chuẩn hóa, phổ biến hóa, hàn lâm hóa chữ quốc ngữ. Những bài viết của ông, từ những bài về một chủ để phổ thông cho đến chủ để triết học, đều đƣợc ông viết bằng chữ quốc ngữ. Thơng qua đó, ơng góp sức vào quá trình phổ biến chữ quốc ngữ và chứng minh chữ quốc ngữ không chỉ đủ sức làm nên những tác phẩm văn học có giá trị mà cịn có thể đƣợc sử dụng trong những văn bản khoa học địi hỏi tính hàn lâm cao. Chữ

quốc ngữ mà chúng ta sử dụng ngày nay chính là thành quả của nhiều thế hệ trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà Phạm Quỳnh là một trong những nhân vật góp phần quan trọng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận, tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc cũng chứa đựng nhiều hạn chế. Trƣớc hết, ơng đã dựa trên một cách hiểu văn hóa tƣơng đối chật hẹp, nên những phác họa của ông về nền văn hóa Việt Nam cịn chƣa tồn diện. Ơng mới chú ý đến những giá trị tinh thần, tìm cách làm sao để tạo nên đƣợc một sự tiến hóa trong lĩnh vực trí tuệ và ln lý. Ngày nay, chúng ta hiểu rõ, một nền văn hóa mới cho Việt Nam, cần phải đƣợc nhìn nhận ở một góc độ rộng hơn. Năm 1938, trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh đã đƣa ra một cách hiểu về văn hóa để triển khai

những khảo cứu về văn hóa Việt Nam: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phƣơng diện sinh hoạt của lồi ngƣời cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [1, tr.11]. Đây rõ ràng là một cách hiểu đầy đủ hơn so với cách

hiểu của Phạm Quỳnh, và Đào Duy Anh đã để lại một cơng trình rất tồn diện trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam truyền thống dựa trên cách hiểu này. Đó là trong lĩnh vực nghiên cứu, cịn trong lĩnh vực xây dựng đất nƣớc, từ những năm bốn mƣơi của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh, xuất phát từ một cách hiểu rộng hơn về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, lồi ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [40, tr.431], đã từng phác họa nền văn hóa dân tộc cần đƣợc xây dựng trên năm điểm lớn:

“1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cƣờng

2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội

4- Xây dựng chính trị: dân quyền 5- Xây dựng kinh tế” [40, tr.431]

Mặc dù đó mới chỉ là những phác thảo, nhƣng rõ ràng là toàn diện và bao quát hơn so với quan điểm của Phạm Quỳnh. Xuất phát từ cách hiểu có phần hạn hẹp về văn hóa, lại mắc phải sai lầm khi chủ trƣơng dựa vào chính quyền Pháp ở Việt Nam để phát triển đất nƣớc, ý tƣởng của Phạm Quỳnh về việc xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc trên cơ sở kết hợp tinh hoa văn hóa Đơng, Tây, do đó, cũng khơng thể trở thành hiện thực.

Thứ hai, sự ngộ nhận về bản chất thực dân Pháp của Phạm Quỳnh đã khiến ông đƣa ra một hƣớng đi sai lầm cho việc xây dựng nền văn hóa mới. Xuất phát từ sự ngƣỡng mộ đối với nền văn hóa Pháp, Phạm Quỳnh đã đi đến chỗ khẳng định bản chất nhân đạo của chính quyền bảo hộ, bất chấp những hậu quả tai hại mà chính quyền ấy đã gây nên tại Việt Nam, những hậu quả mà có lúc, bản thân Phạm Quỳnh đã nhận thấy, và thậm chí nhiều lần phê phán. Nhƣng kể cả khi phê phán, vấn đề đối với Phạm Quỳnh chỉ là yêu cầu một sự thay đổi từ phía chính quyền thực dân, một sự thay đổi mà theo ơng là hồn tồn có thể. Kết cục là Phạm Quỳnh, cho dù vẫn có tinh thần dân tộc, song chỉ có thể dừng lại ở chỗ thỏa hiệp với thực dân Pháp. Hẳn nhiên, chính quyền bảo hộ, với bản chất thực dân, xâm chiếm thuộc địa của nó, khơng đời nào tự nguyện “trao trả” cho dân tộc Việt Nam một nền độc lập dù là khơng hồn tồn (thực tế là Phạm Quỳnh đã thất bại trong những nỗ lực yêu cầu ngƣời Pháp thực hiện Hiệp ƣớc 1884), và càng không đời nào “ban phát” cho dân tộc ấy những điều kiện mà Phạm Quỳnh yêu cầu để xây dựng nên một nền văn hóa mới.

Thứ ba, mặc dù chủ trƣơng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Phạm Quỳnh là một chủ trƣơng hợp lý, nhƣng sự nhận diện bản sắc văn hóa của ơng lại có nhiều khiếm khuyết. Việc ơng đặt ra vấn đề nhận định lại giá trị của luân lý Nho giáo là một yêu cầu chính đáng, nhƣng việc xem nó nhƣ yếu tố nền tảng của văn hóa Việt Nam trong quá khứ và cả tƣơng lai lại là một sự đề cao thái quá Nho giáo. Có lẽ mặc cảm về một nền văn hóa chịu ảnh hƣởng sâu đậm của Trung Hoa đã dẫn Phạm Quỳnh đến sự nhận định này. Nho giáo, dẫu sao cũng là một sản phẩm của văn hóa Trung Hoa, và chỉ mình nó khó có thể làm nên “quốc túy”, làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Rõ ràng, trong khi chỉ ra cốt lõi văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh đã khơng nói đến những yếu tố văn hóa bản địa, những yếu tố thuộc cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á của nền văn hóa Việt Nam, là những yếu tố có thể phân biệt nền văn hóa Việt Nam với những nền văn hóa khác. Mặc dù ông đặt ra cả vấn đề

phê phán, thay đổi, cải biến Nho giáo, song rõ ràng, ông đã nhầm lẫn khi lấy Nho giáo làm nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Trên thực tế, Nho giáo đã đóng một vai trị quan trọng trong lịch sử dân tộc, và nó vẫn có nhiều điểm cịn ngun giá trị trong thời đại mới, song xét đến cùng, Nho giáo là một sản phẩm của một thời đại trong lịch sử. Đến đầu thế kỷ XX, Nho giáo đã cho thấy rõ sự bất lực của nó trong việc giải quyết những yêu cầu của lịch sử dân tộc. Quan điểm này của Phạm Quỳnh, vì vậy, lại mang tính chất bảo thủ hơn là tiến bộ, mặc dù ông luôn nỗ lực tìm đến sự điều hịa giữa hai thái cực này.

Cuối cùng, Phạm Quỳnh đã thể hiện một nhận thức thiếu hụt về giá trị văn hóa phƣơng Tây. Trong khi đề cập đến giá trị văn hóa phƣơng Tây, Phạm Quỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc (Trang 85 - 95)