Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hải dương hiện nay (Trang 49 - 78)

Đơn vị tính: (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản 70,5 67,5 63,4 60,7 27,8 54,5

Công nghiệp, xây dựng 15,8 17,8 20,8 22,3 24,6 27,3

Dịch vụ 13,7 14,7 15,8 17,0 17,6 18,2

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp: là các ngành có quy mô nhân lực trong

ngành kinh tế này giảm nhanh điều này có thể lý giải do ngành nông - lâm - ngư nghiệp có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn. Hơn nữa, khi ruộng đất canh tác có xu hướng thu hẹp do diện tích đất chuyển mục đích sử dụng sang các lĩnh vực khác, sản xuất trong khu vực này được đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng suất. Phù hợp với xu hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong 5 từ 2005 - 2009, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 16,8%, bình quân mỗi năm giảm 3,36%, tốc độ giảm này nhanh hơn tốc độ giảm thời kỳ 5 năm 2000 - 2004 (5 năm giảm 11,8%, bình quân 1 năm giảm 2,36%). Tuy nhiên, cũng trong khu vực 1, ngành thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành nông, lâm nghiệp nhưng có xu hướng tăng quy mô nhân lực không cao. Trong 5 năm, số lao động của ngành này tăng 0,02%. Số lao động của ngành này chủ yếu được bổ sung từ lao động ngành nông, lâm nghiệp và nguồn lao động mới. Quy mô lao động của ngành này hiện cũng chỉ chiếm tỷ trọng 0,89% trong tổng số lao động.

Ngành công nghiệp - xây dựng: Đây là ngành kinh tế giá trị đóng góp

cao trong kinh tế của tỉnh và cũng là ngành có đông lao động thứ 2 sau nhóm các ngành nông và lâm nghiệp. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp, có nhiều dự án mới với quy mô lớn, công nghệ tiên tiến chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động, làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn như:

Ngành công nghiệp chế biến: Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009, lao

động ngành này tăng 42,7%, bình quân tăng 8,54% trên năm. Tốc độ này đã giảm so với 5 năm từ 2000 - 2004 (5 năm tăng 109,8%, bình quân 1 năm tăng 21,96%). Với nhiều mức thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc,… đây là nguồn thu

hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường nghề, trường chuyên nghiệp.

Ngành công nghiệp dệt may: Đây là ngành thu hút lao động khá lớn, đặc biệt là lao động nữ. Tuy thu nhập chưa cao, nhưng tương đối ổn định, do vậy đã giúp tỉnh giải quyết được tương đối số lượng lao động dư thừa. Nguồn cung lao động chủ yếu là lao động phổ thông và qua đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp. Hiện nay, việc tuyển dụng lao động có tay nghề trong ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bắt đầu gặp khó khăn về thị trường do nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Một số ngành công nghiệp khác: Cũng thu hút lực lượng lao động

tương đối cao như: ngành thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… là những ngành có số lao động tăng hàng năm trên 2,9%. Đáng chú ý là ngành giáo dục và đào tạo, ngành đòi hỏi nhân lực chất lượng cao cũng nằm trong nhóm này. Trong 5 năm 2005 - 2009 vừa qua, lao động của ngành này tăng 16,0%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng của giai đoạn 2000 - 2004 trước đó.

Như vậy, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn. Đặc biệt, khi ruộng đất canh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng suất. Phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, quy mô nhân lực trong ngành kinh tế này giảm nhanh.

Thứ tư, Về thực hiện chính sách xã hội:

Trong những năm gần đây tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo, thực hiện tri ân đối với những gia đình chính sách có công với đất nước, đầu tư thực hiện kết hợp giữa nhà nước và các nhà hảo tâm chăm sóc cho những người tàn tật, người nghèo, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa

thông qua các chương trình phúc lợi, các trung tâm bảo trợ xã hội, trợ cấp cho những đối tượng theo quy định. Đã thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người nghèo như cho vay ưu đãi để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn ưu đãi, miễn giảm chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cho vùng gặp nhiều khó khăn.

Những thành tựu trong chính sách xã hội của tỉnh trong những năm qua đã thể hiện quan điểm của tỉnh và thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần X, XI về phát triển con người toàn diện theo chủ nghĩa Mác-Lênin phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước và tỉnh nhà. Đặc biệt, tỉnh rất chú trọng thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn vì khu vực này chiếm tỷ lệ dân cư và số lượng lao động vẫn còn rất lớn nhằm nâng cao trình độ dân trí, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lực con người phục vụ quá trình CNH, HĐH khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2.2.1.2. Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển nguồn lực con người, thì trong quá trình phát triển ở Hải Dương cũng còn một số tồn tại trong phát triển nguồn lực này cần giải quyết như:

Thứ nhất: Về trình độ văn hoá của nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn

Về trình độ văn hóa thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ được đào tạo,... nhìn chung trình độ văn hóa của người lao động ở khu vực nông nghiệp - nông thông tỉnh còn thấp so với mặt bằng trung của xã hội, do đó việc giải quyết việc làm cho lao động khu vực này gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó công tác hướng nghiệp cho nhân dân chưa làm tốt, số lượng người tốt nghiệp về lại khu vực này còn rất ít. Tỉnh đang thiếu một đội ngũ

cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ trong các ngành kinh tế chủ yếu nói chung và các ngành trong khu vực nông nghiệp nói riêng.

Bên cạnh đó chất lượng giáo dục chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, đặc biệt chất lượng dạy nghề phổ thông, chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, giáo dục tại chức và các cơ sở dân lập, tư thục chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc giáo dục tư tưởng, kỹ năng sống, lao động cho học sinh còn nhiều điểm hạn chế.

Cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục tuy đã được các cấp quan tâm đầu tư, tuy vậy còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là giáo dục mầm non. Các cơ sở giáo dục phổ thông còn thiếu phòng học để đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày; nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu, thiếu nhiều phòng học bộ môn và thiết bị dạy học. Số lượng, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, nhất là mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp so với yêu cầu thực tiễn và so với mục tiêu đã đặt ra tại Đề án phát triển giáo dục Hải Dương giai đoạn 2006 - 2015. Chưa có huyện đạt mục tiêu 50% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; mới chỉ có 5/12 huyện có 20% số trường trung học cơ sở trở lên đạt chuẩn quốc gia trong khi mục tiêu đã đặt ra là năm 2010 mỗi huyện có 20% số trường đạt chuẩn quốc gia, mới chỉ có 4/12 huyện có ít nhất 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Công tác phát triển xã hội hoá giáo dục tuy có nhiều thành tựu quan trọng so với giai đoạn trước, xong còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành. Nhất là vấn đề tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập. Công tác đào tạo nghề tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng.

Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động.

Thứ hai: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực

nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương là điểm đáng lo ngại nhất hiện nay, phần lớn lao động thiếu chuyên môn kỹ thuật, điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Kiến thức của người lao động chủ yếu từ kinh nghiệm thực tế và truyền từ đời này qua đời khác. Xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh đòi hỏi nguồn lực con người phải chuyển biến theo hướng chuyển dịch từ tỷ lệ lao động phổ thông, chưa có kỹ năng sang tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi tỉnh phải có một cuộc cách mạng toàn diện, có chiều sâu trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động.

Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực nông nghiệp tại Hải Dương trong thời gian qua đã tăng về số lượng, tuy nhiên, số lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của tỉnh. Ngoài canh tác lúa nước, các cây ăn quả, cây hoa màu thì Hải Dương còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh kẹo...

Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay, cơ hội kiếm việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đa số lao động chỉ ở trình độ văn hóa mới tốt nghiệp THCS, tư duy sản xuất vẫn mang nặng tư tưởng tiểu nông, manh mún, chưa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu, vì vậy đã hạn chế nhiều đến điều kiện và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.

Trong những năm qua mặc dù các nhà quản lý, các tổ chức xã hội đã tìm nhiều giải pháp mở các lớp đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, nhưng do trình độ văn hóa hạn chế, nhiều lao động bỏ dở khóa đào tạo, không tiếp cận được với công nghệ, ngành nghề mới. Các trường cao đẳng, trung cấp và cơ sở đào tạo nghề nhìn chung gặp khó khăn trong việc tuyển người học. Điều này cho thấy, lao động phổ thông khu vực nông thôn chưa có chuyển biến tích cực trong nhận thức nên chưa tìm đến các cơ sở đào tạo nghề, tự tìm cho mình cơ hội tìm việc làm tự do mà họ cho là phù hợp với khả năng.

Nhìn chung, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn được nâng lên nhưng cơ cấu còn bất hợp lý. Tình trạng thiếu cán bộ có trình độ ở cấp xã, huyện như tỷ lệ bác sĩ/vạn dân, số lượng giáo viện nhạc, họa, công nghệ,... bên cạnh đó tỷ lệ giáo viện đạt chuẩn ở các cấp còn thấp. Nhìn chung sự chuyển biến về trình độ chuyên môn của người lao động của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung còn chưa được rõ nét nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực con người cho quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ ba: Về thể lực của người lao động

Lực lượng lao động của Hải Dương tương đối dồi dào trong đó đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tư tưởng của nền kinh tế tiểu nông, tùy tiện, ý thức kỷ luật chưa cao nên khi bước vào quá trình chuyển dịch sang sản xuất công nghiệp, người lao động còn thiếu tư duy, kỷ luật lao động công nghiệp với môi trường và cường độ làm việc mới. Thể lực người lao động Hải Dương nói chung còn ở mức trung bình của cả nước, đặc biệt là khu vực nông thôn. Chế độ dinh dưỡng cho người lao động còn ở mức thấp so với tiêu chuẩn (Liên hiệp quốc đưa ra mức tối thiểu là 2000 calo/người/ngày). Trong khi chất lượng phục vụ chăm sóc y tế cộng đồng vẫn còn có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là khu vực kinh tế

thuần nông, bên cạnh đó việc khám chữa bệnh còn nhiều vấn đề cần quan tâm, nhất là những bệnh mới và bệnh nghề nghiệp đang có xu hướng tăng lên.

Thứ tư: Về cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 68,9% - 18,1% - 12,9% (năm 2005) sang 54,5% - 27,3% - 18,2% (năm 2010) [49, tr.26].

Như vậy, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động có chất lượng cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Thứ năm: Tỷ lệ người lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn còn cao

Lực lượng lao động trẻ trong tỉnh đang có xu hướng thiếu việc làm, nhất là đối với lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn do bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm liên tục tăng nhưng chưa bền vững, giải quyết việc làm ở những địa phương đã thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hoá còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác tổ chức và quản lý nhà nước về lao động, việc làm và dạy nghề còn nhiều thiếu sót, các bên sử dụng lao động và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn các cấp của tỉnh trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được phát huy nên hiệu quả còn chưa cao. Công tác nắm bắt thông tin và dự báo về thị trường lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hải dương hiện nay (Trang 49 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)