KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 46)

3.1. Thực trạng tình hình dân số và công tác KHHGD tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa Sơn tỉnh Thanh Hóa

Huyện Nga Sơn có diện tích 144,9km2 là huyện nằm ở phía đông – bắc của tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp biển, phía bắc giáp với huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp các huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Loại hình kinh tế trên địa bàn huyện Nga Sơn chủ yếu vẫn là nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và tiểu thủ công nghiệp với các xã ven biển; chăn nuôi, trồng trọt với các xã đồng màu; kinh doanh buôn bán nhỏ ở khu vực thị trấn thị tứ. Đây chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn khách thể nghiên cứu trong đề tài này.

Tính đến quý IV năm 2008, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 150.558 người, với diện tích của toàn huyện là 144,95km2, mật độ dân số của huyện hiện nay là 1038 người/km2. Có thể nói đây là mật độ dân số rất cao so với không chỉ tỉnh Thanh Hóa (330 người/km2) mà còn với cả nước (254 người/km2) và với mật độ dân số trung bình trên thế giới như chúng tôi đã đề cập trong lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Công tác KHHGD tại huyện Nga Sơn được triển khai rộng khắp. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Nga Sơn được thành lập năm 2008. Hiện nay Trung tâm có 5 cán bộ làm việc. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên dân số và cán bộ chuyên trách cũng được triển khai rộng khắp với 292 cộng tác viên dân số và 27 cán bộ chuyên trách trên toàn huyện. 100% các thôn xóm trên địa bàn huyện Nga Sơn đều có các cộng tác viên dân số hoạt động nhằm tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGD, ở các xã đều có 1 người là cán bộ chuyên trách về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên dân số và cán bộ chuyên trách còn có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện thực hiện KHHGD đến với người dân, theo dõi biến

thường kỳ 1 tháng 1 lần. Đây chính là cơ sở để Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình đưa ra các thống kê về biến động dân số, tỷ lệ sinh – tử, thực hiện các biện pháp tránh thai… trên toàn huyện. Hàng năm, Trung tâm DS – KHHGD huyện Nga Sơn đều tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn cũng như kỹ năng tiếp xúc với người dân cho các cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi cán bộ cộng tác viên dân số công tác tại các cơ sở thôn xóm hiện nay là 50.000 đồng/người/tháng.

3.2. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

Nhận thức của người dân về KHHGD trước hết thể hiện ở việc người dân hiểu thế nào là KHHGD, chính vì vậy, trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo ông (bà) thế nào là KHHGD?” (câu hỏi 1). Kết quả thu được từ câu hỏi này như sau:

Bảng 2. Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

STT Khái niệm về KHHGD Tỷ lệ lựa

chọn

1

KHHGD là công việc của Nhà nước để giải quyết

vấn đề dân số 22.0

2 KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con 64.7

3

KHHGD là sinh con theo điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của gia đình (ví dụ chưa có con trai thì phải sinh con trai)

9.7

4 KHHGD là đưa ra kế hoạch trong việc sinh con 16.0

5

KHHGD là phải lập kế hoạch để sinh con trai, con

gái theo mong muốn của mình 6.3

6

KHHGD là vợ chồng chủ động tự quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con

theo chuẩn mực xã hội

Bảng số liệu thu được cho chúng ta thấy, nhìn chung, các phương án đều có sự lựa chọn không cao và có sự chênh lệch lớn. Điều đó phản ánh nhận thức của khách thể nghiên cứu về khái niệm KHHGD còn chưa đúng đắn, đầy đủ.

Trong 6 phương án mà chúng tôi đưa ra về khái niệm KHHGD, phương án có sự chọn cao nhất là “KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con” với 64,7% số người được hỏi lựa chọn. Đây là một cách hiểu đúng nhưng chưa đầy đủ về bản chất của KHHGD, nó mới chỉ phản ánh được biểu hiện bề ngoài của khái niệm KHHGD. Điều đó phản ánh nhận thức của người dân về khái niệm KHHGD mới chỉ dừng lại ở mức độ biết về nó.

Theo chúng tôi, sở dĩ cách hiểu này chiếm tỉ lệ lớn nhất vì ở các vùng nông thôn các phương tiện truyền thông đại chúng, hay tại nơi công cộng đều có các khẩu hiện như “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay “mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con”…Mặt khác, người dân lại hầu như rất ít có điều kiện được tiếp xúc với các tài liệu, nguồn thông tin để hiểu sâu hơn về khái niệm KHHGD. Chính điều đó đã có sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức, quan niệm của người dân về KHHGD.

Biểu đồ 1: Nhận thức của ngƣời dân về khái niệm KHHGD

Trong số 6 quan niệm chúng tôi đưa ra về KHHGD, cách hiểu đúng đắn nhất là “KHHGD là mỗi cặp vợ chồng chủ động tự quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con theo các chuẩn mực xã hội”. Trong tất cả các quan niệm về KHHGD mà chúng tôi đưa ra, phương án này có 50% số người được hỏi đồng ý, đây vẫn là tỉ lệ lựa chọn thấp. Điều này nói lên nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Nga Sơn về KHHGD mới chỉ dừng lại ở mức độ biết. Người dân có nghe đến, có được biết một vài thông tin liên quan đến KHHGD nhưng người dân chưa có sự hiểu sâu sắc về nó, với họ, KHHGD đơn giản có thể nhìn thấy trực tiếp nhất là sinh ít con. Vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan truyền thông cũng như đội ngũ CTVDS phải từng bước nâng cao hiểu biết của người dân về KHHGD mà trước hết là hiểu đúng đắn về khái niệm KHHGD bởi nếu người dân không có hiểu biết không đầy đủ về nó thì việc thực hiện KHHGD sẽ không thể tốt. Nhìn chung, ở cả 2 phương án trên, mặc dù tỉ lệ lựa chọn không cao nhưng vẫn xếp ở

0 10 20 30 40 50 60 70 Phuong an1 Phuong an 2 Phuong an 3 Phuong an 4 Phuong an 5 Phuong an6

vị trí số 1 và 2; mặt khác, cả 2 phương án này đều phản ánh nội dung của KHHGD. Đây chính là mặt thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD.

Ngoài 2 phương án trên có sự lựa chọn tương đối cao của khách thể nghiên cứu, 4 nội dung còn lại mà chúng tôi đưa đều có tỉ lệ lựa chọn rất thấp. Cụ thể như sau: “KHHGD là công việc của Nhà nước để giải quyết vấn đề dân số” 22%; “KHHGD là sinh con theo điều kiện, kinh tế và hoàn cảnh của gia đình (ví dụ chưa có con trai thì phải sinh con trai)” 9,7%; “KHHGD là đưa ra kế hoạch trong việc sinh con cái” 16%; “KHHGD là phải lập kế hoạch để sinh con trai, con gái theo mong muốn của mình” 6,3%. Theo chúng tôi, các phương án này có sự lựa chọn thấp như vậy là hợp lý vì rõ ràng đây là những cách hiểu sai về KHHGD. Những người lựa chọn các phương án này thể hiện rõ nhận thức của họ về bản chất của KHHGD còn chưa đúng đắn. Tuy tỷ lệ người dân hiểu sai về bản chất của KHHGD thể hiện trong câu này chiếm tỉ lệ không cao so với 2 phương án mà chúng tôi đã phân tích ở trên, nhưng rõ ràng, với việc 10 – 20 % số người được hỏi không hiểu đúng về khái niệm KHHGD như thế sẽ là khó khăn không nhỏ đối với công việc tuyên truyền của CTVDS. Thực tế công việc của các CTVDS cho thấy, để có thể làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của những đối tượng này và qua đó thay đổi hành vi sinh đẻ của họ là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự kiên trì và kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt.

Qua việc phân tích kết quả thu được từ quan niệm của người dân về KHHGD cho chúng ta thấy nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế. Số người hiểu đúng bản chất của công tác KHHGD mới chỉ dừng lại ở 50% số người được hỏi. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ (từ 10 – 20%) khách thể nghiên cứu có nhận thức sai lệch về bản chất của KHHGD.

Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác vận động tuyên truyền về KHHGD còn chưa hiệu quả, các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh tại các thôn xóm nếu có đề cập tới các nội dung này cũng chỉ là những nội dung đơn giản, mang tính khẩu hiệu…

Thêm vào đó, đội ngũ CTVDS tại các thôn xóm là người trực tiếp đến từng nhà dân, gặp gỡ từng người thì trình độ kiến thức và kỹ năng làm việc còn yếu kém. Trong bảng hỏi thiết kế dành riêng cho CTVDS, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở “Xin ông (bà) vui lòng cho biết quan niệm của mình về KHHGD?”. Kết quả chúng tôi thu được cho thấy, ngay chính bản thân các CTVDS cũng chưa có cách hiểu đúng đắn về khái niệm KHHGD với những câu trả lời như: “Là thực hiện mô hình ít con, hạnh phúc” (CTV Lê Thị Kính), “rất có lợi cho gia đình trong việc KHHGD” (CTV Nguyễn Thị Hà)… Rõ ràng với mức độ nhận thức của đội ngũ CTVDS như vậy, thì việc đảm bảo công tác vận đồng người dân thực hiện KHHGD thành công, hiệu quả là không dễ dàng.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa nhận thức của người dân về KHHGD, trong bảng hỏi dành cho người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo ông (bà) những ý kiến nào dưới đây nói lên nội dung của KHHGD” (câu hỏi 3), kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Nhận thức của ngƣời dân về các nội dung của định nghĩa KHHGD

STT Nội dung Số ngƣời

lựa chọn

Tỷ lệ lựa chọn

1 Số con trong mỗi gia đình 292 97.3

2 Tham gia công tác xã hội, hoạt động đoàn thể 75 25.0

3 Khoảng cách sinh con 228 76.0

4 Sinh con trai, con gái theo ý muốn 68 22.7

5 Thời gian sinh con 193 64.3

6 Trồng cây, bảo vệ môi trường 57 19.0

7 Nuôi dạy con chu đáo, trưởng thành 222 74.0

Kết quả thu được từ câu hỏi trên cho ta thấy, các khía cạnh nội dung liên quan đến khái niệm KHHGD như số con trong gia đình, khoảng cách, thời gian sinh con và nuôi dạy con cái trưởng thành là những nội dung có sự lựa chọn cao nhất; trong khi đó, các nội dung chúng tôi đưa ra không nằm trong khái niệm

KHHGD như tham gia công tác xã hội hoạt động đoàn thể, sinh con trai con gái theo ý muốn, trồng cây bảo vệ môi trường đều có tỉ lệ lựa chọn thấp.

Cũng như ở câu hỏi 1 chúng tôi đã phân tích, trong các nội dung của KHHGD, người dân thường nhấn mạnh đến cách hiểu về số lượng con cái trong gia đình, chính vì vậy, phương án “số con trong mỗi gia đình” có tỉ lệ lựa chọn rất cao chiếm 97,3% số người được hỏi. Rõ ràng trong công tác KHHGD, việc thực hiện mô hình ít con là nội dung trung tâm, quyết định các nội dung khác. Chính vì vậy cũng như câu hỏi 1, nội dung đề cập tới số lượng con được người dân lựa chọn cao nhất.

Một nội dung khác không kém phần quan trọng là khoảng cách giữa các lần sinh con cũng có tỉ lệ lựa chọn cao chiếm 76% số người được hỏi. Phương án có sự lựa chọn tiếp theo nuôi dạy con chu đáo, trưởng thành chiếm 74% và thời gian sinh con 64,3%.

Như vậy, trong câu hỏi trên, cả 4 phương án thể hiện nội dung của KHHGD đều có tỉ lệ lựa chọn cao. Điều đó cho thấy khi tách từng nội dung của KHHGD, người dân sẽ có sự lĩnh hội đầy đủ hơn là khi các nội dung đó nằm trong một khái niệm đầy đủ. Đây cũng có thể là một gợi ý đối với đội ngũ CTVDS trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGD sao cho hiệu quả, đầy đủ nhất.

Bên cạnh những nội dung nói lên bản chất của công tác KHHGD như đã nói ở trên, 3 phương án còn lại đều không phản ánh nội dung của KHHGD có tỉ lệ lựa chọn không cao gồm: tham gia công tác xã hội hoạt động đoàn thể (25%), sinh con trai con gái theo ý muốn (22,7%), trồng cây bảo vệ môi trường (19,0%). Tỉ lệ lựa chọn ở câu hỏi này cũng tương tự như ở câu hỏi 1. Trong các nội dung chúng tôi đưa ra không đúng với bản chất của khái niệm KHHGD, luôn có khoảng 10 – 20 % số khách thể lựa chọn. Rõ ràng việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng này là cần thiết vì tỉ lệ 20 % số người được hỏi không hiểu đúng về khái niệm KHHGD không phải là ít; mặt khác, những đối tượng không có nhận thức đúng về KHHGD này sẽ có tác động không nhỏ đối với việc

Trong công tác vận động người dân thực hiện KHHGD, những đối tượng có nhận thức đúng đắn về KHHGD như đã phân tích ở trên là sự hỗ trợ rất cần thiết cho công việc của các CTVDS. Bởi họ chính là những người gần gũi, sống bên cạnh các đối tượng chưa nhận thức đầy đủ về KHHGD. Qua hành vi, tấm gương thực hiện KHHGD, nuôi dạy con, xây dựng hạnh phúc gia đình của các đối tượng đã nhận thức đúng về KHHGD sẽ tác động mạnh tới những người có nhận thức chưa đúng đắn về vấn đề này như muốn sinh con trai, thích nhiều con...Phân tích như vậy, chúng ta thấy được trong công DS – KHHGD, việc nêu gương những gia đình thực hiện tốt công tác này, có những hình thức khen thưởng phù hợp là cần thiết có tác dụng giáo dục những người dân khác rất cao.

Câu hỏi 4 trong bảng hỏi dành cho người dân chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của người dân về quyền lợi của các cặp vợ chồng trong việc sinh con cũng như thực hiện mô hình ít con. Kết quả thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Ý kiến của ngƣời dân về thực hiện gia đình ít con

STT Các nội dung ĐTB Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Thực hiện mô hình ít con là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân trong vấn đề sinh đẻ

2.0 0.57 2

2 Thực hiện mô hình 1 - 2 con vì pháp luật bắt

buộc 1.6 0.61 3

3

Thực hiện mô hình ít con không chỉ vì quy định của Nhà nước mà còn vì hạnh phúc gia đình

2.3 0.63 1

Vì đây là câu hỏi có các mức độ lựa chọn khác nhau. Chính vì vậy, để có thể xử lý kế quả thu được từ câu hỏi này, chúng tôi chia sự đồng ý của khách thể nghiên cứu thành 3 mức độ với điểm số tương ứng là: rất đồng ý 3 điểm, đồng ý 2 điểm và không đồng ý 1 điểm sau đó tính ĐTB của mỗi ý kiến đưa ra.

Kết quả thu được từ câu hỏi 4 cho chúng ta thấy ở cả 3 sự lựa chọn đều không có sự chênh lệch lớn về ĐTB. ĐTB cao nhất thuộc về ý kiến “Thực hiện mô hình ít con không chỉ vì quy định của Nhà nước mà còn vì hạnh phúc gia đình” với 2,3 điểm. Đối với người dân, việc thực hiện KHHGD, trước hết nhằm mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình; với họ các khái niệm như trách nhiệm hay quyền lợi sinh con ít được người dân nghĩ tới. Họ lập gia đình và sinh con cái như là một điều hết sức tự nhiên trong cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ khi chúng tôi trao đổi nói chuyện với người dân, họ luôn bày tỏ việc thực hiện KHHGD với họ nhằm mục đích có điều kiện chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình. Đối với họ lợi ích của thực hiện KHHGD là những gì gắn liền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức của người dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch hóa gia đình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)