Hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế song phương phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa trung quốc với các nước trung á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Về kinh tế

2.2.1. Hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế song phương phát triển

Trung Quốc và các nước Trung Á đều hết sức coi trọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Trong quá trình phát triển mối quan hệ này, trao đổi thương mại mậu dịch và hợp tác kỹ thuật kinh tế luôn đứng ở vị trí trọng tâm. Điều đó phản ánh nhu cầu bức thiết của việc phát triển kinh tế trong nước đối với quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc với các nước Trung Á, đó cũng chính là xu thế tất yếu của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa. Ngay từ khi các nước Trung Á tuyên bố độc lập năm 1992, Bộ trưởng Bộ Thương Mại và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Lý Lam Thanh và ông Điền Tăng Phụng đã dẫn đoàn đại biểu Trung Quốc tới thăm năm nước Trung Á, đồng thời đặt quan hệ ngoại giao chính thức và ký kết một số hiệp định về thương mại, bước đầu xây dựng quan hệ kinh tế giữa hai bên. Sau đó, cùng với việc lãnh đạo Trung Quốc và các nước Trung Á tới thăm viếng lẫn nhau, hàng loạt các văn kiện, hiệp định về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế đã được ký kết và triển khai như: Hiệp định về bảo hộ đầu tư, Hiệp định mở cửa biên giới, Hiệp định về cung cấp các khoản vay, và các hiệp

định trong các lĩnh vực hàng không, vận tải đường sắt… quan hệ kinh tế giữa hai bên không ngừng được tăng lên. Trung Quốc và đại đa số các nước Trung Á đã lập ra Ủy ban hợp tác kỹ thuật và kinh tế thuộc Chính phủ nhằm chỉ đạo vĩ mô hoạt động hợp tác thương mại mậu dịch song phương. Kể từ khi xây dựng quan hệ đối ngoại đến nay, vấn đề phát triển quan hệ hợp tác thương mại mậu dịch luôn được lãnh đạo quốc gia hai bên đề cập tới trong các cuộc gặp và trong rất nhiều văn kiện quan trọng quốc gia. Điều đó đã thể hiện rõ vị trí nổi bật của hợp tác kinh tế trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.

Trung Quốc và Trung Á hợp tác kinh tế mang lại lợi ích rất lớn cho cả hai bên. Trung Quốc tiếp giáp với khu vực Trung Á, thuận lợi về mặt điều kiện địa lý, đây chính là “địa lợi”. Kể từ khi đặt quan hệ ngoại giao đến nay, hợp tác giữa hai bên không ngừng phát triển và nâng cao, trở thành cơ sở thực sự cho hợp tác toàn diện. Đồng thời, cả Trung Quốc và các nước Trung Á đều đang nỗ lực phát triển kinh tế, cải cách và mở cửa, kinh tế của Trung Quốc và các nước Trung Á phát triển với tốc độ nhanh thời gian qua cũng chính là cơ hội tốt cho hợp tác kinh tế giữa hai bên, đây chính là “thiên thời”. Cả Trung Quốc và các nước Trung Á đều có người dân của mình sống ở bên kia biên giới, các dân tộc này có quan hệ mật thiết về mặt huyết thống, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa; thêm vào đó nhân dân hai bên vốn có tình hữu nghị lâu đời, được biết tới với “Con đường tơ lụa” nổi tiểng thời cổ đại, đây chính là nhân tố “nhân hòa”. Ngoài ba yếu tố thuận lợi là thiên thời, địa lợi và nhân hòa, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Trung Á còn quan trọng ở chỗ hai bên có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo nên tiềm lực hợp tác kinh tế thương mại to lớn. Đây chính là nhân tố then chốt bảo đảm hợp tác kinh tế lâu dài, phát triển ổn định.

Lãnh đạo cấp cao hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế

Kể từ khi các nước Trung Á tuyên bố độc lập, các chuyến viếng thăm liên tục của lãnh đạo cấp cao hai bên là yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên phát triển đi lên. Kể từ năm 2000 đến nay, cùng với nền kinh tế Trung Á tăng trưởng ổn định, hợp tác kinh tế song phương đã được triển khai rộng rãi và sâu sắc. Kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước Trung Á tăng mạnh, mức độ

hợp tác không ngừng nâng lên. Sự phát triển quan hệ kinh tế cũng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Trung Á tăng cường một cách toàn diện. Năm 2002, 2003 và 2007, Trung Quốc lần lượt ký kết “Hiệp định Hợp tác láng giềng hữu nghị” với các nước Kazakhstan, Kyrgystan và Tajikistan. Năm 2005, Trung Quốc đã ký “Hiệp định Quan hệ đối tác hợp tác hữu nghị” với Uzberkistan. Tháng 4 năm 2006, Trung Quốc ký “Tuyên bố chung về hợp tác” với Turmenistan. Những hiệp định này đã đánh dấu việc phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á bước vào giai đoạn mới. Đặc biệt, tháng 7 năm 2005, Trung Quốc cùng Kazakhstan đã ký “Tuyên bố chung về xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Kazakhstan”, đây là mức cao nhất trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với nước đối tác, thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc với các nước khu vực Trung Á.

Trong quá trình phát triển nhanh chóng hợp tác kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc và các nước Trung Á không ngừng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tế xuất hiện trong hợp tác kinh tế song phương, đề ra những mục tiêu hợp tác cần đạt tới và tích cực mở rộng lĩnh vực hợp tác. Tháng 11 năm 2000, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân trong buổi tiếp tổng thống Uzberkistan đang tới thăm chính thức Trung Quốc, khi bàn về hợp tác kinh tế song phương, hai lãnh đạo đều cho rằng tiềm năng phát triển hợp tác mậu dịch thương mại song phương vẫn còn rất lớn.① Kể từ năm 2000 đến nay, hợp tác kỹ thuật kinh tế và mậu dịch thương mại giữa Trung Quốc và Uzberkistan đã có bước phát triển dài. Tháng 12 năm 2009, trong cuộc gặp của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với Tổng thống Uzberkistan Karimov tại thủ đô Ashgabat của Uzberkistan, hai lãnh đạo đã đưa ra những đề xuất quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác thực chất song phương. Tổng thống Karimov đánh giá cao việc phát triển quan hệ Trung Quốc – Uzberkistan, đồng thời cho rằng hợp tác song phương thời gian qua đã có bước phát triển thực chất và đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Tốc độ thương mại mậu dịch tăng trưởng tương đối nhanh, hợp tác trong các lĩnh vực khí thiên nhiên, khoáng sản, bông vải với viễn cảnh tốt. Ngoài ra, tổng thống Karimov còn đánh giá cao việc Trung Quốc thực thi

hàng loạt chính sách tích cực để chống khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.①

Tháng 5 năm 2005, Tổng thống Turmenistan Niyazov có chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bày tỏ: hợp tác trong các lĩnh vực dệt may, giao thông, thông tin liên lạc giữa hai bên đã bước đầu thành công, mang lại những lợi ích thực chất cho Turmenistan. Turmenistan có nguồn dầu mỏ phong phú, hợp tác với Trung Quốc trong việc thăm dò, khai thác và lọc dầu có viễn cảnh rộng mở, Turmenistan hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác với nước này. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng, Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp hai nước hợp tác thăm dò, khai thác và lọc dầu, điều đó có lợi cho nhân dân cả hai nước.

Tháng 8 năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm chính thức Kazakhstan. Trong chuyến thăm này, nội dung trao đổi cốt lõi là phát triển hợp tác kinh tế thương mại, đồng thời hai bên cần đưa ra những sáng kiến cụ thể trong thời gian tới.

Lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo các nước Trung Á đều nắm chắc hướng hợp tác kinh tế thương mại song phương, nỗ lực phát triển lành mạnh theo con đường lâu dài, ổn định và cùng thắng. Tốc độ phát triển kinh tế thương mại song phương nhanh chóng, thành quả đạt được khá ấn tượng, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều tồn tại, như: cơ cấu kinh tế còn chưa hợp lý, các hạng mục đầu tư lớn của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng và tài nguyên. Những tồn tại này dẫn tới những ảnh hưởng mặt trái, tạo ra những bất lợi trên con đường hợp tác phát triển kinh tế lâu dài giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Vì vậy, những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Trung Á đều nỗ lực tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới.

Các nước Trung Á là những thành viên mới của cộng đồng quốc tế, vì vậy về mặt kinh tế đối ngoại đều bắt đầu từ số không. Chính điều này đã quyết định hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nước Trung Á là tiền đề để phát triển quan hệ

giữa hai bên. Trong quá trình đó, các chính phủ, các ngành, địa phương, xí nghiệp có liên quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.

Việc hợp tác về mặt kinh tế giữa Trung Quốc với các nước Trung Á cũng gặp phải không ít khó khăn thách thức, bởi cơ sở hạ tầng của các nước Trung Á hết sức lạc hậu. Trung Quốc và các nước Trung Á đã rất nỗ lực để cải thiện tình hình, như mở một số cửa khẩu mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các cửa khẩu này, đồng thời cải tạo điều kiện vật chất thiết yếu cho hợp tác kinh tế như xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông, liên lạc, bến bãi, kho chứa… Từng bước kiện toàn hệ thống luật liên quan tới hợp tác kinh tế giữa hai bên. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn thể, tổ chức, từ đó tăng cường sự hiểu biết và độ tin cậy. 2.2.2. Thương mại mậu dịch song phương

2.2.2.1. Thương mại mậu dịch song phương liên tục tăng

Trung Quốc và các nước Trung Á có quan hệ thương mại từ lâu đời, hiện nay, quan hệ thương mại song phương vẫn có nhiều ưu thế, tiềm năng hợp tác vẫn còn rất to lớn. Ba trong số năm nước Trung Á có chung đường biên giới với Trung Quốc, đây là điều kiện vị trí địa lý tự nhiên rất có lợi trong hợp tác phát triển kinh tế hai bên. Trung Quốc và các nước Trung Á đều đang tích cực sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt giúp việc hợp tác thêm dễ dàng. Sau hơn 20 năm tuyên bố độc lập, nền kinh tế các nước Trung Á chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nên đã thu được những thành quả nhất định, đời sống nhân không ngừng được cải thiện. Hiện nay, ngoài nước Kyrgyzstan vẫn còn những bất ổn về mặt chính trị và xã hội, các nước còn lại đều khá ổn định, kinh tế bước vào thời kỳ phát triển. Kinh tế các nước Trung Á phát triển sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Hai bên đều nhận thức rõ được điều đó nên đều nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, cải cách nền kinh tế và thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa.

Kể từ khi hai bên đặt quan hệ ngoại giao, kim ngạch mậu dịch song phương không ngừng tăng lên, thành tích đạt được rất nổi bật. Năm 1992, tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu của Trung Quốc và các nước Trung Á đạt 459 triệu USD, đến năm 1999, con số này tăng lên gấp ba lần, đạt 1,332 tỷ USD. Năm 2000, mậu dịch song phương tăng trưởng toàn diện, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,819 tỷ USD, từ đó hai bên bước vào giai đoạn phát triển với tốc độ cao, đến năm 2006, tổng kim ngạch song phương đạt 12,058 tỷ USD. Năm 2008 là năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên bước lên một dấu mốc mới, đạt 30,821 tỷ USD. Như vậy, thương mại mậu dịch song phương năm 2008 cao hơn 68 lần so với thương mại mậu dịch song phương năm 1992. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, kim ngạch hai bên chỉ đạt 23,546 tỷ USD, năm 2010 đạt 30,093 tỷ USD.

Bảng 2.1: Bảng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước Trung Á từ năm 1992 – 2010 ①

Năm Tổng kim ngạch

(Triệu USD) Năm Tổng kim ngạch

(Triệu USD) 1992 459 2005 8.731 1999 1.332 2006 12.058 2000 1.819 2007 19.661 2001 1.509 2008 30.821 2002 2.388 2009 23.546 2003 4.070 2010 30.093 2004 5.843

2.2.2.2. Thương mại song phương Trung Quốc và các nước Trung Á

(1). Thương mại song phương Trung Quốc – Kazakhstan

Kazakhstan là đối tác lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực Trung Á. Kể từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao, thương mại song thương liên tục tăng. Những năm gần đây, hai nước hợp tác trên rất nhiều phương diện khiến cho kim ngạch thương mại tăng cao. Theo thống kê, từ năm 2000 đến năm 2009, thương mại song phương Trung Quốc – Kazakhstan tăng trưởng trung bình 36,1%. Riêng trong năm 2008, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 17,55 tỷ USD, vượt trước mục tiêu đặt ra của lãnh đạo hai nước là 15 tỷ USD thương mại mậu dịch vào năm 2015.

Hồ Chấn Hoa (2011), Nghiên cứu mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với Trung Á, Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, Trang 197.

Bảng 2.2: Bảng thương mại mậu dịch song phương Trung Quốc – Kazakhstan①

Năm Xuất nhập khẩu

(Triệu USD) Xuất khẩu (Triệu USD) Nhập khẩu (Triệu USD) 1992 368,29 227,12 141,17 1999 1138,78 494,38 644,40 2000 1556,96 598,75 958,21 2001 1.288,37 327,72 960,65 2002 1.954,75 600,10 1.354,65 2003 3.286,43 1.565,5 1.720,93 2004 4.498,11 2.211,84 2.286,27 2005 6.810,32 3.900,93 2.909,39 2006 8.357,78 4.750,51 3.607,27 2007 13.875,6 7.446,36 6.429,24 2008 17.550,14 9.818,88 7.731,26 2009 14.003,77 7.748,17 6.255,60 2010 20.409,57 9.320,90 11.088,67

Trung Quốc luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Kazakhstan. Do quan hệ kinh tế truyền thống giữa Kazakhstan với Nga, Nga là đối tác thương mại lớn nhất của Kazakhstan. Những năm gần đây, cùng với mức độ hợp tác không ngừng được nâng lên, kim ngạch mậu dịch song phương Trung Quốc – Kazakhstan cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, năm 2003, thương mại mậu dịch Trung Quốc – Kazakhstan chiếm vị trí thứ ba trong mậu dịch đối ngoại của Kazakhstan, trong đó, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba trong số các nước Kazakhstan xuất khẩu chủ yếu, và đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước nhập khẩu của Kazakhstan; Đến năm 2010, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu thứ hai của Kazakhstan, chỉ sau Nga. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Kazakhstan, thương mại song phương giữa Kazakhstan và Trung Quốc năm 2012 đạt 23,9 tỷ USD.

Kazakhstan xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng chủ yếu là dầu thô và khoáng sản chiếm 66%, các sản phẩm gia công chiếm 34%: các chế phẩm kim loại,

đồng, nhôm, các sản phẩm từ da, lông cừu và hàng dệt may. Nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm chủ yếu như: đường ống dẫn khí, máy móc thiết bị cơ giới, thiết bị thông tin, phục trang, giày dép, đồ dùng hàng ngày…

(2) Thương mại song phương Trung Quốc – Kyrgyzstan

Kyrgyzstan là một trong những nước đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á. Kyrgyzstan có kim ngạch thương mại chỉ đứng sau Kazakhstan và cao hơn rất nhiều ba nước còn lại. Năm 2008, kim ngạch thương mại song phương đạt mức 9,333 tỷ USD.

Bảng 2.3: Bảng thương mại mậu dịch song phương Trung Quốc – Kyrgyzstan ①

Năm Xuất nhập khẩu

(Triệu USD) Xuất khẩu (Triệu USD) Nhập khẩu (Triệu USD) 1992 35,49 18,85 16,64 1999 134,87 102,90 31,97 2000 177,71 110,17 67,44 2001 118,86 76,64 42,22 2002 201,88 146,16 55,72 2003 314,30 245,16 69,14 2004 602,29 492,74 109,55 2005 972,20 867,15 105,05 2006 2.225,71 2.112,79 112,92 2007 3.779,11 3.665,53 113,58 2008 9.333,38 9.212,10 121,28 2009 5.275,97 5.227,52 48,45 2010 4.199,71 4.127,79 71,92

Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Kyrgyzstan, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc bao gồm: sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép, các nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa trung quốc với các nước trung á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 42)