8. Kết cấu của luận văn
1.3. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.3.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tất yếu là nhà nước pháp quyền
Xét về nguyên tắc, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Bản chất này là do cơ sở kinh tế- chính trị và các đặc điểm của việc tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa quy định.
Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị- hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế- xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước”.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân... Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ. Vì thế dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự hình thành và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân được hình thành. Đó là quá trình lâu dài. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa, được hình thành phát triển dần dần, từng bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện bản chất của mình thông qua các đặc trưng sau: Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Ba là, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Tất cả các tổ chức chính trị- xã hôi, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc nhà nước, đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vòa các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn là nền dân chủ có tính giai cấp trong đó chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau.
Vì thế xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó dân chủ phải được mở rộng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự tự hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thục hành dân chủ, đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào đời sống thực tiễn nhằm chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân vào việc sáng tạo ra xã hội mới. Vì thế dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Với
tính cách là hình thức thực hiện dân chủ, nhà nước xã hộ chủ nghĩa tất yếu là nhà nước pháp quyền.