Hợp tác kỹ thuật giữa hai bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa trung quốc với các nước trung á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 53 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Về kinh tế

2.2.3. Hợp tác kỹ thuật giữa hai bên

2.2.3.1. Hợp tác kỹ thuật kinh tế giữa Trung Quốc và Kazakhstan

Hợp tác kỹ thuật kinh tế giữa hai nước này chủ yếu bằng các hình thức: xí nghiệp hợp doanh, xây dựng công trình, cho vay và viện trợ. Khi mới hợp tác, hai nước thành lập các xí nghiệp hợp doanh với thành phần chính là các xí nghiệp hợp vốn quy mô vừa và nhỏ của Trung Quốc tại Kazakhstan. Từ năm 1997, hai nước bắt đầu hợp tác trên quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời tiếp tục triển khai các hạng mục hợp tác khác. Việc hai nước tăng cường phát triển hợp tác kinh tế đã thúc đẩy quan hệ chung giữa hai bên bước lên một tầm cao mới.

Theo các con số thống kê của Ngân hàng trung ương Kazakhstan, kể từ khi nước này tuyên bố độc lập cho đến quý I năm 2010, Trung Quốc đã đầu tư vào Kazakhstan tổng cộng 4,0825 tỷ USD, tuy nhiên riêng từ năm 2007 đến quý I năm 2010, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc là 2,038 tỷ USD, bằng nguồn đầu tư của tất cả các năm trước đó cộng lại.①

(1) Các xí nghiệp hợp doanh

Trước khi có những hạng mục hợp tác lớn về mặt năng lượng, các xí nghiệp hợp doanh và các xí nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài vừa và nhỏ vẫn là hình thức hợp tác chủ yếu giữa hai nước. Cho đến cuối năm 2006, đã có hơn 300 xí nghiệp hợp doanh của Trung Quốc đầu tư tại Kazakhstan với các lĩnh vực: thăm dò khai thác dầu, trạm tiếp dầu, chế biến nông phẩm, điện tín, gia công da thuộc, phục vụ ăn uống, bán hàng…

Hồ Chấn Hoa (2011), Nghiên cứu mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với Trung Á, Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, Trang 205.

(2) Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí

Lĩnh vực năng lượng dầu khí và khí tự nhiên là lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và Kazakhstan. Đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược giúp phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác hai nước. Hợp tác dầu khí và khí tự nhiên giữa hai nước với các hình thức chủ yếu: công ty cổ phần dầu khí hợp tác kinh doanh, hợp tác thăm dò và khai thác các giếng dầu, hợp tác cùng nhau xây dựng đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cung cấp các thiết bị kỹ thuật, phục vụ xây dựng công trình, các khoản vay tín dụng và viện trợ. Hợp tác dầu khí là một trong những vấn đề trọng điểm trong hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Kazakhstan, do đó, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 3.

2.2.3.2. Hợp tác kỹ thuật kinh tế giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan

Các hình thức hợp tác chủ yếu giữa hai nước này có liên quan tới giao thông, năng lượng, khai khoáng, điện tín, nông nghiệp…

Số lượng các xí nghiệp hợp doanh tại Kyrgystan tăng mạnh, nếu năm 1993 số lượng các xí nghiệp hợp doanh chỉ là 18 thì đến cuối năm 2006, con số này là 210, tổng số tiền đầu tư lên đến 61 triệu USD. Đồng thời, có khoảng 36 xí nghiệp hợp doanh và độc lập của Kyrgystan tại Trung Quốc, nguồn vốn đầu tư 9,16 triệu USD.

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông là lĩnh vực được hai bên hết sức coi trọng và có ý nghĩa to lớn. Trung Quốc nhận thấy cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải tại Kyrgystan rất yếu kém nên đã giúp nước này phát triển hệ thống đường bộ, đường sắt trong nước bằng các biện pháp viện trợ, cho vai ưu đãi, tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế.

Về mặt thông tin liên lạc, từ năm 1999, công ty Huawei của Trung Quốc đã tiến vào thị trường Kyrgystan bắt đầu đầu tư, hiện nay công ty này là một trong những công ty cung ứng thiết bị điện tín lớn nhất nước Kyrgystan.

2.2.3.3. Hợp tác kỹ thuật kinh tế Trung Quốc và Tajikistan

Tajikistan là nước nghèo nhất trong năm nước Trung Á với cơ sở hạ tầng rất yếu kém. Sau khi Tajikistan tuyên bố độc lập đã ngay lập tức rơi vào nội chiến, tình

hình đó gây trở ngại lớn cho hợp tác kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế đất nước, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.. Từ sau năm 1997, khi nội chiến kết thúc, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với Tajikistan mới phát triển ổn định và thu được những kết quả nổi bật. Theo thống kê, đến cuối năm 2006, Trung Quốc có 35 xí nghiệp loại vừa đang đầu tư tại Tajikistan với số vốn gần 12 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm: Thông tin liên lạc, gia công kim loại, dịch vụ ăn uống… Ngược lại, Tajikistan không có xí nghiệp nào đầu tư tại Trung Quốc.

2.2.3.4. Hợp tác kỹ thuật kinh tế Trung Quốc và Uzberkistan

Những năm gần đây, cùng với thương mại mậu dịch hai bên không ngừng mở rộng, hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật kinh tế giữa hai nước cũng có những bước phát triển lớn. Theo thống kê, đến tháng 9 năm 2008, có 216 xí nghiệp hạng vừa của Trung Quốc đầu tư tại Uzberkistan, trong đó 128 xí nghiệp liên doanh và 46 xí nghiệp độc lập. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm: dầu khí, nông nghiệp, hóa học, thông tin, giao thông, vật liệu, công nghiệp nhẹ… Trung Quốc đầu tư vào Uzberkistan hơn 2 tỷ USD, trong đó riêng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí là 600 triệu USD. Năm 2001, Trung Quốc cho Uzberkistan vay 100 triệu NDT với lãi suất bằng 0, tháng 6 năm 2004, Trung Quốc lại cho vay và viện trợ tổng cộng 370 triệu NDT①.

Hợp tác trong lĩnh vực đường ống khí tự nhiên: trong hệ thống đường dẫn khí tự nhiên từ Trung Á vào Trung Quốc, có 530 km đường ống chạy qua Uzberkistan. Trung Quốc cần Uzberkistan như một đối tác tích cực để đảm bảo an ninh cho hệ thống đường ống cũng như mở ra triển vọng trở thành nước cung cấp năng lượng cho Trung Quốc. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác trong thăm dò dầu khí.

Giao thông vận tải cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống đường sắt. Hiện nay, hệ thống đường sắt nối từ Trung Quốc tới Uzberkistan đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần không nhỏ trong hợp tác kinh tế hai bên.

Tô Dương, “Hiện trạng và xu hướng phát triển quan hệ thương mại Trung Quốc - Uzberkistan”, Báo Hoàn Cầu, tháng 6 năm 2006.

2.2.3.5. Hợp tác kỹ thuật kinh tế Trung Quốc và Turmenistan

Kể từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao, hợp tác kỹ thuật giữa hai bên phát triển khá ổn định, những năm gần đây thu được kết quả nổi bật. Đến tháng 6 năm 2009, có 32 xí nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Turmenistan với số vốn 1,2 tỷ USD. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm: đầu khí, hóa học, giao thông, điện tín, dệt may, kiến trúc… Trung Quốc cung cấp cho Turmenistan các thiết bị liên quan tới hạng mục đường ống dẫn khí tự nhiên, khoan giếng và phục hồi các giếng dầu, các máy móc công nghiệp dầu khí, các thiết bị vận tải… Cùng với sự nỗ lực của cả hai bên, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Turmenistan những năm gần đây phát triển rất tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa trung quốc với các nước trung á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 53 - 56)