Các công việc mà những lao động di cƣ nam trái phép đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp lao động di cư nam xuyên biên giới việt trung động năng, trải nghiệm và các vấn đề sức khỏe (Trang 74 - 94)

Tổng số (60 ngƣời)

Loại hình công việc

Gia công và bốc dỡ sắt thép Sản xuất đồ chơi Sản xuất đồ gia dụng Sản xuất đồ điện tử Gia công giày da Sản xuất gỗ và nghề mộc Trồng và thu hoach mía, chuối Số ngƣời 17 14 8 5 7 6 3 Tỉ lệ (%) 28,3 23,3 13,3 8,3 11,7 10 5

Những câu chuyện kể từ những lao động di cƣ nam cho thấy công việc nặng nhọc và phải làm việc với cƣờng độ cao với thời gian trung bình mỗi ngày từ 10-12 tiếng là một trong những khó khăn lớn nhất mà những lao động di cƣ nam phải đối mặt. Anh Phong, một lao động di cƣ nam, 23 tuổi chia sẻ: “một ngày làm 12 tiếng mà tối về các anh còn đi làm thêm, có hôm bọn anh cày đến tận một hai giờ sáng. Ấy thế mà vẫn còn sức để đi làm vào sáng hôm sau”. Cũng giống nhƣ anh Phong, Anh Minh nói: “mình đi làm cũng như làm ở các công ty, 10 tiếng là 10 tiếng, cứ phải đủ. Trước kia đi công trình, nó có người giám sát, mình không câu giờ hay đò đưa thời gian được. Đi làm như thế này không giống như ở quê. Ở quê mình làm mệt thì mình ngồi nghỉ, còn làm ở đây làm gì có giải lao”. Do công việc nặng nhọc nên nhiều lúc ngƣời lao động phải nghỉ việc do ốm đau mà không đƣợc tính tiền lƣơng: “mới đầu sang còn

11

Tài liệu do nhà nghiên cứu thu thập dựa trên kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi những lao động di cƣ nam tại địa bàn nghiên cứu (tài liệu thu thập vào tháng 11 năm 2015)

chưa quen việc, làm được mấy ngày đầu chân tay phồng rộp, đau nhức hết cả phải nghỉ mất mấy ngày, sau dần cũng quen” (lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 44 tuổi).

Bên cạnh việc phải làm những công việc nặng nhọc với thời gian kéo dài hơn so với thời gian làm việc trung bình trong ngày, thì điều kiện làm việc của những lao động di cƣ nam cũng rất khó khăn. Họ phải làm những công việc đƣợc gọi là những công việc 3D (cách gọi theo nghĩa tiếng anh) trong một môi trƣờng bẩn thỉu (dirty), nguy hiểm (dangerous) và khó khăn (difficult). Họ phải làm việc trong các công xƣởng chật hẹp, các cơ sở sản xuất tƣ nhân không phép mà không có các phƣơng tiện bảo hộ lao động, hay phải làm những công việc ngoài trời ở các công trƣờng xây dựng, chợ trời, và trên đƣờng phố.

“sợ nhất là lúc xưởng nó dùng máy cắt sắt, mà hầu như ngày nào nó cũng cắt. Cái mùi sắt và bụi bặm của nó bay lên kinh khủng lắm. Làm ở trong xưởng thì được cái là râm mát chứ còn phải ngồi xe đi bốc ở các công trình thì mới vất. Ngoài trời thì nắng chang chang, thế mà cứ đứng trên xe ném sắt xuống vừa nóng, vừa khát lại còn mùi hôi hám của cơ thể với sắt thép sợ lắm”.

(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 47 tuổi) Về tiền lƣơng, trung bình mỗi tháng những lao động di cƣ nam có thể kiếm đƣợc trung bình từ tám đến mƣời triệu đồng tùy thuộc vào công việc khác nhau. Cũng có những trƣờng hợp làm thêm ngoài giờ có thể kiếm đƣợc 12 triệu hoặc cao nhất là 15 triệu đồng. Với mức lƣơng trung bình nhƣ vậy và trừ đi chi phí sinh hoạt, nếu đem so sánh thì cũng cao hơn gấp hai, thậm chí là gấp ba lần so với thu nhập nếu nhƣ làm thuê ở nhà. Đây chính là lí do khiến nhiều lao động di cƣ nam vẫn chấp nhận duy trì công việc cho dù có khó khăn và vất vả.

“Sang đây nếu tích cực làm đủ công đủ tháng, trừ chi phí ăn uống sinh hoạt khoảng gần ba triệu, chi tiêu tiết kiệm thì cũng để được gần chục triệu. Việc tuy vất vả nhưng lương thế cũng gọi là ổn so với làm ở nhà rồi. Trước kia mỗi người nó trả cho 120 đồng (120 đồng nhân dân tệ, mỗi đồng tương đương với khoảng ba nghìn Việt

Nam đồng tính theo tỉ giá tùy theo thời điểm) một ngày. Bây giờ nó tăng lên cho 140 đồng một ngày”.

(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 47 tuổi) Trong hầu hết các trƣờng hợp đƣợc hỏi đều trả lời rằng ngoài khoản tiền lƣơng chính, họ không đƣợc hƣởng thêm bất cứ khoản tiền trợ cấp hay tiền thƣởng nào. Nếu muốn tăng thêm thu nhập họ sẽ phải ra ngoài làm thêm tranh thủ vào buổi tối sau giờ làm việc. Anh Thắng, một ngƣời đã từng làm việc ở Trung Quốc hơn bốn năm nói:

“mình làm bao nhiêu thì nhận lương bấy nhiêu thôi. Đi làm hàng ngày đều đếm công. Mình nghỉ ngày nào bị trừ ngày đấy, chứ từ xưa đến nay anh đi làm bao nhiêu việc bên này mà chưa thấy chủ nào cho tiền thưởng thêm hay quà cáp gì”.

Về vấn đề quan hệ lao động và bóc lột lao động đối với ngƣời lao động di cƣ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngƣời lao động di cƣ không quan tâm nhiều đến việc mình bị bóc lột sức lao động và cũng không có ý định thực hiện các hành động chống đối hay phản kháng mặc dù họ đều nói rằng mình bị các ông chủ bóc lột bằng cách không trả lƣơng theo đúng nhƣ mức lƣơng đã thỏa thuận, bị trả lƣơng chậm hoặc không đủ. Nhiều lao động bị quỵt lƣơng, bị quản lý chặt chẽ, hoặc bị cƣỡng bức làm thêm giờ, thêm việc, thậm chí bị đối xử ngƣợc đãi, bị xúc phạm danh dự và nhân phẩm. Bên cạnh đó, thu nhập của họ thƣờng thấp hơn những ngƣời ở Trung Quốc khi cùng đƣợc thuê làm một công việc.

“Chủ nó thuê mình vì mình làm được việc cho nó. Nó cần mình, nhưng mình còn cần nó hơn, không có nó thì mình chết. Cũng có tháng bị chậm lương, nhưng mình phải cố bám, nếu bỏ việc thì lại phải mất thêm tiền cho môi giới xin việc mới mà chắc gì hơn được công việc cũ. Với lại còn làm ở đó chủ nó còn cho chỗ ăn, chỗ ở. Ra ngoài rồi loanh quanh mà bị bắt thì cũng chết”.

(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 32 tuổi) Cũng là nạn nhân của việc bị cƣỡng ép lao động, anh Lý, 29 tuổi, một công nhân làm việc trong một xƣởng gia công giày da chia sẻ: “Ngày nào cũng phải làm đủ

mười tiếng, có những ngày đơn hàng về phải làm thêm đến 11 hoặc 12 tiếng nhưng mà vẫn chỉ tính một ngày lương. Thỉnh thoảng có lúc chủ nó cũng hay chửi bới, quát nạt. Lúc nó chửi thì mình chỉ biết là nó chửi qua những câu ngắn mà tục tĩu thôi chứ nó nói dài mình cũng không hiểu hết. Mình thì cứ mặc kệ, người chửi cứ chửi còn người làm việc thì cứ làm”.

Tai nạn lao động và các rủi ro khác liên quan đến công việc, cũng là một vấn đề lớn đối với những lao động di cƣ nam. Theo ông NVV, trƣởng Công an huyện Bình Minh cho biết: chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn huyện có đã có năm trƣờng hợp di cƣ lao động trái phép sang Trung Quốc bị thiệt mạng. Phần lớn những vụ thiệt mạng là do tai nạn lao động gây ra. Anh Phú, 33 tuổi, một lao động di cƣ làm nghề khuôn vác trong các công trình xây dựng mô tả lại một lần may mắn thoát chết khi đang làm việc: “lúc đó mà không nhanh thì đúng là chết thật rồi. Mấy người đứng dưới vừa bốc sắt thép lên cầu để cho máy kéo kéo lên các tầng trên, khi đang kéo bỗng dưng ván lật trút xô hết sắt thép xuống. Lần đó mà rơi trúng đầu thì không chết cũng thành tàn tật rồi”. Có nhiều ngƣời trong nhóm đƣợc nghiên cứu trả lời họ đã gặp phải tai nạn lao động ít nhất là một lần khi đang làm việc. Khi làm việc do không đƣợc trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động nên tai nạn thƣờng dễ xảy ra. Anh Phúc, 39 tuổi, trong một lần dùng máy cắt sắt thép đã bị rằm sắt bay vào mắt và bị nhiễm trùng nên phải làm phẫu thuật sau đó do sợ quá nên đã bỏ việc về Việt nam. Cũng giống trƣờng hợp của anh Phúc, bác sơn, 57 tuổi, ngƣời làm cùng xƣởng sắt với anh Phúc cũng bị ngã lao từ trên xe sắt xuống và bị gãy tay và xƣơng vai nên phải bỏ về quê do thƣơng tật: “bác sang Trung Quốc mới làm việc được 8 ngày thì bị ngã. Ngã từ trên xe sắt xuống. Tại khuôn vác sắt thép dưới trời nắng quá, mình bị choáng lao xuống đất. Chỗ tay trái chống xuống bị gãy”. Nguy hiểm nhất phải kể tới là trƣờng hợp của anh Vinh, 27 tuổi, ngƣời bị tai nạn xe trên đƣờng về từ công trình xây dựng: “em bị tai nạn trên đường đi công trình về, cái xe tải mười mấy tấn lôi vào gầm kéo lê đi mấy mét, ấy thế mà chỉ bị gẫy một cái xương sườn và xước xát cơ thể, nghĩ lại đến giờ vẫn còn thấy

run. Người đi làm cùng gọi điện cho ông chủ rồi chủ đưa vào bệnh viện, nằm viện một tuần, sau về nằm nghỉ ở xưởng gần một tháng là em xin chủ cho về”.

Những rủi ro liên quan đến công việc, không chỉ dừng lại ở việc bị tai nạn lao động đẫn đến tử vong hay thƣơng tật. Với những trƣờng hợp may mắn, khi tới nơi thì xin đƣợc công việc nhƣ đã thỏa thuận trƣớc với ngƣời môi giới. Tuy nhiên có nhiều trƣờng hợp khi sang tới nơi họ không xin đƣợc việc, hoặc bị môi giới bỏ rơi lúc bị bắt trong lúc di chuyển qua biên giới.

“Ba chìm, bảy nổi lắm em ạ. Mình mà không biết là bị bọn môi giới nó ăn quỵt tiền của mình. Năm bảy môi giới nó ăn hết tiền của mình chứ. Mình có biết gì đâu, cứ mỗi lần mất việc là lại phải đưa tiền cho môi giới để nó tìm việc mới cho. Mà làm gì có việc đâu, cứ chỗ này không làm được lại chuyển chỗ kia, lại về nhà nó ăn, nó lại lấy tiền ăn, tiền tàu xe đi lại. Nó cứ nắm đằng chuôi đấy thôi”.

(Phỏng vấn sâu, lao động di cƣ, nam, đã kết hôn, 32 tuổi) Dƣới đây là câu chuyện kể của chính một ngƣời môi giới nói về tình cảnh của của những ngƣời lao động di cƣ từ Việt Nam sang mà không xin đƣợc việc làm:

“Năm vừa rồi nhiều người sang làm việc mà không có việc, nhiều người sang Quảng Đông bị bắt. Họ thất nghiệp, bơ vơ không có việc, anh kiếm việc giúp họ. Nhiều người đến phòng anh ở, không có tiền anh nuôi ăn ở mấy ngày và tìm việc cho. Có một tốp 13 người này mà không có anh thì chết đói rồi. Em nhìn ảnh anh chụp lại cảnh đó mà xem, toàn xô chậu, đứng ngồi thất thần trông như những người hành khất. 13 người mà không còn đồng nào ăn. Anh nấu cho 4 nồi cơm mà họ ăn hết sạch, sau ba ngày thì anh kiếm được việc cho họ. Họ sang đấy có người dẫn đường đi sang nhưng người ta không kiếm được việc làm cho họ. Họ bị bỏ đứng bơ vơ ở đấy như người sắp chết”.

(Phỏng vấn sâu, ngƣời lao động, môi giới di cƣ, nam, 40 tuổi) Có thể nói những lao động di cƣ nam sang Trung Quốc làm việc không phép đã phải làm nhiều những công việc khác nhau để kiếm sống. Tuy nhiên, do thiếu tay nghề, kỹ

năng, không biết tiếng Trung Quốc, và đặc biệt là không có giấy tờ cƣ trú và lao động hợp pháp nên các công việc mà họ làm đều bấp bênh, thu nhập cũng không ổn định. Thêm vào đó họ phải ghánh chịu rất nhiều rủi ro từ việc bị chủ lạm dụng, bóc lột sức lao động, bị cắt xén tiền lƣơng cho tới việc bị tai nạn lao động vv… Hệ quả là họ phải trải qua những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến việc làm mà do hình thức di cƣ lao động không phép mang lại.

Có thể nói, tại nơi đến những lao động di cƣ nam không đƣợc hƣởng đầy đủ những quyền lợi của một ngƣời di cƣ lao động. Không những thế họ còn dễ dàng bị đẩy vào tình huống dễ bị tổn thƣơng do gặp rủi ro hoặc bị xâm phạm mà không có bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào từ phía nhà nƣớc sở tại. Cho đến nay, Việt Nam và Trung Quốc vẫn chƣa kí thoả thuận hợp tác trao đổi lao động giữa hai quốc gia. Mọi hình thức di cƣ lao động tự phát mà không có giấy tờ hợp lệ đƣợc các cơ quan có thẩm quyền của hai nƣớc cấp đều bị coi là trái phép và không nhận đƣợc sự bảo hộ hợp pháp từ phía nhà nƣớc sở tại. Tất cả những lao động di cƣ nam đƣợc nghiên cứu đều là lao động di cƣ trái phép không có giấy tờ, do vậy họ không nhận đƣợc sự bảo hộ về quyền và những lợi ích chính đáng của một công dân nƣớc ngoài khi di cƣ lao động tại Trung Quốc. Điều này đã đẩy những lao động di cƣ nam rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, nhiều rủi ro và nguy hiểm. Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ việc phỏng vấn những lao động động di cƣ nam, không có bất cứ một hợp đồng lao động nào đƣợc kí kết giữa chủ sở hữu lao động và những ngƣời lao động làm thuê. Mọi thoả thuận liên quan đến công việc từ tiền lƣơng, thời gian làm việc đến trách nhiệm công việc vv… đều là những thoả thuận miệng mà không có bất cứ giấy tờ gì để đảm bảo để phòng khi có rủi ro hay tai nạn xảy ra. Không những thế, do không có giấy tờ di trú hợp lệ cùng với sự khó khăn trong việc tìm công việc mới nếu không may bị sa thải hay tự ý bỏ việc đã khiến những lao động di cƣ nam phải phụ thuộc vào ngƣời chủ của mình. Họ không dám chống đối ngay cả khi biết rằng mình bị cƣỡng bức lao động, bị cúp phạt hay bị cắt xén tiền lƣơng.

Những ngƣời lao động di cƣ ra nƣớc ngoài phần lớn là những ngƣời nghèo, họ không đƣợc trang bị những kĩ năng để đối phó với những trở ngại, rủi ro, kể cả việc khi bị phân biệt đối xử hay bị bóc lột (Vũ Ngọc Bình, 2012). Trong phần trƣớc nói về trải nghiệm của những lao động di cƣ nam liên quan đến công việc, ta thấy rằng những lao động di cƣ không phép đã không đƣợc hƣởng chế độ lao động bình đẳng nhƣ những ngƣời lao động địa phƣơng từ thời gian làm việc, thời gian nghỉ nghơi đến lƣơng bổng và các chế độ phụ cấp kèm theo. Không những thế, họ còn bị tƣớc đi những quyền dân sự chính đáng do đã bị ép buộc hoặc cƣỡng bức lao động, bị trừng phạt, bị chửi mắng và bị đối xử tệ bạc.

Bên cạnh đó, do không có quyền di trú hợp pháp nên những lao động làm thuê này phải sống chui rúc, tập trung trong các khu nhà xƣởng chật hẹp gần nơi làm việc. Họ không đƣợc tự do di chuyển vì lo lắng sẽ bị công an sở tại bắt giữ và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào nếu nhƣ bị bắt. Theo ông ĐVĐ, trƣởng công an xã Chiến Thắng, số lao động di cƣ nam sang Trung Quốc lao động không giấy tờ bị bắt giam và bị trục xuất về địa phƣơng ngày càng tăng. Trong đó phải kể đến đợt bắt giữ và trục xuất 28 lao động di cƣ nam vào cuối tháng 12 năm 2015 và 17 lao động di cƣ nam khác vào tháng năm năm 2016. Có những trƣờng hợp bị bắt giữ và trục xuất về nƣớc đến hai lần nhƣng sau đó vẫn tiếp tục sang Trung Quốc lao động chui, cá biệt có hai trƣờng hợp bị bắt giữ đến lần thứ ba. Theo lời kể của những ngƣời đã trở về, thì việc họ bị bắt giữ là do đã bị cảnh sát Trung Quốc theo dõi từ trƣớc, mặc dù vậy họ cũng không có biện pháp hay kế hoạch nào để đối phó trƣớc với những tình huống rủi ro xảy ra.

“Vừa mới ăn cơm xong. Mấy anh em chú cháu đang nằm nghỉ. Đột nhiên bọn nó ập vào mỗi thằng một khẩu súng quát mắng om sòm. Phòng bên này nó bắt một lúc 7 người, anh với một thằng em khác sợ quá chui vào gầm giường, thế mà nó vẫn lôi ra. Có người sợ quá còn chui cả vào nhà vệ sinh. Mấy phòng bên kia cũng có toán khác vào vây bắt, chả biết bắt bớ thế nào đến lúc thấy nó đưa lên xe cả toán đến mấy chục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trường hợp lao động di cư nam xuyên biên giới việt trung động năng, trải nghiệm và các vấn đề sức khỏe (Trang 74 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)