Lao động đang việc làm trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hải dương hiện nay (Trang 47 - 49)

Đơn vị: Người

Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 2005 942.186 664.618 149.265 128.303 2007 947.842 601.310 193.112 153.420 2009 961.315 555.810 236.688 168.817 2010 971.600 529.755 264.985 176.860

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương 2011

Trong những năm trước đây ở Hải Dương phát triển nông nghiệp chưa có vùng quy hoạch chuyên canh, thâm canh phù hợp, chưa có bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp phù hợp và mang tính tự phát và chưa có sự ràng buộc giữa người sản xuất với người tiêu thụ nên sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ khó áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp. Tuy vậy, trong một vài năm gần đây khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, nông nghiệp tỉnh đã có những vùng chuyên canh áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất và chế biến nên mặc dù lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp còn đông nhưng trong quá trình phát triển qua từng năm số lượng lao động nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2010 Hải Dương có 971.600 người đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng so với 2006, lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 529.755 người giảm so với 2005 là 664.618 người, ngành công

nghiệp, xây dựng có 264.985 người tăng so với 2005 là 149.265 người và trong ngành dịch vụ có 176.865 người tăng so với 2005 là 128.303 người. Hàng năm có hơn 20.000 người bước vào tuổi lao động đây là nguồn bổ sung to lớn cho lực lượng lao động của tỉnh. Như vậy lực lượng lao động của Hải Dương tươngđối dồi dào là điều kiện to lớn cho phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy vậy, đa số lao động tập trung tại khu vực nông nghiệp, nông thôn nếu không biết khai thác một cách hợp lý và hiệu quả lực lượng này, thì nó lại là nhân tố kìm hãm sự phát triển của tỉnh.

Như vậy, xét về quy mô lao động của Hải Dương có lợi thế lớn nhất là số lượng dồi dào và thường xuyên được bổ sung hàng năm một cách đều đặn. Nhưng nếu xét về cơ cấu lao động thì lao động trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn và thường có sự chuyển dịch sang các khu vực khác còn chậm. Vì vậy, trong quá trình phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và quá trình CNH, HĐH của tỉnh nói chung còn nhiều khó khăn.

Đối với đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có sự tăng cường cả về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong các ngành như giáo dục và đào tạo, y tế, tài chính - ngân hàng, văn hoá - truyền thông,... đều đạt chuẩn và trên chuẩn, như tỷ lệ giáo viên/học sinh, tỷ lệ đội ngũ cán bộ y tế, giường bệnh/1 vạn dân đều tăng. Số lượng đội ngũ thạc sỹ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, II đều tăng đáng kể ở các bệnh viện cấp cơ sở (huyện, xã).

Cùng với những chính sách phát triển dân số, nâng cao đời sống và thu nhập của nhân dân, trong khoảng thời gian gần đây tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tăng cường huy động các nguồn lực mở rộng sản xuất, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động. Cơ cấu lao động của tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2009 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Đối với cơ cấu nguồn nhân lực có sự chuyển dịch đáp ứng yêu cầu nguồn lao động trong quá trình phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, điều này được thể hiện tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đều tăng cả về số lượng cũng như chất lượng người lao động. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 132.263 lao động, Đến hết năm 2010 giải quyết việc làm cho 157.263 lao động. Trong đó, số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế công nghiệp - xây dựng là 68.757 người; nông - lâm - ngư nghiệp là 38.075 người; dịch vụ và các hoạt động khác là 30.965 người; xuất khẩu lao động là 19.466 người. Ngoài ra, tạo việc làm ổn định cho 515.000 lao động ở nông thôn. Từ năm 2006 đến hết tháng 9 năm 2009, toàn tỉnh có 15.608 người đi lao động ở nước ngoài. Đến hết năm 2009 là 16.466 và năm 2010 là 19.466 người [47, tr.23]. Trong 5 năm, tư vấn việc làm, đã tư vấn nghề nghiệp cho 257.568 lượt người và giới thiệu việc làm cho 74.268 lượt người.Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh cũng luôn ổn định và ở mức thấp so với trung bình của cả nước ở cả thành thị và nông thôn, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 2010 là 4,8% giảm 0,7% so với 2005 là 5,5%, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn năm 2010 là 82,5% tăng so với 2005 là 79,0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hải dương hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)