Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 61 - 65)

HIỆN ĐẠI HÓA : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh

2.1.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ Thá

Nguyên đối với phát triển kinh tế

Mặc dù đã thể hiện được rất nhiều vai trò của mình đối với phát triển kinh tế của tỉnh nhưng hiện nay đứng trước yêu cầu của công cuộc xây dựng tỉnh phát triển nhanh theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phụ nữ tỉnh Thái Nguyên cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình đối với sự nghiệp to lớn này. Bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và kinh tế tri thức, việc nâng cao vai trò của phụ nữ còn có nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để thực hiện triệt để các vai trò kể trên như:

Vấn đề thứ nhất đặt ra: Phải phát hiện đúng và giải quyết tốt mâu thuẫn giữa gánh nặng công việc gia đình và trách nhiệm, tiềm năng công tác xã hội của phụ nữ Thái Nguyên để họ phát triển và thể hiện vai trò tốt hơn.

Một bộ phận phụ nữ bị cuốn hút bởi chức năng kinh tế, sao nhãng chức năng khác trong gia đình. Quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, chắnh trị, văn hóa xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ trở nên năng động, sáng tạo và khẳng định vai trò, vị trắ của mình trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên cũng chắnh quá trình đó đã tác động đến sự phát triển của phụ nữ do bị cuốn hút vào hoạt động kinh tế, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ không ắt phụ nữ đã lao vào làm kinh tế, bất chấp luân thường đạo lý để mong làm giàu một cách nhanh nhất, với dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo nguyệt. Lối sống vì lợi bỏ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng đến các mối quan hệ làng xóm, thân tộcẦ

Trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ, cũng tác động mạnh đến việc chăm sóc con cái trong gia đình, với tư tưởng làm giàu, phát triển kinh tế, coi kinh tế là rất quan trong phụ nữ đã giành hết thời gian cho phát triển kinh tế. Do đó ắt có thời giam gần giũ, chăm sóc cho con là đều đương nhiên, đứa trẻ lớn lên trong điều kiện như thế, thiếu sự giáo dục của người mẹ, phần nào ảnh hưởng đến nhân cách. Nếu sống trong môi trường xã hội tốt thì trẻ em sẽ phát triển tốt, ngược lại thì trẻ em sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trong gia đình thiếu vai trò người phụ nữ, nhất là lĩnh vực giáo dục thì trẻ em dễ bị sa ngã, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ma tuý, bởi vì, người phụ nữ là người có ảnh hưởng lớn, sâu sắt đến nhân cách trẻ em, phụ nữ vừa là người mẹ vừa là người thầy đầu tiên của con người. Điều này cho thấy với vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình của phụ nữ là rất

quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình, do đó, phụ nữ dù ở cương vị nào, làm kinh kinh tế giỏi đến đâu thì cũng không quên vị trắ, vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Vấn đề thứ hai đặt ra: Cần đổi mới nhận thức, chủ trương, chắnh sách, giải phápẦ để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và hoạt động xã hội của Phụ nữ Thái Nguyên để họ thể hiện tốt hơn vai trò của mình.

Trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ Thái Nguyên còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay ở Thái Nguyên nhìn chung trình độ học vấn và kỹ năng lao động sản xuất của phụ nữ còn thấp, hạn chế phụ nữ trong hoạt động kinh tế. Một bộ phận phụ nữ có trình độ học vấn thấp, chuyên môn yếu, thiếu thông tin, thiếu kiến thức năng lực thực hành trong sản xuất, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Do trình độ hạn chế trong nhiều gia đình phụ nữ chưa biết tổ chức cuộc sống một cách khoa học nên không có thời gian, nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ học vấn và sự hiểu biết. Mặt khác, một bộ phận phụ nữ sống an phận với cảnh nghèo, tự ti không phấn đấu vươn lên để nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn; hạn chế về nhận thức chắnh trị, pháp luật. Điều đó đã hạn chế họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Sự thiếu ý thức vươn lên nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho phụ nữ, nhất là trình độ học vấn, khoa học công nghệ vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động cho phụ nữ, thế nhưng một bộ phận phụ nữ với tư tưởng an phận của bản thân, với thói quen cam chịu, tự ti, thiếu ý thức vươn lên để nâng cao hiểu biết về xã hội, thờ ơ với nhận thức chắnh trị và kiến thức pháp luật, không dám và không đủ khả năng nói lên những suy nghĩ của bản thân nên từ đó đã làm hạn chế đến khả năng cống hiến của mình cho phát triển kinh tế hộ gia đình, đây là những suy nghĩ tiêu cực và không chịu vươn lên.

Vấn đề thứ ba đặt ra: cần tạo những cơ hội bình đẳng cho Phụ nữ Thái Nguyên tiếp cận với các nguồn thông tin, nhất là về Hiến pháp, Pháp luật, Chắnh sáchẦđể họ chủ động hơn trong vận dụng vào sản xuất, đời sốngẦ

Mức độ kinh tế và cơ hội tiếp cận các nguồn lực của phụ nữ chưa được đồng đều. Phong tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả nam giới và phụ nữ đều được thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ắt phụ nữ được đứng tên giấy tờ sử dụng đất. Từ năm 1988 ruộng đất đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn nhưng đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất đều do nam giới đứng tên. Luật Đất đai năm 2003 có quy định tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới phải bao gồm tên của cả hai vợ chồng. Mặc dù đây là một bước đi đúng hướng và sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm rằng sẽ có nhiều phụ nữ tiếp cận được với đất đai và vốn tắn dụng, nhưng Luật Đất đai 2003 lại không yêu cầu sửa đổi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó (mà hầu hết chỉ nam giới đứng tên).

Chắnh sách đối với người lao động chưa được đảm bảo, đời sống của phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn.Tình trạng giá cả, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn, cùng như các hộ gia đình tham gia vào sản xuất, đời sống của một bộ phận phụ nữ cũng ảnh hưởng do bị thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những ưu thế nhất định nhưng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế dẫ đến sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng đối với phụ nữ, từ đó làm suy giảm tắnh thống nhất và sức mạnh của phụ nữ Thái Nguyên. Đặc biệt toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện du nhập và trao đổi văn hóa, trong đó có cả văn hóa không lành mạnh, lối sống đồi trụy, thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Do vậy, phụ nữ Thái Nguyên phải phát huy tắnh chủ động, sáng tạo, tri thức trong quá trình bảo vệ quan điểm, lợi ắch của mình, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ văn hóa nhân loại, kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc để xây dựng phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kế hoạch và chương trình hội nhập quốc tế của Thái Nguyên đến năm 2015 đã khẳng định: hội nhập phải phát huy nội lực, tranh thủ ngoại

lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hôi, giữa gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chắnh vì lẽ đó mà chúng ta cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 61 - 65)