Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 56)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Những yếu tố tác động đến xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong

1.2.2. Yếu tố chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan đang tác động tới việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nơng thơn mới cịn có những yếu tố chủ quan tác động đến.

Trước hết là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với văn hóa.

Đại hội XI đã khẳng định: Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơng tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây đựng dời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu. Chỉ số phát triển con người không ngừng được tăng lên: Việt Nam đã hoàn thành phần lớn Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Trên lĩnh vực văn hóa, q trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và nhà nước đã được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, các ngành. Tổng mức đầu tư của Nhà nước cho Chương trình mục tiêu giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhân dân được phát huy, dân chủ xã hội được mở rộng. Hệ thống các di sản văn hóa của dân tộc được đầu tư, tơn tạo và phát huy vai trị của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều di tích văn hóa được cộng đồng quốc tế cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới như: Cố đơ Huế, Di tích Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long…Những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam được giữ gìn, kế thừa và phát huy làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc. Các phương tiện thơng tin đại chúng đã phát triển nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các tài

năng trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật bước đầu được phát huy và tham gia tích cực vào phát triển nền văn học nghệ thuật dân tộc.

Hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế được mở rộng. Công tác văn hóa đối ngoại đã có nhiều chuyển biến tích cực để giới thiệu các thành tựu văn hóa của Việt Nam ra nước ngồi và tiếp thu những giá trị tích cực của văn hóa thế giới vào Việt Nam, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam trong cộng cồng quốc tế.

Những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần vào xây dựng con người và xây dựng mơi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, chúng ta thấy nổi lên một số yếu kém sau:

Thứ nhất, việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, xã

hội và xây dựng con người cịn mang nặng tính hình thức, chưa chú ý tới chất lượng và hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, là những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực phát

triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế và chưa vững chắc, chưa tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, gây tổn hại khơng nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân. Công tác xây dựng mơi trường văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước, các đồn thể chính trị - xã hội cịn hạn chế. Tình trạng quan liêu, tham nhũng và suy thoái lối sống, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên kể cả những người có chức, có quyền chưa được ngăn chặn. Mơi trường văn hóa cịn bị ơ nhiễm bởi các tệ nạn xã hội và sự lan tràn các dịch vụ và sản phẩm văn hóa mê tín, dị đoan, thấp kém, lai

căng, độc hại. Còn thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có tác động tích cực và sâu sắc đối với việc giáo dục con người. Trong lĩnh vực lý luận - phê bình và sáng tác, cịn có những biểu hiện lúng túng, hữu khuynh trong đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng trước những tác động phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn hóa. Xu hướng “thương mại hóa” chạy theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận báo chí, xuất bản, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

Thứ ba là tình trạng phân hóa trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng,

các miền, các tầng lớp xã hội gia tăng. Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều vùng nơng thơn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục.

Thứ tư là việc xây dựng và hồn thiện thể chế văn hóa, hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật và các chính sách trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, giữa văn hóa và cơng tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị cịn chậm và thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác động của văn hóa đối với sự phát triển đất nước.

Hai là vai trị của hệ thống chính trị trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thơn.

Hệ thống chính trị cơ sở chính là một yếu tố quyết định đến sự thành công của việc xây dựng nơng thơn mới. Điều thuận lợi đó là hệ thống chính trị ở các địa phương đã phát huy được vai trò định hướng và chỉ đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thôn, đại đa số nhân dân đều nhận thức được đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết TW 5 khóa 8 về văn hóa. Tất cả các hệ thống chính trị ở địa phương và người dân đều ủng hộ chủ trương này. Các địa phương như được thổi một luồng sinh khí mới, nhận thức của cán bộ nhân dân đã được

nâng cao. Ngồi ra, cịn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, nhất là bộ phận chun mơn về văn hóa. Đây được xem là một chủ trương kịp thời của Đảng và Nhà nước đối với đời sống tinh thần của nhân dân ở mọi địa phương trên cả nước. Có được chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, chắc chắn cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nơng thơn mới sẽ thành công.

Các làng, xã đều đã có hệ thống chính trị xã hội như Chi bộ đảng, chính quyền và các đồn thể khác đã đoàn kết, thấm nhuần tư tưởng, tinh thần, chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Tất cả những người đứng đầu các hệ thống chính trị và đồn thể ở địa phương đều là những thành viên tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Hơn ai hết, chính lực lượng này hiểu rõ những lợi ích to lớn của công cuộc vận động xây dựng làng văn hóa và chính họ lại là những người tích cực vận động người thân, gia đình và dịng họ cũng như nhân dân nhiệt tình tham gia phong trào này. Tạo nên một sự chuyển biến sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên trong q trình thực hiện, hệ thống chính trị cơ sở vẫn cịn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động có hiệu quả hơn trong công các xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thơn. Cho đến nay, chưa có một nghị quyết chun sâu về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Chúng ta mới chỉ có các chương trình lồng vào nghị quyết chung của địa phương. Một số cán bộ chưa hiểu và chưa tin tưởng vào ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, cũng như cơng cuộc xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là chưa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt văn hóa của người dân.

Trình độ dân trí của nhiều địa phương còn hạn chế. Cán bộ Ban chỉ đạo của địa phương có trình độ văn hóa khơng đồng đều (nhìn chung là chưa đáp

ứng được yêu cầu). Cần có một chính sách đào tạo cụ thể và cấp thiết đối với đội ngũ làm cơng tác văn hóa ở địa phương.

Ba là ý thức và hoạt động của quần chúng nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.

Nơng thơn mới là một chương trình lớn vì nó hướng đến một bộ phận dân cư chiếm đa số trong xã hội. Vì vậy, ngồi sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, cần có sự tham gia tích cực của từng người dân, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Quần chúng nhân dân là chủ thể, là động lực trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và họ cũng là đối tượng hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần ấy.

Những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân ở nông thôn đã ngày được cải thiện, mức sống đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm nhiều, có nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, phần lớn đã thốt khỏi khó khăn. Chính vì vậy, khi cuộc vận động tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đến với các địa phương đã được nhân dân hưởng ứng. Ngồi việc đóng góp ngày cơng lao động, nhân dân cịn đóng góp vật chất (góp đất làm đường, phương tiện vận tải), tài chính để xây dựng. Không chỉ là người dân địa phương trực tiếp đóng góp kinh phí xây dựng, mà có rất nhiều con em của họ đang sinh sống, lao động và học tập ở các địa phương khác, thậm chí ở ngồi nước cũng tích cực tham gia đóng góp tài chính, nó đã làm bớt đi gánh nặng của ngân sách địa phương.

Thực tiễn cho thấy, dù thực hiện bằng cách này hay cách khác, nếu người dân được bàn bạc, được đóng góp ý kiến của mình thì sẽ tạo ra được sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện. Sự tham gia của nông dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại. Khi tham gia vào q trình phát triển thơn mới mà nội dung

quan trọng là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nơng thơn, vai trị của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 56)