Quả Đức củaBồ Tát Phổ Hiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 63 - 70)

1.4.2 .Bản môn

2.5. Quả Đức củaBồ Tát Phổ Hiền

Thành tựu được mười hạnh nguyện trên coi như hành giả đã hội đủ điều kiện đến với Phật. Mỗi hạnh nguyện nâng Tâm hồn hành giả lên cao dần đến chỗ ngộ nhập Phật tri kiến hay trực nhận được Phật Tâm của chính mình. Như chúng ta đã được biết bản chất đạo đức là nền tảng của muôn điều thiện, muôn hạnh lành, là nguồn gốc cơ bản dẫn đến quả vị Phật. Cho nên thành tựu được mười hạnh nguyện tức là đầy đủ tư cách của một hành giả Pháp Hoa hay ngược lại. Phổ Hiền là một vị Bồ Tát xuất hiện trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới và cũng xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát. Với một tình thương chúng sinh rộng lớn và khả năng Trí tuệ tuyệt vời, Bồ Tát Phổ Hiền nhìn thấy việc thành tựu bốn món căn bản trên không phải dễ. Cho nên Ngài đã phát nguyện nhập Pháp giới đi vào đời uế trược với chủ đích chỉ cho chúng sinh tường tận cõi nước Phật đó chính là bản Tâm thanh tịnh của mỗi chúng sinh, một khi Tâm tịnh thì sẽ có Phật hiền hạnh vì Ngài đã phát ba lời nguyện:

Lời nguyện thứ nhất:Mãi mãi là vị Bồ Tát sẵn sàng trợ giúp bằng tất cả loại ma muốn phá phách làm cho người trì Kinh thoát Tâm thì "Bồ Tát Phổ

Hiền sẽ cỡi voi trắng sáu ngà cùng với vô số Bồ Tát đến với người tu hành theo Phật giáo để giữ gìn, ủng hộ, ngăn cản sự phá phách ấy, buộc chúng phát Tâm trở về hộ trì chính Pháp. Ma ở đây là nói tắt của chữ Mala, dịch là sát giả, ác giả, chứng giả tức là những ý tưởng, việc làm hai nguời những suy nghĩ xằng bậy, những mưu toan, tính toán những phiền não khổ đau v.v… nói chung là các thứ nghiệp chướng gây ra từ thân, miệng, ý của chúng sinh, nó làm não loạn đến thân và Tâm chúng sinh, phương hại đến thiện Pháp, cướp của của công đức, giết mạng Trí tuệ. Đây là những thứ ma chướng mà thường khi chúng ta hay gặp trên quá trình tu tập của mình. Hình như càng tu, càng bị chúng theo quấy đảo. Tại sao vậy? Chẳng lẽ có ma thật, theo quấy phá ta sao? hẳn là như vậy, vì ở ngoài đời có rất nhiều ma. Nào là ma sắc, ma thanh, hương, vị, xúc, Pháp; ma tình, ma tiền, danh, ăn, ngủ; rồi ma tham, ma sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v... chúng tấn công ta từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút nên khi nào lính giữ thành của chúng ta là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý có vẻ lơ là, không nghiêm mật hay bị dụ dỗ, mê chơi chúng liền đột nhập vào thành gieo giắc biết bao tai họa. Nhưng cũng may có Bồ Tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà cùng chung Bồ Tát đến thủ hộ, đuổi bọn ác ma và bắt chúng phải theo hộ Pháp. Voi trắng sáu ngà tượng trưng cho sức mạnh tuyệt vời của sáu phép Ba La Mật, người tu hành theo Phật giáo sau khi biết mình bị tác động bởi lục dục, thất tình, bèn gấp rút nhìn lại, dùng con thuyền lục độ là: Bố thí ba la mật đa, trì giới ba la mật đa, nhẫn nhục ba la mật đa, tinh tấn ba la mật đa, thiền định ba la mật đa, Trí tuệ ba la mật đa, mà ra khỏi sông mê bể khổ, đây là ý nghĩa đơn giản nhất của đoạn Kinh trên.

Lời nguyện thứ hai: Đối với người trì tụng Pháp Hoa mà không hiểu sâu xa, Ngài sẽ hiện hình dạy bảo làm cho thấu đạt ý chỉ của Phật. Bồ Tát Phổ Hiền là vị Bồ Tát tiêu biểu cho phần Lý giống như Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho phần Trí nên lẽ tất nhiên đối với người hội đắc chân lý liền thông suốt hết thảy vạn phép hay nói khác là được Đà La Ni chú của Như Lai. Còn hành giả thành tựu được bốn Pháp căn bản trên Bồ Tát Phổ Hiền sẽ nguyện theo người

đó kết bạn đồng hành trên bước đường phục vụ chúng sinh. Đi, đứng, nằm, ngồi thọ trì Kinh Pháp HoaBồ Tát Phổ Hiền sẽ thường tiếp cận, ở chỗ vắng Bồ Tát đến cùng chung đọc tụng làm thông thuộc, liễu nghĩa ý Kinh.

Lời nguyện thứ ba của Bồ Tát Phổ Hiền là đặt vấn đề tu hạnh Phổ Hiền trong 21 ngày, 49 ngày Bồ Tát sẽ tới hiện thân cho thấy để chỉ dạy người đó và ban thần chú. Như chúng ta đã biết, tu tập là một việc làm thường xuyên, hành thiện, bỏ ác là công việc suốt cả một đời và hơn nữa là trong vô lượng kiếp. Ở đây, Bồ Tát Phổ Hiền khuyên hành giả ấn định mốc thời gian chuyên tu, gia hạn trong 21 ngày, 49 ngày, 80 ngày v.v… chỉ là để người tu tập kiểm tra lại sự tinh tấn tu tập của mình. Vả lại tinh tấn là nấc thang căn bản, quyết định sự thành đạt của người tu trên mọi lĩnh vực, mọi công việc một cách viên mãn. Trên cuộc đời chúng ta thấy không có một thành công nào mà không đòi hỏi một quá trình phấn đấu đầy chông gai, thử thách? Cũng vậy, chúng ta muốn cây bồ đề của mình trổ đầy hoa thơm trái ngọt thì phải gia công chăm bón, nghĩa là người tu hành theo Phật giáo muốn đạt đến Phật quả phải nỗ lực tu tập, đoạn trừ hết tham, sân, si, phiền não,chấp ngã trên trong Tâm. Cụ thể theo Bồ Tát Phổ Hiền là tinh tấn lánh xa năm món dục, vì chúng là cái nhân gây ra đau khổ và dẫn dắt chúng sinh trôi trong sinh tử luân hồi. Ngược lại như Ngài Xuyên Thiền Sư đã nói: "Thấy sắc không can dự sắc, nghe thanh không miễn thanh, sắc thanh vô quái ngại, mới đến Pháp vương hành". Thật vậy, thấy sắc mà không can dự sắc, thấy thanh mà không nhiễm thanh hay nói theo Kinh Kim Cương thì "Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ Tâm" nghĩa là không nên do nơi Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sinh Tâm, chính ngay chỗ không dính mắc này mới là Tâm thật (Tâm Phật) của mình. đạt đến Tâm đỉnh cao tột này gọi là được Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện ban cho Tam Muội Đà La Ni này tức là Tâm tu trong đại định rồi thì không còn gây nghiệp tạo khổ nên gọi là không có bất cứ một loại ma nào tới não loạn nữa. Bồ Tát Phổ Hiền còn nguyện làm sao lưu bố Kinh Pháp Hoa khắp cõi Diêm Phù Đề chẳng để dứt mất. Thật sự thì Ngài Phổ Hiền muốn làm sao đưa tất cả chúng sinh đến chỗ

tỉnh giác, nhận ra nơi mình có Tri kiến Phật. Đây cũng là mục đích duy nhất mà Chư Phật thị hiện ra đời. Đức Phật khen Bồ Tát Phổ Hiền có lòng đại Từ bi vô lượng, đã mang tất cả năng lượng nội lực gia bị cho người tu hành thành tựu bốn Pháp để có Kinh Pháp Hoa nơi cõi Ta Bà này [15, tr.513]. Vì thế Phật hứa sẽ bảo hộ cho những người phát Tâm thọ trì danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát là vì Phật muốn xác nhận lại một lần nữa. Người nào thụ trì, đọc tụng Kinh Pháp Hoa một cách chân chính thì người đó sẽ thấy được Phật Thích Ca như từ miệng Phật mà nghe Kinh vậy, được Phật Thích Ca khen ngợi, xoa đầu và lấy y trùm cho. Tất cả mọi việc làm trên chỉ là sự gia hộ bên ngoài còn bản thân của người trì Kinh Pháp Hoa, sau khi đã nhận ra Tri kiến Phật là cái thể tính sáng suốt không sinh không diệt, hằng hữu nơi mình thì đối với những thú vui, sa đọa của thế gian, những phải trái, hơn thua, những danh vọng trên cuộc đời sẽ không một mảy may ảnh hưởng. Cho nên, nói là chẳng bị tính ghét ganh, ngạo mạn, … làm não hại, lại còn ít muốn, biết đủ nên có thể theo tu hạnh Phổ Hiền làm lợi ích cho chúng sinh. Khi Phật diệt độ khoảng 500 năm sau, có người thụ trì, đọc tụng Pháp Hoa, thì biết người đó chẳng bao lâu sẽ ngồi đạo tràng phá họai chúng ma thành vô thượng chính đẳng chính giác và chuyển Pháp luân giáo hóa chúng sinh. Chính vì thế mà Đức Phật nói rõ ở phần kết của phẩm này về công đức vô lượng của người tu theo Pháp Hoa Kinh, nhất định sẽ đạt thành quả Phật. Ngược lại những ai phỉ báng, gây khó khăn cho người trì Kinh phải chịu vô số tội báo như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã nói: "Nếu khi thấy người thụ trì đọc tụng mà vạch bầy lỗi lầm của người ấy, dù có dù không thì người này trong hiện đời mắc phải bệnh cùi. Còn khinh cười người trì Kinh sẽ đời đời răng nướu thưa thiếu, xấu môi, mũi xẹp, tay chân cong quẹo, mắt lé, chân thể hôi dơ, ghẻ dữ máu mủ, bụng thụng, hơi ngắn, bị các bệnh này dữ" [28, tr.355]

Người chê bai khinh rẻ Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa là chê bai, khinh rẻ chân lý, phủ nhận mọi giá trị đạo đức con người, phủ nhận tính Phật sẵn có nơi mỗi chúng sinh là tự phá vỡ niềm tin vào khả năng và Trí tuệ

thành Phật của mình, và của mọi người. Cho nên người đó sẽ sống một cuộc đời tối tăm tạo nhiều tội lỗi là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tu hạnh Phổ Hiền là trì Kinh Pháp Hoa là thể hiện hạnh Phật. Đức Phật còn xác định thêm tư cách của người thụ trì Kinh Pháp Hoa là người đã nhận ra Phật tri kiến, sống với Phật tri kiến của mình và khai thị cho mọi người thấy biết và ủng hộ học tu theo. Vì vậy sự gia bị của Bồ Tát Phổ Hiền là như trên chứ không thể thấy Ngài hóa phép thần thông giúp chúng ta được mọi sở cầu sở nguyện, bản thân chúng ta hiện đang sống trong phiền não vô minh mà biết quay về sống với giác tính, thể nhập được Phật tri kiến của chính mình, từ đó thụ trì Kinh điển thì ngay hiện tại chúng ta sẽ có Trí tuệ để thành tựu mọi sự nghiệp, đó là ý nghĩa tóm tắt của việc Bồ Tát Phổ Hiền theo hộ trì. Một khi Tâm tịnh thì không còn chỗ nào để các các phiền nào vào trong mình, làm tổn hại đến mình và người. Cho nên chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, đều ứng hợp với chân lý, có Trí tuệ , có sức mạnh tuyệt vời như tượng vương trắng với đầy đủ sáu Pháp Ba La Mật, như sáu ngà quý báu của tượng vương. Thể nhập được lý như thế mới có thể xoay về nhất Pháp rồi từ nơi nhất Pháp này mà sinh vô lượng Pháp. Và đây cũng chính là Pháp thân bất động ứng hiện tùy duyên. Là Tâm mật Đà La Ni. Chúng sinh nào thụ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là thực hiện hạnh Phổ Hiền đầy đủ Trí tuệ, Từ bi, nhẫn nhục tức là chúng sinh ấy đã vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, được Đức Như Lai lấy tay xoa đầu. Đó chính là những điều kiện cần và đủ việc đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa được cặn kẽ và viên mãn.

Qua nhân hạnh và quả đức mà Phổ Hiền Bồ Tát đã gieo và công đức thù thắng mà Ngài đã đạt được, chúng ta thấy Ngài đã đưa con người và cuộc đời đi đến Toàn Thiện. Sở dĩ thực tại con người còn nhiều đau khổ, cuộc đời còn đầy dẫy sự bất an, là do chúng sinh tham lam mê đắm chạy theo dục lạc trần thế mà không chịu thức tỉnh để quay về bến giác. Bên cạnh đó, tăng ni trẻ chưa nhiều nhiệt Tâm làm tròn của một bậc Sứ giả Như Lai thừa hành Bồ Tát

đạo. Trước một trọng trách thiêng liêng cao cả: "Tự thanh tịnh bản Tâm, đem Chính Pháp soi rọi vào đời, giúp chúng sinh lìa khổ được vui"; ngay từ giây phút này chúng ta phải noi theo bước chân Bồ Tát Phổ Hiền cùng gieo nhân hạnh mà Ngài đã từng sâu trồng từ vô lượng kiếp.

Chƣơng 3

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT CỦA PHẨM PHỔ HIỀN KHUYẾN PHÁT

Phật Giáo là một trong những học thuyết triết học tôn giáo lớn trên thế giới, tồn tại rất lâu đời, có ảnh hưởng sâu sắc tới thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trên nhiều bình diện. Tư tưởng "Giải thoát" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt giáo lý đạo Phật, là tư tưởng chủ đạo, là phạm trù trung Tâm của Phật Giáo . Trong Phật Giáo dù bàn đến vấn đề nào, khía cạnh nào về con người hay thế giới thì mục đích cuối cùng cũng đi đến giải thoát chúng sinh.

Vậy giải thoát trong Phật Giáo là gì?Theo quan niệm của đạo Phật, giải thoát là xóa bỏ vô minh, dập tắt dục vọng, vượt lên khỏi sự ràng buộc của thế giới hiện tượng bằng con đường Tâm linh, chấm dứt sinh tử luân hồi bằng con đường tu luyện đạo đức, giải thoát tức là thoát khỏi ảo tưởng và khổ.thoát khỏi sự tái sinh trong luân hồi và đạt Niết Bàn.Và Niết Bàn không phải là một nơi chốn nào đặc biệt mà có thể thực hiện ở ngay thế gian này, do sự tu hành nghiêm túc mang lại cho con người một trạng thái tinh thần đặc biệt: an lạc, siêu thoát, tịch diệt.

Phật giáo lấy giải thoát làm lý tưởng cuối cùng cho chúng sinh. Giải thoát là không có ô nhiễm , không có chấp trước, là được tự do tự tại. phật giáo cho rằng, chúng sinh có nhiều phiền muộn như 3 cái độc : tham , sân, si(tam độc). chúng là sự trở ngại cho sự sinh trưởng của thiện căn, làm cho con người lưu chuyển trong nỗi khổ sinh tử không bao giờ hết.

Tư tưởng giải thoát của Phật Giáothuộc tinh thần, được thực hiện bằng nhận thức trực giác, bằng "Thực nghiệm Tâm linh". Tự tại giải thoát ra mọi khổ đau không chỉ là mục tiêu truy cầu của người tu theo Đạo Phật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trong khuynh hướng mưu cầu hạnh phúc và giải thoát khỏi mọi khổ đau

Con đường siêu thoát còn được gọi là’ bát chính đạo” là con đường trung dung gồm 8 ngả: chính kiến đúng , nguyện vọng đúng ngôn hành đúng, hành vi đúng , lối sống đúng, nỗ lực đúng , chính trực đúng và niềm hoan lạc đúng.

Tuy nhiên,có hạn chế là Phật gíao cho rằng cái khổ của con người kiếp này có thể do kiếp trước gây nên, do đó tạo nên tính duy tâm trong Phật giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)