Tƣ tƣởng Nhập thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 90 - 97)

1.4.2 .Bản môn

3.2. Tƣ tƣởng Nhập thế

Đạo Phật đi vào cuộc đời với một nếp sống lành mạnh, là một hệ thống giáo lí hoàn chỉnh nhất manh tính nhân bản, giáo dục con người trở thành hữu ích cho xã hội. Không những hoàn thiện con người về mặt nhân cách, mà còn phát triển về mặt Tâm linh, đưa con người từ địa vị phàm phu mê mờ, tăm tối đến quả vị giác ngộ giải thoát. Với thuyết vô thường vô ngã, Phật giáo muốn đem lại cho các tín đồ của mình một triết lý sống vị tha, nhân bản. Khi đã hiểu được triết lý này, con người sẽ thoát khỏi cuộc sống vị kỷ mà hướng tới lối sống “ từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha’’ .

Đức Phật ra đời mang tình thương đến cho nhân loại, Ngài không phải là một triết gia đi tìm nguyên lý "Nhân sinh vũ trụ" hay những cái gì xa xăm đối với con người; Ngài là bậc cha lành, là vị lương y cứu thế, mang tình thương vào đời để cứu rỗi nhân thế; là vị lương y đem lương dược đến chữa Tâm bệnh cho chúng sinh, Ngài là bậc toàn giác, toàn năng đã thắp lên ngọn đèn chính Pháp, soi sáng cho nhân loại, mở ra cho nhân loại một chân trời mới. Kinh Pháp Hoa đưa ra mẫu người làm lợi ích cho mình, cho tha nhân và cho xã hội. Kinh Pháp Hoa xây dựng một mô hình người tu dưới dạng Pháp Sư, sống và hành theo đời sống Thánh thiện của Đức Từ Phụ Bản Sư. Vị Pháp sư này phải là người đủ ba Pháp: Học hiểu chính Pháp, sống đúng chính Pháp và truyền bá đúng chính Pháp:

- Thế nào là học hiểu chính Pháp: Là người thông suốt giáo lý của Đức Phật về mặt ngữ nghĩa một cách chính xác không sai lệch. Bằng sự nỗ lực đạt được Trí tuệ, thấu suốt được thực tướng của các Pháp, nhận thức rằng từ nhân sinh cho đến vũ trụ tất cả doduyên sinh vô ngã, luôn bị chi phối bởi luật vô thường biến hoại, chỉ có con đường tu tậpmới có thể đem lại sự an lạc hạnh

phúc cho con người, thoát khỏi phạm trù đối đãi sinh diệt, trở về nơi vô sinh bất diệt của mình.

- Thế nào là sống đúng chính Pháp: Đó là cuộc sống tự tại, không bị rằng buộc tham luyến nơi các Pháp thế gian, được mất, khen chê, vinh nhục, vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ .

Nhận ra được thật chất của chính mình thì tất cả những cảnh của nhân gian không còn phải bận lòng. Từ cơ sở đó, quay về lấy cuộc sống của Đức Phật và Thánh chúng, để tự vạch cho mình một đời sống Thánh thiện và cách ứng xử thích đáng trên bước đường hành Bồ Tát đạo, khiến cho mọi người tôn kính và quy ngưỡng. Như thế, bất cứ ở đâu, làm việc gì, khi vị Pháp sư đúng chính Pháp thì tất cả mọi sự việc đều là Phật Pháp.

Thế nào là người truyền bá chính Pháp: Điều tất nhiên là phải học rộng, hiểu sâu Giáo Pháp Phật dạy rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, làm lợi ích cho mình, cho mọi người và cho xã hội. Dĩ nhiên, tự thân mỗi chúng ta đã có sự thực tu, thực chứng, rồi đem những thể nghiệm đó ban trải cho mọi người để cùng nhau lợi lạc.

Nhìn lại lịch sử cho thấy từ khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam đến nay, đã đem lại cho con người niềm tin vững chắc vào chính mình, vào Dân tộc mình, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… Đạo Phậtluôn gắn liền với dân tộc, đã ăn sâu vào trong huyết mạch của con người Việt Nam, mỗi con người dù tầng lớp nào cũng đều biết thế nào là tội, thế nào là phúc, đâu là thiện, đâu là ác... Chư Tổ đã tùy căn cơ, trình độ và ước nguyện của chúng sinh, Bồ Tát dùng muôn ngàn phương tiện hình dáng sai khác để đi vào đời với nhiều phương diện khác nhau, có vị dùng lời nói dịu dàng thuyết Pháp để phá tan đám mây mờ vô minh phiền não, có vị lại vỗ về an ủi trấn áp nỗi lo sợ buồn phiền cho những ai đang cơn hoạn nạn, có vị đem hết tài sản báu vật của mình để bố thí trong lúc tai ương, đói rét, có vị hiến máu, hiến mắt để cứu chữa bệnh nhân, có vị bỏ giấc ngủ êm đềm canh gác chốn biên thuỳ xa xôi hẻo lánh để đề phòng giặc cướp, có vị đem toàn lực, góp sức lao động để đắp

đuờng xây cầu và cũng có những vị có những hành động và lời nói trái tai làm thức tỉnh cho những người còn đắm chìm trong dục lạc... Tất cả những cử chỉ việc làm đều đem lại sự an lạc, và thức tỉnh cho chúng sinh. Những cử chỉ việc làm lợi tha thường xảy ra trong thời loạn ly và trong lúc tang thương của chiến tranh, đau khổ là dịp tốt nhất để Bồ Tát làm việc lợi tha của mình, các Ngài âm thầm hành đạo đắc lực mà không chấp ngã chấp Pháp. Tinh thần phục vụ tha nhân là đức tính căn bản của tất cả Chư Phật và chư vị Bồ Tát. Các Ngài luôn hoạt động, làm việc không ngừng, không biết mệt, không chán, tuy nhiên không làm việc như người nô lệ, mà là một chủ nhân chủ động tất cả những hành vi và việc làm của mình các Ngài biết như thật các Pháp nên không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. Các Ngài chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ, ai biết, ai không biết việc mình làm điều ấy không quan trọng đối với các Ngài. Chẳng màng khen, không sợ chê, Bồ Tát thản nhiên trước lời tán dương, khiển trách. Bồ Tát quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hy sinh đến cả mạng sống để cứu khỏi chết chúng sinh khác. Bồ Tát ước mong sự tốt đẹp và an lành của thế gian, Ngài thương tất cả chúng sinh với tình thương bao la rộng lớn.

Đức Phật ra đời nhằm một mục đích "Khai thịchúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến", thế nhưng Phật tri kiến vốn vượt ra ngoài ngôn thuyết, chỉ có Phật với Phật mới hiểu được, còn chúng sinh căn chậm trí thấp thì làm sao hiểu, duy nhất chỉ có Pháp phương tiện mới có thể tùy theo căn cơ dẫn dắt chúng sinh đến Phật thừa. Giáo PhápĐức Phật chỉ là phương tiện đưa chúng sinh đến bờ giác ngộ, như ngón tay chỉ mặt trăng, như chiếc thuyền đưa khách đến bờ giải thoát. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một trong những bộ Kinh Đại thừa trình bày Pháp phương tiện sâu sắc nhất nên Kinh này được các học giả gọi là bộ Kinh khai quyền hiển thật, khai tích hiển bản, khai tam hiển nhất. Pháp phương tiện trong Kinh Pháp Hoa giúp cho người nhập thế có điều kiện để tiếp cận với đời sống xã hội.

Kinh Pháp Hoa tiêu biểu cho những gì cao quý nhất trên cuộc đời, nhưng lại không đối lập với đời, không tách rời cuộc đời mà có đủ hai mặt, việc làm trên thế gian và việc làm trong Tâm. Đức Phật dạy Hành giả không bỏ thế tục, nhưng bỏ Tâm thế tục; vì mang Tâm thế tục đi vào trần thế, tất nhiên sẽ gặp đụng chạm chống đối. Hành giả nhận biết tất cả sự tranh chấp hơn thua làm chướng ngại Thánh đạo, nên hành giả Pháp Hoa phải thực hành bốn Pháp mà Phật nói trong phẩm Phổ Hiền: Được Chư Phật hộ niệm, Trồng cội công đức, Vào trong chính định và Phát đại bi Tâm cứu chúng sinh. Bốn Pháp này hay bốn điều kiện là cửa mở cho hành giả thâm nhập thế truyền bá Kinh Pháp Hoa.

Trên tinh thần Đức Phật dạy trong phẩm Phổ Hiền khuyến phát chúng ta thấy Bồ Tát Phổ Hiền là vị Bồ Tát biểu tượng cho bản nguyện rộng sâu mang chiều hướng lịch sử về Tâm địa tu hành của một vị Bồ Tát. Trong bản nguyện bao gồm cả Trí tuệ, hành trì và bản thể của Phổ Hiền. Như vậy, hết thảy chư Bồ Tát tham dự kiến thiết Pháp giới đều xuất phát từ đời sống, thệ nguyện của Phổ Hiền… Chủ đích của Thiện Tài Đồng Tử qua hơn 50 cuộc hành trình được mô tả trong Hoa Nghiêm không gì hơn là một cuộc tự đồng nhất mình với Phổ Hiền Bồ Tát và cuối cùng được Ngài ấn chứng dạy về nhân địa tu hành, về tri kiến, bản nguyện và năng lực thần thông... tất cả các Pháp đều từ công hạnh Phổ Hiền mà có. Do đó trên quãng đường hành Bồ Tát Đạo Phổ Hiền theo sát hành giả từ khi bắt đầu sự nghiệp, hiện diện suốt cả cuộc đời của mình. Nghĩa là Bồ Tát bắt đầu một lý tưởng phải lập nguyện cho đến khi thành đạt lý tưởng đó. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh nguyện viên thành một cách hoàn mãn tròn đầy, do thế Kinh Pháp Hoa đặt phẩm Phổ Hiền khuyến phát vào cuối Kinh.

Hành giả thành tựu các công hạnh như trên, thấu triệt bản Tâm vốn thanh tịnh viên giác, thì muôn hạnh muôn sự đều được viên mãn mà thong dong tự tại, thế mới là bậc vô trụ vô chấp, cũng có nghĩa là hiển bày thật tướng Pháp giới, làm cho đại chúng hiểu được diệu trạm tổng trì, nghĩa là nơi thể như bất

động thể nhập tùy duyên và cũng có nghĩa là phẩm phổ hiền,tượng trưng cho đại hạnh cao cả của Bồ Tát đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh.

Do vậy mà Đức Thế Tôn dạy "Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thành tựu bốn Pháp thời sau khi Như lai diệt độ sẽ được Kinh Pháp Hoa này". Đến đây Ngài Phổ Hiền Bồ Tát bạch cùng Đức Phật: “Trong đời ác năm trược, nếu chúng sinh thụ trì Kinh điển này, con sẽ giữ gìn các sự khổ hoạn cho được an ổn, khiến không ai được tiện lợi rình tìm chỗ dở mà làm hại được” [9, tr.554]. Điều đó nói lên rằng, nếu trong đời điên đảo, mê mờ mà biết quay về tự tính giác ngộ của bản giác diệu Tâm thể nhập được Pháp giới tính nhiệm mầu, hiện hành đức tướng đại nguyện giác ngộ chúng hữu tình thì gọi đó là thụ trì Kinh Pháp Hoa, do thế đại hạnh bao trùm cả Pháp giới ấy chính là Phổ Hiền Bồ Tát vậy. Hộ trì như thế mới không bị điên đảo vọng thức gây hại đến thân Tâm được cho nên mọi hành động của hành giả đi, đứng, nằm, ngồi khế hợp với chân lý nhất như có Trí tuệsiêu việt vượt ngoài phạm trù đối đãi của nhân sinh có đủ sáu ba la mật như sáu ngà của tượng vương trắng.

Thể nhập chân diệu trí mới có khả năng xoay chuyển vạn Pháp vào nơi vô tướng bình đẳng nghĩa là trở về với nhất chân Pháp giới, mà tùy thuận vô lượng Pháp, ứng thân vô lượng mà Tâm thể vẫn như như bất động bất biến mà tùy duyên, tùy duyên mà bất biến đó là mật Tâm Đà La Ni. Lại nữa, người hành trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong cuộc đời ô trược này mà mọi hành sử vi diệu khế hợp với Kinh, Tâm thể không nhiễu loạn thì nhất nhất đều lợi cho chúng hữu tình. Thế nên Kinh nói có các tướng tay chân cong quẹo, mắt lé thân thể hôi nhơ, răng nứu thua thiếu, mũi xẹp…Các tướng hạng ấy dụ dẫn cho những chúng sinh chôn vùi bản tính Phật nơi mình, do thế hành giả thụ trì Kinh Pháp Hoa là phải an trú trong chính niệm, chính định, chính huệ, giữ gìn giới luật tinh tiến vượt qua mọi dục vọng, vọng thức điên đảo để tỏ ngộ Phật của tự Tâm, thể nhập được Pháp giới tính. Đó là mới hành trì giáo nghĩa Nhất Phật Thừa hay nói cách khác là thụ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Bản nguyện là thuật ngữ Phật Học được lưu xuất từ đại hạnh nguyện của Bồ Tát. Lời nguyện luôn gắn liền với niềm tin vững chắc bởi thế nó mang tính chất kiên thệ. Người tụ tập Đại thừa lấy bốn lời nguyện của Ngài Phổ Hiền là tổng nguyện (Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành) và mỗi người phải lập biệt nguyện riêng của mình. Như 24 nguyện của Phật A Súc Bệ cõi Diệu Hỷ ở Phương Đông, 48 nguyện của Phật A Di Đà ở phương Tây… Ngài A Nan nguyện "Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập", còn Ngài Địa Tạng lập nguyện "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sinh dị độ phương chứng Bồ Đề". Trên thực tế một người bình thường vào đạo phải phát nguyện, tức là thay đổi toàn bộ hệ thống Tâm lý làm phân ranh giữa hai cuộc đời thế gian và xuất thế gian. Bản nguyện của Phổ Hiền là hướng đến giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sinh kể cả hữu tình và vô tình. Hạnh nguyện của Bồ Tát phải được thể hiện trong đời sống thực tại là sự hiến dâng đời mình để dẫn dắt mọi loài đến giải thoát giác ngộ tối hậu, kiến tạo hạnh phúc trong lòng thế gian. Hạnh nguyện là việc làm mang tính phổ cập, phát sáng toàn cõi đến tận hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời, không giới hạn mức độ và đối tượng nào. Như xưa Thái Tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia dưới gốc Bồ Đề, nguyện không rời nơi đây dù thịt nát xương tan, Ngài quyết thành VôThượng Chính Đẳng Chính Giác. Lời nguyện kiên cố như mũi tên cắm sâu vào lòng đất, như con thuyền lướt phăng trên mặt sóng gian nan, như bức thành vững chắc, đưa Ngài đến đỉnh cao nhất là sự thành công chứng Phật quả. Từ đó, bản nguyện luôn canh cánh bên lòng theo Ngài suốt 49 năm hoằng đạo lợi ích cho đời, tri thức của Ngài soi sáng cả vũ trụ và được mọi người chiêm ngưỡng. Đó là điểm cốt yếu tạo thành đời sống thực hành hạnh Phổ Hiền Bồ Tát trong việc nhập thế độ sinh. Kinh Hoa Nghiêm tiêu biểu cho tuệ giác của Như Lai và ý nghĩa đúng đắn của Pháp tu theo bản nguyện được diễn tả trong phẩm Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm. Phổ Hiền là hóa thân Phật Thích Ca xuất hiện trên cõi đời làm lợi ích chúng sinh và những ai y theo

hạnh Phổ Hiền tu tập người đó là hóa thân của Phổ Hiền. Như bản nguyện có sức mạnh hùng vĩ có thể vượt qua mọi hàng rào chướng ngại, đi trên gian nan để thành công một mục đích nào đó. Phổ Hiền Bồ Tát ngự trên voi trắng cũng đồng nghĩa với trang nghiêm thân Tâm bằng sức mạnh trong sạch tuyệt vời chi phối cả toàn bộ Pháp giới một cách an nhiên tự tại. Chỉ có hàng Bồ Tát mới thực thụ gánh vác nổi công việc của Ngài Phổ Hiền. Muốn lành mạnh Phổ Hiển phải trải qua Tam Thừa giáo tu hành. Từ vị trí phàm phu, hành giả tu ba nghiệp thanh tịnh, ly tham, ly sân, ly si, vô minh diệt, Trí tuệxuất hiện, có những đặc tính tốt làm mô phạm trong hàng Sa Môn. Từ ưu thế của người đã tròn hạnh theo Pháp tu thuộc nhân thừa, thiên thừa, hành giả tiến tu Tam Thừa giáo: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Tu Pháp của Thanh Văn- Duyên Giác để phát triển đạo đức, tri thức và nhập cuộc giáo hóa chúng sinh hay đi vào con đường hành Bồ Tát đạo. Qua điểm này ta thấy việc giáo dục trong nhà Phật trước hết là giáo dục về Tâm đức, sau mới phát triển về trí đức. Bồ Tát là người kết hợp hai yếu tố này mới có thể vào đời lãnh đạo mà không làm tổn thương đến cuộc đời. Đức Khổng Tử đã từng nói " Đức thắng tài là người quân tử. Tài thắng đức là kẻ tiểu nhân". Sở dĩ Đức Phật được gọi là Lưỡng Túc Tôn vì Ngài có đầy đủ Phúc- trí trang nghiêm nên được mọi người tôn kính, Ngài là Thầy của cả trời, người. Từ cơ sở giáo dục qua hạnh Phổ Hiền, hành giả được trang bị đầy đủ những gì cho một vị Bồ Tát đủ sức vào đời để làm đạo và qua sự tiếp xúc với cuộc đời hành giả kiểm chứng lại Tâm mình, trước mọi cám dỗ vật chất không khởi Tâm ham muốn, trước mọi hoàn cảnh thuận nghịch đều có thể hiện đủ phương tiện để đối trị. Bồ Tát hành tất cả hạnh đức vì mục đích giáo hóa con người giúp họ trở về với tính thiện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa phẩm phổ hiền bồ tát khuyến phát (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)