Vai trò cơ bản của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 52 - 61)

HIỆN ĐẠI HÓA : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh

2.1.1. Vai trò cơ bản của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thá

Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất, phụ nữ Thái Nguyên có vai trò quan trọng với tư cách là một bộ phận trong đội ngũ lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên thông qua Đảng bộ tỉnh, huyện và cơ sở.

Phụ nữ có cơ hội thực hiện quyền bình đẳng của mình thông qua việc tham gia ban hành các quyết định, xây dựng và thực thi pháp luật, chắnh sách, đáp ứng nhu cầu và lợi ắch giới; được cử đại diện xứng đáng trong các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể chắnh trị - xã hội. Trong hơn 15 năm qua, Thái Nguyên luôn có Phó Chủ tịch tỉnh là phụ nữ. Trong Hội đồng nhân dân, tỷ lệ nữ đại biểu trong 3 nhiệm kỳ gần đây đều đạt trên 25%. Các cơ quan dân cử ở địa phương có tỷ lệ đại biểu nữ tăng từ nhiệm kỳ 1999 - 2004 đến nhiệm kỳ 2005 - 2011: tỷ lệ nữ tham gia hội đồng nhân dân cấp tỉnh tăng từ 22,3% lên 23,8%; cấp huyện tăng từ 20,1% lên 23,2%; cấp xã tăng từ 16,6% lên 20,1%. Mặc dù so với yêu cầu thực tiễn, tỷ lệ này chưa cao nhưng phần nào đã chứng tỏ vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đảm nhận trọng trách trong cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến địa phương. Thực hiện như Di chúc của Bác Hồ đã dạy rằng ỘĐảng và Chắnh phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữỢ. Phụ nữ Thái Nguyên trong những năm qua đã cố

gắng rất nhiều trong việc mang lại quyền bình đẳng cho mình.

Phụ nữ Thái Nguyên thông qua Đảng bộ tỉnh và cấp ủy Đảng các cấp, đã cụ thể những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào điều kiện cụ thể ở tỉnh và tại các doanh nghiệp, mô hình kinh tế mà phụ nữ đang trực tiếp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Phụ nữ Thái Nguyên Ờ thông qua các cấp ủy đảng, tổ chức hội đề ra nhiều giải pháp sát với thực tiễn nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chắnh sách xã hội nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bản thân phụ nữ ở Thái Nguyên đặc biệt là phụ nữ trong giai cấp công nhân ở tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm trong thực hiện những nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề xuất những phương án khả thi mang lại lợi ắch về mặt kinh tế - xã hội cho tỉnh.

Xuất phát từ nguyên nhân đó mà sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài do hậu quả của cơ chế cũ, cùng với việc đổi mới phương hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như đổi mới và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, kinh tế Thái Nguyên đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận, đặc biết trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế đạt trên 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tắch cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Điều đó khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy to lớn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, phụ nữ Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc tham gia quản lý và điều hành sản xuất các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, phụ nữ không chỉ tham gia lao động

chắnh trong các công việc mà họ còn có vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành sản xuất. Với hơn 50% dân số, phụ nữ Thái Nguyên tham gia vào hầu hết các ngành nghề, công việc, kể cả những lĩnh vực trước đây dường như chỉ dành cho nam giới. Với 50,2% tỷ trọng lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ đã có đóng góp lớn vào thành tựu sản xuất, phát triển kinh tế. Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng là động lực để phát triển kinh tế; nhiều chị em đã phấn đấu vươn lên, giữ nhiều cương vị chủ chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Cơ hội tiếp cận tắn dụng của phụ nữ được cải thiện.

Bức tranh phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã kéo theo một sự thay đổi mạnh mẽ khác về lực lượng phụ nữ tham gia công việc kinh doanh và giữ vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp, con số gần 36% lãnh đạo doanh nghiệp là nữ ở Thái Nguyên còn chưa đủ bởi chưa tắnh đến những phụ nữ cấp dưới đứng trong ban điều hành có ảnh hưởng tới sự thành công hay dẫn dắt doanh nghiệp vượt khó. Hơn nữa, những "bóng hồng" CEO đa phần ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại là khối doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động, đầu tư, đóng góp cho GDP, cho tăng trưởng của tỉnh nhiều nhất. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam làm kinh doanh và lãnh đạo không còn chỉ là một xu hướng tắch cực về mặt chắnh trị, mà đã trở thành một nguồn lực kinh tế xác thực. Nhờ những ưu điểm mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt của giới, nữ doanh nhân mang lại nhiều lợi ắch cho xã hội. Phụ nữ còn được cho là "chiếc phanh" không thể thiếu trong những giai đoạn phát triển "nóng" hay khó khăn nhất, hướng doanh nghiệp tới sự phát triển bền vững. Giải quyết trở ngại ngăn cản phụ nữ kinh doanh cũng là một phần quan trọng trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 3 - Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền năng cho phụ nữ.

Do vậy, các chắnh phủ và tổ chức trên toàn thế giới hiện đang tắch cực khuyến khắch phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh và phát huy đa dạng giới trong hội đồng quản trị các doanh nghiệp thông qua luật pháp, quy định, kế hoạch hành động và các biện pháp khuyến khắch. Tuy đã được đề cập và nhìn nhận nhưng trong thời gian gần đây, hình ảnh phụ nữ lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với rào cản từ định kiến về giới trong việc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, vắ dụ như phân biệt trong luật về quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền trong hôn nhân và/hoặc thói quen văn hóa thường ưu tiên cho nam, khó khăn trong tiếp cận cơ chế tài chắnh chắnh thức, hạn chế trong khả năng di chuyển và tiếp cận thông tin và mạng lưới quan hệ.

Tắnh đến hết tháng 10/2012, tổng số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 2.825 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh gần 15.497 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng số doanh nghiệp thuộc các loại hình trên địa bàn. Trong đó hơn 750 doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp là phụ nữ. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Thái Hưng do nữ Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Cải làm chủ. Bà không trực tiếp sản xuất thép. Bà cũng không có cổ phần trong những nhà máy thép ở Thái Nguyên. Nhưng bà có khả năng làm Ộkhuynh đảoỢ thị trường Ộđất

thépỢ.Tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin và đầy quyết đoán, đó là những

gì mà người ta bắt gặp ở nữ Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Cải, và cũng đơn giản để có thể hiểu và đánh giá được thành quả của Thái Hưng với một bề dày hình thành và phát triển dưới sự chèo lái của bà. Có lẽ cũng chắnh vì vậy, mà không phải ngẫu nhiên, Vietnamnet lại nhiều năm liên tục bình chọn cho Thái Hưng là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tiếp đến là nữ doanh nhân Đỗ Thị Đức Lý, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Tân cương - Hoàng Bình - Chủ tịch Hội nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên. ỘChè Thái, gái TuyênỢ, câu nói vắ von này nhằm ám chỉ, chè ngon nhất chỉ có ở Thái Nguyên. Tuy

nhiên, những năm trước, chè Tân Cương hầu như chỉ được tiêu thụ trong nước, có xuất khẩu cũng chỉ dưới dạng thô nên bị mất giá, lại không có thương hiệu, đời sống của người làm chè rất bấp bênh. Nhận thức được tiềm năng và những khó khăn đó, bà Đỗ Thị Đức Lý, Giám đốc Nhà máy Chè Tân Cương (thuộc Công ty TNHH Hoàng Bình) đã tìm hiểu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp, đồng thời đầu tư xây dựng Xắ nghiệp Chế biến chè đặc sản Tân Cương. Bà còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sản phẩm làm ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tất cả các công đoạn từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, ngâm ủ, sao, lên hương, đóng gói, bảo quản... đều được cán bộ kỹ thuật kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng. Hiện, chè Tân Cương đã có mặt ở thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Xingapo, Pakistan, Ôtxtrâylia..., bình quân xuất 1 - 2 container/tuần. Chè Tân Cương - Hoàng Bình đã được Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, đạt huy chương Vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm... Năm 2009 bà được Giải thưởng ỘNữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểuỢ Ờ Cúp Bông Hồng VàngẦ Và còn rất nhiều phụ nữ Thái Nguyên tiêu biểu đại diện cho các doanh nhân thành đạt, đang góp phần to lớn xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp và phồn vinh hơn.

Hàng năm, các doanh nghiệp này của tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp 40% ngân sách trong tổng số hàng trăm tỷ đồng do các doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Trong xu hướng nền kinh tế hội nhập và mở cửa, với không ắt khó khăn thách thức, nhưng có nhiều nữ doanh nhân đã vươn lên thành đạt. Chị em đã chủ động trong nắm bắt và xử lý thông tin, nghiên cứu tìm hiểu thị trường, mạnh dạn đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường.. đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động,

trong đó có lao động nữ. Các doanh nghiệp nữ luôn thực hiện nghiêm túc việc chấp hành luật pháp, chắnh sách của Nhà nước.

Với tinh thần vượt khó, năng động sáng tạo, bằng bản lĩnh kinh doanh, các chị đã thu được những thành quả trong sản xuất kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo, quản lý của các nữ doanh nhân, nhiều công ty và cá nhân các nữ doanh nhân đã nhận được giải thưởng danh giá như: giải thưởng Bông hồng vàng, giải thưởng Sao Đỏ, Sao vàng đất Việt... Đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo, mở rộng quan hệ thương mại, đóng góp tắch cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao vị thế người phụ nữ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, phụ nữ Thái Nguyên với vai trò nguồn nhân lực lao động sản xuất chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chắnh là quá trình chuyển đổi căn bản toàn bộ nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp gắn với việc áp dụng công nghệ hiện đại. Vì vậy, vai trò của giai cấp công nhân trong đó có các nữ công nhân là vô cùng to lớn vì họ là những người trực tiếp sản xuất và hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp. Nữ công nhân ở Thái Nguyên là những lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt và ở mọi thành phần kinh tế. Với hơn 51% trong tổng số công nhân, nữ công nhân Thái Nguyên có mặt ở tất cả các ngành nghề nhưng chiếm số lượng lớn nhất ở trong nhóm ngành may mặc và sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Các sản phẩm dệt, may mặc, da giầy xuất khẩu do cải tiến công nghệ đã từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới và được đánh giá cao. Bên cạnh việc tiếp nhận và trực tiếp vận hành có hiệu quả dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, nữ công nhân Thái Nguyên không ngừng học hỏi sang tạo, cải tiến công cụ sản xuất, đưa ra nhiều sang kiến làm lợi cho tỉnh hàng tỷ đồng. Sự phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh

trong những năm qua chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng về công nghiệp vì vậy mà sự phát triển của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, dịch vụ và sự tăng trưởng của nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của quá trình công nghiệp hóa.

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chuyển giao công nghệ hiện đại, với cương vị là một trong những lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nữ công nhân Thái Nguyên là những người đầu tiên tiếp nhận, vận hành, sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại. Bản thân họ là những người đi đầu trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều sản phẩm đa dạng, tăng năng suất lao động đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

Như vậy, trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển mới của đất nước đội ngũ nữ công nhân tỉnh Thái Nguyên vẫn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, tinh thần chịu đựng gian khổ, thông minh, sáng tạo trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Cùng với cả nước, Thái Nguyên đang thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia về Xây dựng nông thôn mới trong tiến trình hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn với quy mô toàn tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đã bước đầu thực hiện được nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền nông nghiệp hiện đại nên đã chuyển từ nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất hàng hóa giản đơn và phân tán thành một nền nông nghiệp bước đầu đi vào sản xuất hàng hóa mở rộng. Người nông dân vừa là chủ thể của nông nghiệp và nông thôn, vừa là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất nông nghiệp. Một thực tế đang đặt ra hiện nay là cùng với quá trình đô thị hóa thì xu hướng lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị nên lực lượng lao động chắnh ở khu vực này còn lại chủ yếu là phụ nữ. Chắnh vì vậy,

phụ nữ nông thôn Thái Nguyên có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh nói riêng. Theo số liệu điều tra, ở Thái Nguyên hiện nay trong gần 80% phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 52 - 61)