Nghĩa phẩm Phổ Hiền BồTát khuyến phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 39)

1.4.2 .Bản môn

2.3. nghĩa phẩm Phổ Hiền BồTát khuyến phát

Phổ Hiền Bồ Tát được xếp vào phẩm 28, phẩm cuối cùng của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nó có ý nghĩa về mặt bố cục hình thức và mang ý tứ sâu xa về mặt nội dung giáo lý. Phổ Hiền Bồ Tát khuyết phát, có nghĩa là khuyên người tu tập Pháp Hoa phát khởi hạnh Phổ Hiền. Phổ Hiền Bồ Tát với hạnh nguyện rộng lớn làm vị hộ Pháp hỗ trợ đắc lực giáo hóa chúng sinh tùy theo sở nguyện, sở cầu thích hợp với mọi với căn cơ trình độ. Hay nói khác đi là từ Sai Biệt Trí khiến cho người tu thành tựu Vô Phân Biệt Trí. Hơn nữa cách bố cục của Kinh này, nhằm mục tiêu hướng cho người tu tập Pháp Hoa đi từ "Tri" đến "Hành" đến "Chứng", thể nhập vào "Tri Kiến Phật". Vì thế nếu Kinh Hoa Nghiêm mở ra cho người tu thấy thế giới nhân hạnh cao quý của Ngài Phổ Hiền thì đây Kinh Pháp Hoa thể hiện viên mãn quả Đức của Bồ Tát Phổ Hiền.

Phổ Hiền: tiếng Phạn Sàmantabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La, hoặc Tam Mạn Đà Bạt Đà. Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ Tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương Pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Bồ Tát: nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa, tiếng Phạn viết là Bodhi Sattva,

Bồ Tát là dịch âm và nói tắt của chữ Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề nghĩa là Giác, trí giác. Tát Đỏa nghĩa là Hữu tình.

Ngoài ra Bồ Tát còn được chia ra nhiều loại như Bồ Tát tại gia, Bồ Tát xuất gia, Tì Bạt Trí (thoái chuyển) và A Tì Bạt Trí (bất thoái), sinh thân (Bồ Tát chưa đoạn phiền não) và Pháp thân, sinh tử nhục thân và Pháp tính sinh thân, đại lực và tân phát Tâm. Đốn ngộ và tiệm ngộ, trí năng và bi năng…

Bộ Bách khoa Phật Giáo định nghĩa từ ngữ này như sau: "Bodhisattva" (Pàli: Bodhisatta) là một chúng sinh thiết tha đối với sự giác ngộ (Bodhi) theo từ nguyên thuỷ thuật ngữ này có thể tách biệt thành hai phần, đó là Bodhi và Sattva. Bodhi, có gốc từ chữ Budh, tức tỉnh ngộ, nghĩa là sự tỉnh ngộ hay giác ngộ; còn Sattva bắt nguồn từ Saint, hiện tại phân từ của nó với ý nghĩa là (sự hiện hữu) hay sự tồn tại theo nghĩa đen Sattva là một chúng sinh. Do vậy từ ngữ này mang ý nghĩa là một chúng sinh có bản chất giác ngộ hoặc một vị Phật tương lai. Cũng có sự gợi ý rằng thuật ngữ Satta của Pàli có thể bắt nguồn từ Bodhi và Satta (SanskritSakta có gốc từ Sanj), nghĩa là một người gắn bó hay khao khát để đạt đến sự giác ngộ".

Theo truyền thống Phật Giáo Thượng tọa bộ, Bồ Tát là một con người với tất cả nghiệp quá khứ ở lúc mới sinh ra như mọi chúng sinh. Tuy nhiên, sau khi thực nghiệm các thứ cảm thọ hạnh phúc cũng như khổ đau của cuộc đời và nhận biết được sự vô thường, khổ và không thật của chúng sinh, cho nên xuất gia tìm cầu chân lý nhằm tự giải thoát cho mình và cứu độ chúng sinh khiến họ nhận thức và chứng ngộ được con đường ấy. Trong khi ở PhậtGiáo Bắc Truyền (Mahàyàna), các thuộc tính và đức hạnh của con người toàn thiện trở thành mục tiêu cho chúng sinh khổ đau mong ước thiết tha hướng đến, các tính chất cao quí ấy được thánh hóa để làm chỗ nương tựa lý tưởng cho chúng sinh. Nói một cách cô đọng hơn, trong Phật Giáo Thượng Tọa Bộ, yếu tố làm cho một nhân cách trở thành Bồ Tát là lòng thiết tha mong ước tìm cầu chân lý của cá nhân ấy. Còn Phật Giáo Bắc Truyền, những đức

tính toàn hảo của Đức Thế Tôn được thánh hóa thành Bồ Tát như là mục tiêu lý tưởng cho chúng sinh hiến dâng năng lực để vươn đến.

Theo từ điển Phật Học giải thích rằng: "BodhiSattva (Bồ Tát) tên đầy đủ là Bồ Đề Tát Đỏa, còn gọi là Bồ- Đề Tát- Đóa, Ma- Ha- Đế- Tát- Đóa. Cựu dịch là đại đạo Tâm chúng sinh, đạo chúng sinh... Tân dịch là Đại giác hữu tình, Giác hữu tình... Nghĩa là có đại Tâm cầu đạo, nên gọi là đạo Tâm chúng sinh. Người cầu đạo, cầu đại giác nên gọi là đạo chúng sinh, đại giác hữu tình. Còn Tát Đỏa nghĩa là dũng mãnh cầu Bồ đề nên gọi là Bồ đề tát đỏa. Còn dịch là Khai Sĩ, Cao Sĩ, Đại Sĩ... đó là dịch theo nghĩa. Tên gọi chung: Chúng Đại thừa cầu Phật quả.

Căn cứ vào tranh tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, "Ngài Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà tượng trưng cho hạnh nguyện rộng khắp, hầu bên phải Đức Phật. Ngài Văn Thù cưỡi sư tử xanh tượng trưng cho Trí tuệtuyệt vời hầu bên trái Đức Phật. Cả hai Ngài đều là bậc thượng thủ trong hàng Bồ Tát, thường trợ hóa cho Đức Như Lai. Thân tướng của Ngài hiện khắp mọi nơi và công đức bao chùm khắp vạn loại một cách thuần thiện và mầu nhiệm. Bồ Tát Phổ Hiền phát nguyện đi vào cõi Ta Bà để ủng hộ người trì Kinh Pháp Hoa. Những ai tu theo hạnh Phổ Hiền thì tất cả các loài ác ma không làm hại được, vì Bồ Tát Phổ Hiền sẽ cưỡi voi trắng sáu ngà đến an ủi và cúng dàng Kinh Pháp Hoa. Voi trắng nói lên Tâm hạnh vững mạnh rộng lớn mà thanh tịnh của Bồ Tát. Sáu ngà chỉ cho sáu Pháp Ba La Mật làm lợi lạc chúng sinh. Đó là hạnh nguyện lợi sinh. Người tu tới đây phải lao mình vào trần thế để cứu độ chúng sinh thực hiện tinh thần tự giác giác tha như hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát’’. [6, tr.171].

Nếu mỗi chúng sinh đang sống trong vọng thức điên đảo mà biết quay về tính giác, thể nhập Pháp giới tính nhiệm mầu. Hiện hành đức tướng vi diệu để giác hữu tình, hay còn gọi là "Thụ trì Kinh điển này". Thì đại hạnh bao chùm khắp Pháp giới, đấy chính là Phổ Hiền Bồ Tát hộ trì. Như thế mới không còn chỗ để cho những ác tưởng dấy khởi, tổn hại đến thân Tâm. Bồ Tát khi và đời

để hóa độ chúng sinh gặp muôn phầnthử thách, nên rất cần phải có thần thông, không có thần thông Bồ Tát khó lòng vượt qua được chướng ngại. Thần thông hay còn gọi là Trí tuệ, giúp cho Bồ Tát hiểu được Tâm chúng sinh dễ dàng, thấy rõ căn cơ nghiệp lực của chúng sinh mà tùy duyên giáo hóa cho được lợi lạc và cũng chính được những tai họa có thể xảy ra.

Tóm lại, Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà cùng vô lượng Bồ Tát vây quanh, hiện ra trước người đó để nói Pháp có nghĩa là do chính mình công phu tu tập, Trí tuệsẽ phát sinh và chính mình sẽ có sự lợi ích vui mừng. Tuy nói là thần lực của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng thật ra đây là thần lực của sự tinh tấn dũng mãnh tu tập của mình mà thành tựu được kết quả đó.

Thế gian, vũ trụ, muôn sinh, vạn vật, trời, Phật, thánh, thần, A tỳ, súc sinh, địa ngục tuy có rộng lớn, muôn hình vạn tướng nhưng đều phát khởi từ Tâm. Do đó cứ mỗi giây, mỗi phút con người sống một trong thập Pháp giới đó. Thật vậy, Tâm là cội nguồn của Chư Phật, là biển của muôn Pháp, là đất tính của chúng sinh. Đất thì sinh ra muôn sinh vạn vật còn Tâm thì bao gồm muôn Pháp, trăm khéo ngàn hay, huyền cơ diệu lý, mỗi mỗi đều từ Tâm dựng lập. Vì thế khi chúng sinh phát hạnh tinh tấn thì Tâm ấy chính là Tâm Phổ Hiền chớ đừng hiểu là Ngài Phổ Hiền vì nghe biết nguyện vọng chúng sinh nên từ xa đến để xoa dịu niềm đau nỗi khổ. Và khi phát nguyện tu hạnh Phổ Hiền thì sẽ thành Phật quả.

Lại nói về nghĩa "Khuyến phát" là nhằm bày tỏ hàng Thanh Văn chớ lấy trí nhỏ cho là tự đủ, phải phát khởi tiến lên, cầu đạo Bồ Đề Vô thượng. Nghĩa là dù đã sạch hết năm ấm, vượt ngoài năm trược, thoát khỏi ba cõi, thức Tâm tròn sáng, nhưng vẫn chưa phải là Tâm rốt ráo, Diệu quả Bồ Đề, nên cần phải khuyến phát Bồ Đề Tâm tu hạnh Phổ Hiền trọn thành Phật quả. Như vậy, "Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát" có nghĩa là Ngài Phồ Hiền khuyên người tu theo Pháp Hoa phát khởi theo hạnh của Ngài mới cầu thành quả Phật.

Ngài Phổ Hiền khuyến khích chúng ta tu hạnh Phổ Hiền tất cả các loài ác ma hay bất kỳ một "Hóa thành" nào cũng không có cơ hội làm hại được.

Nhưng chúng ta đã biết tu là một công việc hết sức kỳ diệu. Đó là tìm lại con người thật của chính mình. Đây là một việc làm thường xuyên nhưng ở đây Phổ Hiền Bồ Tát ấn định mốc thời gian tu trong 21 ngày, 49 ngày, chỉ với chủ ý là để hành giả tập trung sức tinh tấn gia công tu tập, đồng thời trắc nghiệm lại sự phát bồ đề Tâm của mỗi chúng ta trên bước đường tìm về giải thoát. Như lời Phật dạy: "Chiến sĩ! chúng ta tự gọi mình là chiến sĩ, chúng ta chiến đấu cho Đức hạnh tuyệt vời, cho sự nổ lực cao cả và Trí tuệ siêu việt". Hơn thế nữa khi chúng ta thể nhập chân tính mới có một nội công thâm hậu xoay chuyển vạn Pháp vào nơi " vô tướng Chân Như Pháp tính" nghĩa là xoay chuyển các Pháp trở về "Nhất Pháp" và cũng từ nơi "Nhất Pháp" mà nảy sinh vô lượng Pháp. Đó chính là Pháp thân bất động ứng hiện tùy duyên của Chư Bồ Tát dấn thân vào đời hoằng hóa độ sinh, như thế "Bất biến mà thường tùy duyên" và "Tùy duyên mà thường bất biến". Hay nói khác hơn đó cũng chính là Tâm mật Đà La Ni của Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết dành riêng cho những ai phát nguyện tu hành theo Pháp Hoa, một loại ngôn ngữ hàm chứa Vô Lượng Nghĩa không thể nghĩ bàn. Chính vì vậy mà chúng ta dù tụng Kinh Pháp Hoa mỗi ngày nhưng để hiểu được Diệu Pháp màu nhiệm của Kinh không phải là đơn giản. Người nào thực hiện được hạnh Phổ Hiền là người đã gieo trồng căn lành gốc thiện từ vô lượng, vô biên nơi Chư Phật, Chư Bồ Tát nghĩa là chúng sinh ấy đã vào được nhà Như Lai, mặt áo Như Lai, ngồi toà Như Lai và được Như Lai lấy tay xoa đầu. Điều này có nghĩa là chúng sinh đó đã thấy được tính Phật cho nên chẳng bao lâu sẽ thành Phật và làm hết tất cả việc của Chư Phật. Chẳng phải vì tầm quan trọng và ý nghĩa cao quý này mà Phật đã dạy:

"Này Phổ Hiền! Nếu thấy người nào thọ trì Kinh này thì phải đứng dậy ra rước và phải kính như kính Phật"[1, tr.257]. Như vậy phẩm Phổ Hiền Khuyến Phát có nghĩa là Ngài Phổ Hiền khuyên hành giả Pháp Hoa phát khởi theo hạnh của Ngài mới cầu thành quả Phật.

2.4. Công hạnh tu hành của Phổ Hiền Bồ Tát

Nhân Hạnh của Bồ Tát thì có đến muôn ngàn, nhưng ở đây chúng ta chỉ triển khai Bồ Tát tu tập mười hạnh một cách rốt ráo thì tất cả hạnh kia đều được viên thông. Ngài Phổ Hiền đã tu tập mười công hạnh này có một diệu năng như thế, nếu không trải qua những công hạnh ấy thì khó bề đạt được mà quả Vô thượng Bồ Đề. Đó chính là Mười hạnh nguyện của Đức Phổ Hiền.

Đức Thích Ca là bậc đại bi đại trí, Ngài đã trải qua vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thị hiện trong tất cả chủng loại, trong từng quốc độ, trong mọi thời gian… Các Ngài đã vượt muôn ngàn gian khó đến với chúng sinh chỉ nhằm mục đích giúp cho chúng sinh thoát khổ và đi đến chân trời giải thoát an vui. Với ân đức thâm sâu, cao dày đó, Phổ Hiền Bồ Tát đã nguyện đem thâm Tâm tín giải, nơi ba nghiệp, thân khẩu ý thanh tịnh, mỗi thân hiện ra vô biên thân, ở trước vô lượng Phật trong khắp Pháp giới mà tôn trọng lễ kính vì thế, hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền.

Thứ nhất là Lễ Kính Chư Phật:

Hiển nhiên đã thể hiện tấm lòng tri ân báo ân sâu đậm đối với bậc Thầy khả kính ở ngoài,Ngài còn đỉnh lễ cả Phật bên trong của mình nữa. Bởi, khi được Đức Phật ở ngoài khai hóa, hành giả còn phải chịu sự nuôi lớn, dìu dắt của Phật bên trong nhiên hậu mới mong trưởng thành.

Vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng sau khi được Ngũ Tổ khai thị và đưa đò qua sông, Ngài đã khẳng khái nói với Thầy: "Khi mê thì nhờ Thầy độ, khi ngộ thì con tự độ” [26, tr.28]. Chính ông Phật bên trong của mình đã tế độ cho mình đến khi thành Phật. Nhưng nếu chúng ta không thường xuyên lễ kính Đức Phật ở ngoài hoặc lễ với chủ Tâm cầu xin, ban vui, cứu khổ thì không thể thấy được Phật ở trong, nếu không nói là cách xa Ngài ngàn dặm. Vì thế phải năng lễ Chư Phật ở ngoài mà còn lễ Phật đang nằm trong mỗi chúng sinh nữa, để thấy Phật của mình và tuyệt đối tuân theo sự chỉ dạy của Ngài. Sống trên cuộc đời, sở dĩ chúng ta biết tu nhân tích đức, ăn chay, giữ giới, tránh ác, làm lành, giữ Tâm ý trong sạch, thanh tịnh. Không tham lam, ích kỷ, sân hận, si mê,

kiêu căng, lầm lạc v.v… đều là nhờ Đức Phật bên trong cố vấn chỉ đạo. Kính lễ Ngài tức là chấp hành triệt để theo sự cố vấn chỉ đạo ấy. Ngoài ra, Bồ Tát Thường Bất Khinh trong phẩm 20 quyển sáu Kinh Pháp Hoa, còn có công hạnh gặp ai lễ lạy, dù cho họ có không chấp nhập hay có đánh đập mắng nhiếc, Ngài cũng một bề từ xa lạy tới với một câu bất hủ: " Tôi rất Tâm kính các Ngài không dám khinh mạn. Sở dĩ vì sao? Vì các Ngài đều là người tu đạo Bồ Tát, sẽ được thành Phật"[8, tr.463]. Như vậy, rõ ràng Ngài đã lễ Phật ở trong con người của họ, chứ đâu phải lễ tấm thân tội lỗi của họ đâu có sẵn cái chất Phật trong mình rồi, thì đến một lúc nào đó Phật ở trong Tâm và Phật bên ngoài gặp nhau hành giả bỗng ngộ lý vô sinh trở thành Bồ Tát, Phật, như Thiền Sư Tư Nghiệp đã nói:

" Hôm qua Tâm Dạ Xoa Sáng nay mặt Bồ Tát Bồ Tát cùng Dạ Xoa Chẳng cách một sợi tóc".

Và với bất cứ cái lễ nào cũng đều phải theo tinh thần của Bồ Tát Văn Thù hướng đạo: "Năng Lễ, sở lễ tính không tịch" tức là người lễ, đối tượng lễ, cả hai đều có tính vắng lặng như nhau. Có như vậy mới "Cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn" được thấy mình và thấy người là một; Thánh và Phàm không hai. Trên đây là mô hình "Kính Lễ Chư Phật" của Bồ Tát Phổ Hiền mà hàng xuất gia chúng ta không thể không đem ra áp dụng.

Thứ hai là xưng tán Như Lai:

Đã trên hai mươi lăm thế kỷ qua, mặc dù Đức Phật không còn hiện hữu trên cuộc đời nhưng Giáo Lý của Ngài vẫn được từng thế hệ loài người tiếp nối nhau, tính đến nay đã có không biết bao nhiêu người được chuyển mê khai ngộ và cũng không biết bao nhiêu người được nâng cao phẩm hạnh, đạo đức, tác phong giúp cho xã hội loài người ngày thêm chân thiện. Như Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã nói: "Phật Tâm có hoạt tính vô cùng, soi sáng Pháp giới, truyền thẳng đến từng chúng sinh" gọi là "Phật Tâm vô xứ bất Từ

bi", từ người nghèo nhất đến người giàu nhất, từ người giỏi nhất đến người dở nhất, Đức Phật không hề bỏ ai. Tu hạnh xưng tán Như Lai, chúng ta không chỉ khen ngợi Ông Phật đã chết mà còn khen ngợi Đức PhậtPháp thân thường trú đang giáo hóa chúng ta, đang chỉ đạo hàng tỷ người trên thế giới [19, tr.26,27].

Cho nên xưng tán Như Lai thiết thực hơn hết là chúng ta xưng tán công đức của những vị cao Tăng thạc đức đã và đang cống hiến cuộc đời mình cho Phật Pháp nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là đối với Chư Tôn Đức Tăng Ni đã từng lao tâm, khổ trí, quên ngủ, quên ăn trong việc giáo dục và đào tạo hàng hậu học chúng ta, sao cho có đủ đức tài để thay Phật tiếp Tổ đem Giáo Pháp làm lợi ích cho chúng sinh. Bên cạnh đó chúng ta còn phải y Pháp tu hành, gia công không lười mỏi, không hướng ngoại tìm cầu ham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)