8. Kết cấu của luận văn
2.1. Những nhân tố quy định tính đặc thù trong xây dựng nhà nƣớc pháp
2.1.3. Nhân tố kinh tế-xã hội
2.1.3.1. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế này là tiền đề hình thành một xã hội bao cấp về mặt tư duy pháp lý. Do đơn điệu về đời sống vật chất và đơn giản trong thành phần kinh tế nên pháp luật nhà nước cũng trở nên đơn điệu, một chiều. Nhà nước chú trọng Luật hình sự và Luật dân sự mà ít quan tâm đến các bộ luật kinh tế, luật lao động và các bộ luật phản ánh các quan hệ xã hội khác như phá sản, thừa kế, hôn nhân gia đình... Trong công tác điều tra, xét xử thì công an tiến hành điều tra, toà án và các thẩm phán đều là người trong tổ chức (tòa án) nhà nước, bị cáo không có luật sư bào chữa riêng đúng theo nghĩa của nó mà tòa án đang làm nhiệm vụ xét xử cử ra một người trong tổ chức của mình để làm luật sư bào chữa. Chính vì vậy việc xét xử thường diễn ra không có sự tranh luận, tranh biện giữa bị cáo và thẩm phán, giữa luật sư bào chữa cho bị cáo và bồi thẩm đoàn ở phiên toà. Từ đó dẫn đến nhiều phiên toà bị xử ép, nhiều bị cáo bị xử oan, sai mà không biết kêu ai, kêu vào đâu, làm cho người dân mất niềm tin vào tính nghiêm minh, bình đẳng của pháp luật. Do được bao cấp tư duy pháp lý nên người dân cũng ít quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật, còn nhà trường và xã hội cũng không đặt vấn đề tuyên truyền, giáo
dục pháp luật thành nhiệm vụ của giáo dục công dân. Thực trạng trên tạo ra hệ quả là đa số công dân sống trong tình trạng mù luật, thiếu luật, dẫn đến bất chấp luật - đó là một trong những lý do đổi mới trong đó có đổi mới tư duy pháp lý.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, nhà nước từ một tổ chức công quyền vô tình đã bị biến thành một tổ chức chuyên về quản lý kinh tế. Nhà nước phải chịu trách nhiệm mọi việc đời sống dân sinh, phải giải quyết mọi vấn đề kinh tế - xã hội, phải can thiệp sâu vào xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước dù được cơ cấu lại, nhiệm vụ, chức năng được điều chỉnh, nhưng vẫn khó lòng đáp ứng các nhu cầu quản lý kinh tế-xã hội. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các quan hệ kinh tế thay đổi nhanh chóng, các tiềm năng kinh tế được giải phóng đã làm cho việc đổi mới kinh tế có những bước phát triển. Bộ máy nhà nước với các bất cập như cồng kềnh, cơ cấu nhiều tầng nấc, vận động nặng nề, chức năng chồng chéo, mâu thuẫn về nhiệm vụ được khắc phục nhiều so với trước nhưng nhìn chung vẫn còn vướng mắc, khó khăn về phương diện luật pháp. Cải cách nhà nước, điều chỉnh, thay đổi pháp luật thường diễn ra chậm chạp, khó khăn và phức tạp hơn cải cách kinh tế. Cải cách nhà nước do không được thực hiện một cách căn bản, nhất quán và đồng bộ theo một mô hình thiết kế tổng thể từ Trung Ương đến địa phương, từ bộ đến ngành nên đã không theo kịp các bước cải cách trong lĩnh vực kinh tế. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Mặt khác, do nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội nên việc cải cách thể chế nhà nước thường đi sau cải cách kinh tế. Điều này không tạo ra những bước đột phá trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, mô hình tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước
Việt Nam tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với kinh tế, đòi hỏi cần có những định hướng về phương diện pháp lý làm căn cứ. Nghĩa là cần và phải có những cơ sở pháp lý cho công cuộc cải cách nhà nước phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra những biến động khôn lường và tiềm ẩn nguy cơ khủng khoảng. Từ đó xuất hiện nhu cầu can thiệp của nhà nước nhằm vừa điều chỉnh các quan hệ kinh tế sao cho ít có khả năng xảy ra lạm phát và khủng hoảng, vừa không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. TS. Lê Văn Toan cho rằng, “đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế kế hoạch ở chỗ trật tự kinh tế của nó là trật tự được hình thành và duy trì thông qua pháp luật” [67, 18]. Nói cách khác, pháp luật là phương tiện quan trọng tồn tại bên cạnh những biện pháp kinh tế trong nền kinh tế thị trường, thiếu pháp luật các biện pháp kinh kế trở nên kém hiệu quả.
Do pháp luật có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nên ở Việt Nam, muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách thành công thì phải xây dựng được một mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng pháp lý, là môi trường tồn tại của việc hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường và ngược lại, kinh tế thị trường là điều kiện vật chất tiếp sức cho sự phát triển nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường tồn tại trong quan hệ nhân quả. Không có nhà nước pháp quyền, thì các chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế triển khai kém hiệu quả và không được đảm bảo về mặt pháp lý. Ngược lại, nền kinh tế thị trường là cơ sở xây dựng và điều chỉnh pháp luật, là tiềm năng kinh tế, tiền đề vật chất để các cơ quan luật pháp nhà nước có thể dựa vào đó mà tồn tại.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng, việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không những là một cuộc cách mạng về phương diện kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về phương diện pháp luật. Cuộc cách mạng có ý nghĩa làm thay đổi tư duy pháp lý và văn hoá pháp luật của xã hội Việt Nam, đòi hỏi pháp luật nhà nước cần thay đổi cả về nội dung và hình thức, cả cách lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự chuyển đổi nền kinh tế cũng là bước chuyển tư duy pháp lý từ hình thức bao cấp sang hình thức tư duy pháp lý thị trường.
Kinh tế thị trường tạo nền tảng vật chất cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, còn nhà nước pháp quyền tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp tất cả các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế đều bị chi phối bởi kế hoạch do nhà nước vạch sẵn, trật tự kinh tế được đồng nhất với nguyên tắc hành chính. Do vậy, các quy phạm pháp luật đa phần phản ánh mặt nghĩa vụ của công dân và các tổ chức nhà nước mà ít nói đến quyền lợi của họ. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lẽ tất nhiên là phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ về pháp luật, không thể dùng hệ thống pháp luật của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp để điều chỉnh các quan hệ kinh tế thị trường được, cũng không thể dùng luật pháp của xã hội nông nghiệp để điều chỉnh quan hệ trong xã hội công nghiệp hiện đại.
Ở nước ta, việc đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quá trình lâu dài, phải được tiến hành theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với một mức độ phát triển phát triển
kinh tế - xã hội nhất định của đất nước. Tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền và cơ chế vận hành của nó phải phù hợp với mức độ phát triển của kinh tế thị trường quốc tế, thị trường khu vực và trong nước, nếu không sẽ vi phạm nguyên tắc về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong gần ba thập kỷ qua, quan hệ sản xuất của nước ta đã có những đổi mới đáng kể, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
2.1.3.2. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa yêu cầu phải bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng vừa phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng một nền kinh tế hiện đại. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.
Đặc thù này vừa là một thuận lợi, lại vừa tiềm ẩn những khó khăn đối với việc tiếp thu và hiện thực hóa các giá trị của nhà nước pháp quyền. Trước hết hãy phân tích những thuận lợi do đặc thù này mang lại.
Việc một nước đi sau tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ là cơ hội để tránh những sai lầm, khiếm khuyết mà các nước đi trước gặp phải. Từ đó lựa chọn được phương án tối ưu, trên cơ sở kết hợp những hạt nhân hợp lý mà mỗi nước đi trước chỉ chứa một vài nhân tố như vậy. Tuy nhiên, không phải cứ tập hợp lại những yếu tố hợp lý để rồi áp dụng chúng cùng một lúc là chúng ta sẽ có một nhà nước pháp quyền hoàn hảo. Vấn đề ở chỗ những hạt nhân hợp lý ấy phải mang tính đồng bộ và phải tương thích với hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Nhưng dẫu sao, cơ hội lựa chọn của những nước đi sau đã
rộng ra rất nhiều. Chẳng hạn, Canada xây dựng nhà nước pháp quyền muộn hơn Mỹ, do đó tránh được rắc rối mà Mỹ gặp phải là sự xung đột phức tạp giữa hệ thống luật của liên bang với luật của bang và tiểu bang. Mỹ cho phép các bang làm luật bổ khuyết cho luật liên bang: những gì liên bang không có thì bang được phép làm. Nhưng thực tiễn pháp lý cho thấy, do cọ xát với đời sống hiện thực, luật của bang không ngừng phát triển, trong khi đó, bị khống chế bởi tính phổ quát,luật liên bang đã không theo kịp đời sống và trở nên phụ thuộc vào luật bang. Từ đó dẫn đến tính không đồng bộ giữa các hệ thống pháp lý của tiểu bang với nhau và do đó hoạt động tư pháp trở nên phức tạp. Ý thức được điều này, Canada quy định: những gì mà các bang đã có thì liên bang không làm. Do đó trong quá trình phát triển tiếp theo, luật liên bang trở nên thống trị, tạo ra tính đồng bộ trên toàn liên bang. Nói cách khác, các nước xây dựng nhà nước pháp quyền muộn hơn có cơ hội học hỏi kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật bầu cử, tổ chức phân công quyền lực giữa các bộ phận của nhà nước..; và trù liệu được các bộ luật lâu bền, sử dụng được cả bên trong lẫn bên ngoài quốc gia.
Sự phát triển bỏ qua còn cho phép nước đi sau chủ động xây dựng một mô hình nhà nước pháp quyền đón đầu được khuynh hướng phát triển sắp tới của các nhà nước pháp quyền trên thế giới- điều mà các nước đã có nhà nước truyền thống khó có thể chuyển đổi, mặc dù đã nhận thức được nhu cầu phải thay đổi. Cụ thể như, EU đã nhận thức được rõ rằng, xu thế trao quyền cho các thể chế quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập là không tránh khỏi. Bởi vậy, EU đã chủ động mở rộng mô hình nhà nước pháp quyền từ khuôn khổ quốc gia sang liên quốc gia, nhằm thích ứng với các điều kiện mới này. Tuy nhiên, tập quán lâu đời của các nhà nước pháp quyền- quốc gia, đã ngăn trở quá trình lột xác này: Anh qua trưng cầu dân ý, không muốn gia nhập đồng tiền chung Châu Âu; Pháp không muốn từ bỏ ngôn ngữ của mình trong các giao dịch kinh tế cũng như trong các quan hệ “đối nội” nằm trong khuôn khổ EU.
Bên cạnh đó, phát triển bỏ qua cũng tạo ra không ít khó khăn. Thứ nhất, chúng ta vẫn chưa có được một thị trường hoạt động ổn định và lành mạnh. Các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước còn lỏng lẻo; thị trường trong nước trong nước phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Nhiều hoạt động kinh doanh xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Tóm lại, chúng ta chưa có được những mối liên hệ phổ biến ổn định và bền chặt do thị trường mang lại giống như trạng thái thị trường của các nước phát triển; và do đó khó xác định được quy luật vận hành của nó để ban hành các đạo luật điều tiết kịp thời. Thực tế cho thấy các văn bản dưới luật như nghị định của chính phủ vừa ký chưa ráo mực đã nhanh chóng trở nên lỗi thời và bất cập trước tốc độ biến đổi nhanh chóng và tính phi ổn định của thị trường mới nổi. Tính bất ổn, tính khó đoán trước, tính dễ tổn thương và tính phụ thuộc bên ngoài cao là những đặc tính chung của mọi thị trường non trẻ. Có thể lấy thị trường cà phê của Việt Nam hiện nay làm ví dụ. Đây là khó khăn chung của tất cả các nước chưa kinh qua hoặc mới bước vào cơ chế thị trường. Một khi mối liên hệ phổ biến không xác định thì kéo theo tính không xác định của khế ước xã hội, và do đó tính không xác định của pháp luật. Đó là chuỗi logic tất yếu mà một nước phát triển theo con đường rút gọn như chúng ta phải nếm trải.
Thứ hai, đi kèm với tính bất ổn của thị trường là tâm lý không tôn trọng và tuân thủ pháp luật của giới doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mang nặng tính chất ăn xổi, chụp giật, chờ thời và đặc biệt là phải chịu phí tổn rất cao cho việc bôi trơn cỗ máy tham nhũng; nhưng bù lại là được lợi về thuế, về các đặc quyền thị trường. Chính vì thế, mà không thể tính toán hay dự trù được lợi nhuận khi đầu tư vào Việt Nam. Tham những và bộ máy quan liêu của giới quan chức biến chất đã làm cho việc hoạch toán lợi nhuận và rủi ro trở nên không xác định. Bản thân việc các luật ra đời và có thời gian tồn tại ngắn ngủi đã khiến hệ thống pháp luật của chúng ta chồng chất các chỉ thị hành chính bổ sung,
các văn bản giải thích đi kèm khiến giới kinh doanh không biết đâu mà làm và