Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 65 - 67)

HIỆN ĐẠI HÓA : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2. Những quan điểm cơ bản và nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao va

2.2.1. Những quan điểm cơ bản

Thái Nguyên cũng giống như cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu. Đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động sử dụng máy móc, phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên, đồng thời; thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình ở Thái Nguyên và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Xuất phát từ thực tế đó Đảng bộ, chắnh quyền và nhân dân Thái Nguyên đã nhận thức sâu sắc rằng: để phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trước hết phải tập trung tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là cơ sở căn bản để nâng cao năng lực toàn diện cho phụ nữ, bởi vì lao động nữ nhất là lao động nữ ở nông thôn đa số không có tay nghề, trình độ thấp, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm; việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất còn lúng túng. Phụ nữ muốn phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế cần phải được học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp, tác phong

công nghiệp, nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh tế và cuộc sống gia đình.

Thực tế hiện nay cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ Thái Nguyên còn thấp so với trình độ của phụ nữ trong cả nước. Cho nên, muốn phát triển kinh tế Thái Nguyên thì cần phải chú trọng đến giáo dục đào tạo. Do vậy, Đảng bộ Thái Nguyên xác định tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cùng với nó, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục theo hướng tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả ở tất cả các ngành học, bậc học, đảm bảo

công bằng xã hội trong giáo dục, nhất là hiện nay với phong trào ỘNói không

với tiêu cực trong thi cửỖỖ bộ giáo dục đã phát động nhằm nâng cao dân trắ

trong đó có phụ nữ Thái Nguyên.

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên tập trung vào phát triển kinh tế vừa theo diện rộng kết hợp đầu tư chiều sâu, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm gắn với yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở rà soát điều chỉnh quy hoạch công nghiệp, tập trung tổ chức xây dựng các vùng nguyên liệu chất lượng caoẦ Củng cố phát triển kinh tế hợp tác, tạo điều kiện phát triển kinh tế quy mô lớn, nhân rộng mô hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiên tiến. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất giống cây, con chất lượng cao. Khuyến khắch các thành phần kinh tế tham gia sản xuất các loại giống chất lượng cao.Bên cạnh đó phải kết hợp với lựa chọn công nghệ thắch hợp.

Để đạt được những mục tiêu trên phải đào tạo lại lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động nữ nói riêng, nhất là đào tạo đội ngũ lành nghề ở tầm cao trong các trường dạy nghề, đồng thời mở rộng hệ thống đào tạo nghề xã hội một cách rộng rãi cho phụ nữ. Trong việc lựa chọn công nghệ

cần hết sức coi trọng công nghệ tinh xảo nhưng có kết hợp các qui mô nhỏ, vừa và lớn phù hợp. Khuyến khắch áp dụng công nghệ sinh học nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Sự tiến bộ của phụ nữ là một trong những tiêu chắ đánh giá sự tiến bộ của xã hội. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của mỗi người dân lao động trong toàn tỉnh cùng với đường lối của Đảng, chắnh sách pháp luật của nhà nước, đã đem lại những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, nhằm cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình, nhất là phụ nữ, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ góp phần phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người phụ nữ tắch cực lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện

đại. Với nền sản xuất đó sẽ mang lại năng xuất lao động cao, phụ nữ có điều

kiện chăm sóc trẻ em, người già một cách tốt nhất. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay (3,71% GDP) thì mức sống của các gia đình ở Thái Nguyên nhìn chung còn thấp, điều kiện sinh hoạt của các gia đình còn nhiều khó khăn; đặc biệt là vấn đề nhà ở. Hiện nay phần lớn các gia đình Thái Nguyên vẫn sống trong các căn nhà nhỏ, đơn sơ, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch còn thiếu trầm trọng, ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra. Đây là những vấn đề cơ bản của cuộc sống mà bản thân phụ nữ và mỗi gia đình chưa thể giải quyết được. Cho nên, cùng với lực lượng lao động nam giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình là hết sức cần thiết để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện xây dựng tốt cơ sở hạ tầng để phụ nữ Thái Nguyên góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển kinh tế chung đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 65 - 67)