Chi phí xuất cƣ (VNĐ) Chi phí trở về (VNĐ)
Chi phí di chuyển và ăn uống 500.000 500.000
Tiền môi giới qua cửa khẩu 4.000.000 3.000.000 Tiền môi giới xin việc 1.000.000
Tổng chi phí 5.500.000 3.500.000
Tổng chi phí cho cả đi và về 9.000.000
Chi phí trên chỉ mang tính chất tƣơng đối vì nó còn phụ thuộc vào thời điểm xuất cƣ cũng nhƣ tỉ lệ chênh về phí môi giới xin việc và phí cho ngƣời môi giới để đƣa ngƣời qua biên giới.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy động năng di cƣ là do sự khác biệt và chênh lệch về mức thu nhập, tiền lƣơng và sức hấp dẫn của thị trƣờng việc làm của Trung Quốc cao hơn so với ở Việt Nam. Lý thuyết thị trƣờng lao động kép (Dual Labour Markets) của Michael Piore cho rằng di cƣ quốc tế bắt nguồn từ những nhu cầu về lao động thực chất (bên trong) của các nƣớc công nghiệp phát triển. Theo lý thuyết này di cƣ quốc tế xuất hiện là bởi vì các nƣớc phát triển có nhu cầu về lao động nhập cƣ lâu dài, thƣờng xuyên và những nƣớc này đặc trƣng cho một xã hội công nghiệp phát triển cũng nhƣ nền kinh tế của nó. Còn đối với các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế còn tƣơng đối hạn chế, dẫn đến việc dƣ thừa lao động, ngƣời trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, hoặc thất nghiệp gia tăng. Bên cạnh đó là tính cạnh tranh công việc tại nƣớc đi cao, thêm vào đó thu nhập lại thấp hơn nhiều so với nƣớc đến. Do vậy, dẫn đến nhu cầu di cƣ nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, tạo thành lực đẩy từ thị trƣờng lao động nơi xuất cƣ. Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, hoạt động sinh kế của ngƣời dân xã Chiến Thắng chủ yếu dựa
8
Tài liệu do nhà nghiên cứu thu thập dựa trên kết quả phỏng vấn những lao động di cƣ nam tại địa bàn nghiên cứu (tài liệu thu thập vào tháng 11 năm 2015).
vào hoạt động nông nghiệp, một phần nhỏ dựa vào kinh tế đồi rừng và tận dụng diện tích mặt nƣớc ngọt để nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế, do vậy khả năng tạo việc làm tại chỗ thấp mà bình quân số lao động trên mỗi hộ lại cao dẫn đến dƣ thừa lao động trong gia đình. Di cƣ tìm việc làm đƣợc coi nhƣ là giải pháp cải thiện sinh kế gia đình và giải quyết việc làm cho những lao động dƣ thừa đó.
“Ở quê cũng chẳng biết làm gì ngoài mấy tháng mùa cày cấy. Rỗi ra lúc thì đi làm sơn, lúc thì đi làm sắt nhưng việc lại không có đều. Đi làm khu công nghiệp cách nhà mười mấy cây thì xa quá mà lương lại cũng thấp”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, đã kết hôn, 43 tuổi)
“Anh cũng muốn ở nhà lắm, nhưng làm ở gần nhà thì lương không cao, lại ít việc, việc thì không đều. Trước kia cũng đi làm ở các tỉnh xa, ở Hà Nội, anh cũng từng vào cả Đắc Lắc làm cà phê mấy năm. Nhưng làm xa như thế trừ tiền ăn uống, thuê nhà đi cũng chả được bao nhiêu. Sang bên đó, làm một tháng bằng mình làm hai ba tháng bên này. Đi ba năm nay, giờ trả bớt nợ ngân hàng rồi nên năm nay anh ở nhà”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, đã kết hôn, 37 tuổi) Lý thuyết thị trƣờng lao động kép cũng cho thấy rằng di cƣ đƣợc xác định là do sự chênh lệch nhu cầu về nguồn nhân lực trong thị trƣờng lao động việc làm giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển. Điểm đến của những lao động di cƣ nam đƣợc nghiên cứu tập trung nhiều ở huyện Phúc Châu - tỉnh Phúc Kiến-Trung Quốc. Phúc Kiến là tỉnh với địa hình có nhiều đồi núi, và Phúc Châu là một trong ba huyện có nền kinh tế phát triển hơn cả tại Phúc Kiến. Tại vùng ven biển, các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp nhẹ, điện tử, thực phẩm, thủy sản, chế biến thực phẩm; còn tại vùng nội địa, các ngành công nghiệp chủ đạo là nguyên liệu thô, gia công và chế biến thép, dệt may, gỗ, hóa chất, chế biến trà, sản xuất trang phục và đồ thể thao 9. Các ngành
9
nghề này đòi hỏi nhu cầu lớn về lao động, đặc biệt là những lao động chân tay và không có chuyên môn.
“Lúc đầu đến học việc, mà nó cũng chả cần thử việc gì. Sau khi được đưa đến chỗ làm, và thăm chỗ ở, xưởng làm cũng gần nơi ở luôn, được nghỉ một ngày, hôm sau đi làm luôn và tính công luôn. Việc thì đơn giản, chỉ cần có sức khỏe là được”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, đã kết hôn, 35 tuổi) Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến quyết định di cƣ của những lao động di cƣ nam đƣợc nghiên cứu là do những biến cố kinh tế nhƣ sức ép nợ nần do cờ bạc, lô đề, việc chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo cho ngƣời thân trong gia đình, vay mƣợn ngân hàng để xây cất nhà cửa cũng để lại những món nợ lớn tạo sức ép lên những vai những ngƣời làm chủ gia đình, hay nhƣ tiền học phí cho con cái cũng nhƣ các khoản tiền để trang trải sinh hoạt phí cho cả gia đình vv… Đây cũng chính là nhân tố thúc đẩy tâm lý muốn ra đi của những lao động di cƣ nam.
“Em bài bạc nhiều quá, đi Nhật về cũng kiếm được ít nhưng lại nướng hết vào bài bạc. Vay mượn nhiều, có lần vay nặng lãi còn cược cả mạng, bọn đầu gấu về tận nhà chúng nó bắt đưa xuống Hà Nội nhốt mấy ngày, ông già em phải bán đất và vay thêm trả chúng nó mới thả cho về. Còn một lần cả lũ đang đánh bị công an hốt, phải mất 300 triệu mới lo nổi vụ đó”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, đã kết hôn, 27 tuổi)
2.2.2. Gia đình, thân tộc và vốn xã hội
Di cƣ đƣợc coi nhƣ một chiến lƣợc sinh kế và là cơ hội để thoát nghèo (Guest, 1998; Dang et at., 2003). Các quyết định di cƣ không chỉ phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ các thành viên khác trong hộ gia đình mà ở đó mỗi một thành viên có tiếng nói và tầm ảnh hƣởng khác nhau tới quyết định di cƣ của từng thành viên khác. Nó đƣợc thể hiện thông qua các mối quan hệ ràng buộc, sự kì vọng và các nghĩa vụ mà gia đình giao phó cho mỗi thành viên. Các khoản tiền gửi về từ ngƣời lao động di cƣ dần trở thành nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất của
nhiều hộ gia đình đƣợc nghiên cứu. Cùng với việc phân bổ các nguồn lực để đa dạng hóa các hoạt động sinh kế khác thì các hộ gia đình cũng coi di cƣ nhƣ một chiến lƣợc sinh kế quan trọng. Do vậy việc quyết định xem ai là ngƣời di cƣ không còn là chuyện của từng cá nhân mà nó đƣợc coi nhƣ là chiến lƣợc sinh kế hộ gia đình (Chant and Radcliffe, 1992). Câu chuyện di cƣ dƣới đây của một nam lao động di cƣ sang lao động không phép ở Trung Quốc đã minh họa cho việc các hộ gia đình coi di cƣ nhƣ một trong các chiến lƣợc sinh kế có ý nghĩa nhƣ thế nào? Đồng thời cũng cho thấy những xung đột và mâu thuẫn giữa lợi ích, sở thích và quyền lợi của cá nhân ngƣời di cƣ với lợi ích của cả hộ gia đình.
“Em bắt đầu đi làm xa nhà ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, em thi đỗ một trường đại học trên Hà Nội, cũng muốn lên đó học nhưng bố mẹ không nuôi nổi. Nhà tuy chỉ có hai anh em trai nhưng mẹ em lại bị bệnh nên phải mất nhiều tiền chữa bệnh. Em trai em kém em hai tuổi thôi nhưng nó học giỏi hơn, mẹ em bảo em tạm nghỉ một hai năm đi làm để có tiền phụ thêm cho bố để nuôi em trai em ăn học, lại còn có tiền thuốc thang cho mẹ. Sau hai ba năm đi làm tỉnh nọ tỉnh kia trong nước, tiền lương tháng nào em cũng gửi về cho bố mẹ. Đến lúc thằng em trai em vào đại học, kinh tế còn khó khăn hơn. Lúc ấy em đang yêu một cô bé ở Bắc Ninh nhưng nhà nghèo quá không dám dẫn về nhà để ra mắt, thế là bọn em bỏ nhau, mấy tháng sau em quyết định đi Trung Quốc làm việc”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, chƣa kết hôn, 23 tuổi) Câu chuyện trên của một lao động di cƣ nam chƣa kết hôn cho thấy nguyên nhân di cƣ chủ yếu là để làm hài lòng mong muốn của bố mẹ với mục đích tăng thêm thu nhập và để nuôi em ăn học mà phải hy sinh đi quyền lợi và mong muốn cá nhân của mình. Ngƣợc lại, câu chuyện di cƣ của đôi vợ chồng dƣới đây lại cho thấy sự đồng thuận trong việc đƣa ra quyết định di cƣ của ngƣời chồng nhằm thay đổi chiến lƣợc sinh kế gia đình để tạo dựng tiềm lực kinh tế vững chắc cho tƣơng lai.
“Vợ chồng anh có 2 cháu rồi, nhưng hai năm nay vợ chồng anh gửi ông bà nội nuôi, anh sang Trung Quốc được một năm thì đón vợ sang. Hai vợ chồng bên này làm tiết kiệm cũng được. Mong dành dụm được chút vốn sau này về cho con cái đỡ khổ, mà có vốn rồi mình có thể tính chuyện làm ăn tiếp. Anh định tích cóp chút vốn để mở một xưởng gạch, trên này giờ người ta xây xát cũng nhiều. Nhưng trước mắt là để trả khoản nợ ngân hàng vay xây nhà đã”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ nam hồi hƣơng, đã kết hôn, 34 tuổi) Dƣới đây là chia sẻ của một ngƣời phụ nữ có chồng đi Trung Quốc làm việc không phép.
“Vừa mới cưới xong được mấy tháng, bọn em đã phải mỗi đứa một nơi để đi kiếm tiền. Em thì đi làm cho một công ty may gần nhà. Còn anh ấy bảo đi làm theo ông anh họ xa bên Trung Quốc. Ban đầu em không đồng ý, nhưng anh ấy cứ nằng nặc đòi đi và bảo chỉ tranh thủ đi và kiếm tiếm tiền hai năm thôi, có tiền rồi vợ chồng sẽ ổn định cuộc sống ở nhà. Mãi rồi em cũng đồng ý, thế là vợ chồng phải gác lại chuyện con cái”.
(Phỏng vấn sâu, vợ ngƣời lao động di cƣ, nữ, 24 tuổi) Qua những câu chuyện trên từ những ngƣời di cƣ và ngƣời thân, ta thấy di cƣ đƣợc coi nhƣ một hình thức nhằm đa dạng hóa hoạt động sinh kế hộ gia đình và nó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình cụ thể và việc quyết định phân bổ, sử dụng nguồn lực hộ gia đình cho hoạt động sinh kế nào lại phụ thuộc vào chiến lƣợc của từng hộ gia đình ấy mà ở đó cần phải có sự đồng thuận từ các thành viên khác.
Một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quyết định di cƣ của những lao động di cƣ nam là do Lực hút từ vốn xã hội: ngƣời thân, bạn bè và các mối quan hệ quen biết. Theo kết quả nghiên cứu thu đƣợc thì việc di cƣ lao động xuyên biên giới sang Trung Quốc làm việc không phép thƣờng diễn ra theo nhóm, có rất ít những trƣờng hợp di cƣ một cách độc lập. Qua kết quả phỏng vấn thu đƣợc tại địa bàn cho thấy những ngƣời di cƣ lao động hợp pháp theo hợp đồng lao động (chủ yếu là
sang Đài Loan) và cả những ngƣời di cƣ lao động không phép thông qua môi giới đến trƣớc đã thiết lập đƣợc các mối quan hệ và mạng lƣới quan hệ tại nơi đến, từ đó họ đóng vai trò là trung gian cho việc tìm kiếm và đƣa những nam di cƣ có nhu cầu từ Việt Nam sang Trung Quốc làm việc. Nhóm ngƣời này tìm kiếm việc làm và tìm cách đƣa những ngƣời thân ở quê nhà sang làm việc, có trƣờng hợp trở thành ngƣời môi giới nhờ thiết lập đƣợc mối quan hệ với các ông chủ ngƣời Trung Quốc và mạng lƣới những ngƣời môi giới tìm việc làm là ngƣời Trung Quốc hoặc ngƣời Trung gốc Việt, họ đóng vai trò chuyên nhận, đƣa đón ngƣời Việt Nam qua biên giới không có giấy tờ. Nhóm những ngƣời lao động di cƣ đến trƣớc này đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quyết định di cƣ của những ngƣời ở quê nhà. Qua họ thì những ngƣời ở quê nhà đã đƣợc cung cấp những thông tin về công việc, tiền lƣơng, và cả những thông tin về các khoản chi phí đi lại cụ thể. Do vậy những ngƣời có ý định di cƣ tìm việc làm cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong việc đƣa ra quyết định di cƣ của mình. Điểm đến của nhóm lao động di cƣ nam đƣợc nghiên cứu là huyện Phú Châu, tỉnh Phúc Kiến. Nơi đây có nhiều các nhà máy và các phân xƣởng công nghiệp và thủ công nhƣ gia công thép, làm mộc, da giày, điện tử, xƣởng may vv… Các mẩu chuyện dƣới đây đƣợc cung cấp từ những lao động di cƣ nam và những ngƣời thân của họ cho thấy việc quen biết hoặc có quan hệ họ hàng với những lao động di cƣ đến trƣớc, đang còn lao động ở Trung Quốc hay đã trở về ảnh hƣởng rất lớn tới quyết định di cƣ của những ngƣời chƣa di cƣ.
“Anh có ông anh vợ anh ở bên ấy. Ông chuyên nhận đưa người sang đó làm việc. Một năm ông về một đến hai lần, có những lần về ông dẫn 15-20 người sang đấy tìm việc làm cho. Còn bình thường ai muốn đi thì cứ rủ nhau đi theo nhóm, tự bắt xe về Hà Nội rồi bắt lên Móng Cái, lên đó sẽ có người dẫn qua cửa khẩu và đưa đến xưởng chỗ làm việc. Cứ sang đến đó rồi trả tiền. Anh thì là chỗ anh em trong nhà nên không
mất tiền môi giới, còn người trong họ hàng hay trong làng thường thì là 1000 tệ 10, còn người ngoài thì trung bình cứ 1500 tệ ”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 34 tuổi)
“Có người quen đi cùng mình cũng bớt lo. Thời gian đầu nghe nói là đi chui qua biên giới cũng sợ, nhưng sau có nhiều người trong làng cũng đi nên anh quyết định đi cùng. Với lại sang đó mình có người quen nhận tiền xin việc cho rồi thì cũng yên tâm”.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 29 tuổi) Trong số những ngƣời đƣợc hỏi thì có hai trƣờng hợp là đi trốn gia đình vì sợ bố mẹ ngăn cản không đồng ý cho đi. Và nếu nhƣ không dựa vào mối quan hệ quen biết thì họ đã không lựa chọn di cƣ xuyên biên giới không phép, thậm chí họ còn phải nói dối gia đình mình để trốn đi sang Trung Quốc làm việc. Dƣới đây là câu chuyện chia sẻ của một bà mẹ có con di cƣ Sang Trung Quốc làm việc không phép.
“Nghĩ lắm lúc thương con rớt nước mắt cháu ạ, nó mới hơn hai chục tuổi đầu, học hết cấp hai đã phải đi làm thuê. Hôm nó đi Trung Quốc là nó đi trốn cô chú ấy chứ. Lúc đi nó nói dối là đi làm ở Hà Nội, sang bên đó rồi nó mới điện về bảo đi làm Trung Quốc cùng đứa bạn làng bên”.
(Phỏng vấn sâu, mẹ lao động di cƣ, nữ, 49 tuổi) Câu chuyện thứ hai là của một lao động di cƣ nam đã kết hôn. Vợ chồng ngƣời đàn ông này đã có hai con và đang chung sống cùng bố mẹ. Mặc dù cũng đi trốn bố mẹ nhƣng trƣớc khi đi anh có thông báo và bàn bạc với ngƣời vợ của mình.
“Lúc lên xe đi Móng Cái anh mới gọi điện báo cho mẹ anh là đi Trung Quốc, anh không dám gọi điện cho bố, gọi điện cho mẹ xong là anh tắt điện thoại luôn vì sợ người nhà gọi lại giục về. Nói thật nếu bên kia không có người quen bảo đi thì anh cũng ở nhà thôi, đi thế này cũng mạo hiểm chứ”.
10
Thông tin phỏng vấn từ lao động di cƣ nam. 1000 nhân dân tệ tƣơng ứng với 3,3 triệu đồng tiền Việt Nam theo tỉ giá quy đổi vào thời điểm nghiên cứu.
(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 35 tuổi) Những câu chuyện của những lao động di cƣ nam và ngƣời thân của họ cho thấy tầm quan trọng của mạng lƣới xã hội trong di cƣ. Nó góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế việc quyết định có hay không di cƣ của ngƣời di cƣ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng lƣới quan hệ xã hội trong di cƣ tạo ra những chuỗi di cƣ. Những lao động di cƣ nam đã từng làm việc bên Trung Quốc đã trở về