Một số vấn đề thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 66)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Những yếu tố tác động đến xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong

1.2.3. Một số vấn đề thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây

trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay

Để có thực tiễn cho việc chỉ đạo xây dựng NTM trên phạm vi cả nước, hướng tới thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới và nội dung xây dựng NTM theo Quyết định 800/ QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hóa trên cả nước xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn mới bao gồm:

1. Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (đại diện cho vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc).

2. Xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (đại diện cho vùng sông Hồng).

3. Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (đại diện cho vùng trung du phía Bắc).

4. Xã Gia Phổ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (đại diện cho khu vực miền Trung).

khu vực Nam Trung Bộ).

6. Xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (đại diện cho khu vực Tây Nguyên).

7. Xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước (đại diện cho khu vực Đông Nam Bộ).

8. Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (đại diện cho khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long).

9. Xã Định Hịa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (đại diện cho vùng ven biển).

10. Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh (đại diện vùng ven đơ).

11. Xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Tp. Hà Nội (đại diện cho vùng ven đô).

Sau 3 năm thực hiện (2009 - 2011), Bộ NNPTNT – cơ quan thường trực của chương trình thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới tại 11 xã đã sơ kết bước đầu về quá trình thực hiện với một số nội dung chính như sau:

Kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện thí điểm là có một số mơ hình tiêu biểu như ở Nam Định, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Bắc Giang đạt được khoảng 70% các tiêu chí. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục đó là mơ hình thí điểm NTM tuy đã cơ bản được hình thành ở các xã điểm, nhưng một số kết quả đạt được về cơ sở hạ tầng cịn chưa hồn thiện, kết quả về sản xuất, thu nhập, văn hóa, xã hội, mơi trường cịn chưa thật vững chắc,… nếu không tiếp tục đầu tư, nâng cấp thì mơ hình đạt được sẽ khó bền vững. Về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở một số xã điểm đạt được như sau:

Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Lấy tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú làm khâu đột phá,

trong đó chú trọng nội dung đồn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm sức mạnh nội sinh. Trong điều kiện các bản cịn khó khăn, chưa quy hoach tổng thể được mơ hình nhà ở và nhà văn hóa thơn bản, xã tập trung xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá ở xã như sân vận động xã, nhà thi đấu đa năng, trung tâm học tập cộng đồng, chợ trung tâm. Trung tâm văn hóa – thể thao xã được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2011 bằng nguồn vốn xây dựng nơng thơn mới với diện tích sử dụng 10.544m2, trong đó diện tích sân thể thao 9.686m2, diện tích xây dựng nhà văn hóa 858m2

và đã bố trí 01 cán bộ quản lý Trung tâm văn hóa – thể thao xã với mức lương hỗ trợ là 500.000 đ/tháng; Đầu tư xây dựng nhà văn hóa - sân thể thao của ba bản Co My, bản Hoong Lếch Cang, bản Pa Lếch.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường được nhân dân quan tâm hơn, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, hạn chế được các dịch bệnh xảy ra, các hoạt động gây ô nhiễm môi trường cũng đã giảm, nhân dân cùng đóng góp kinh phí, ngày cơng lao động để xây dựng các cơng trình nước sạch và các cơng trình vệ sinh tại hộ gia đình. Đến nay đã có 100% số hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và trên 65% số hộ sử dụng các cơng trình vệ sinh hợp vệ sinh mơi trường.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo được các đoàn thể xã làm tốt, đã vận động các gia đình ủng hộ trên 30 triệu đồng, giúp đỡ các hộ nghèo tu sửa, xây dựng nhà ở, huy động hàng trăm ngày cơng lao động giúp đỡ những gia đình có hồn cảnh khó khăn.

Chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định, các tệ nạn xã hội được kiềm chế và giảm dần.

Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trước khi trở thành xã thí điểm Nơng thơn mới, Tân Thịnh chưa có Nhà văn hóa xã, khu thể thao xã; 12/12 làng của xã chưa có nhà văn hóa đạt chuẩn (thậm chí có 2 làng chưa

có Nhà văn hóa, 100% thơn khơng đạt chuẩn nhà văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL, 7/12 thơn có khu thể thao nhưng khơng có khu thể thao nào đạt chuẩn.

Đến tháng 12 năm 2011,Tân Thịnh đã có nhà văn hóa, khu thể thao của xã đạt chuẩn. Đặc biệt là 12/12 của xã Tân Thịnh có nhà văn hóa, khu thể thao đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Các nhà văn hóa đều được xây dựng tích hợp với khn viên của đình, nên đảm bảo được vị trí trung tâm của thôn làng và cả phong thủy. Các khu thể thao thôn, tùy theo thực tế mà tạo dựng liền kề với nhà văn hóa hoặc được tách ra trong một khuôn viên vừa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tân Thịnh là vùng đất tụ cư lâu đời và nơi của cư dân đạo Phật, nên trên vùng đất này có một hệ thống đình, đền, chùa khá hồn chỉnh. Nay trong xây dựng nông thôn mới, tất cả đình chùa ở Tân Thịnh đều được các thôn làng dựng lại trên nền đất cũ. Nhiều thôn làng của Tân Thịnh có đình, chùa và đặc biệt là hệ thống đình chùa đều nằm trên một khu đất, nay lại được tích hợp thêm khơng gian nhà văn hóa của các thôn làng. So với mấy năm trước, diện mạo nông thôn ở đây đã thay đổi nhiều.

Xã Gia Phổ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà Văn hóa-Khu thể thao của từng thơn từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 37% % trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng; có 78% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; khơng có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan; khơng có người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; khơng có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; có 82 % trở lên hộ gia đình được cơng nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 78% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên; 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường

đạt chuẩn phổ cập giáo dục quốc gia giai đoạn 1 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Xã có một Hội khuyến học hàng năm chi thưởng cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi, sinh viên đại học năm thứ nhất và 7 chi hội của các dòng họ, giáo họ; thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hố gia đình; khơng có người sinh con thứ ba; các xóm thành lập câu lạc bộ "Gia đình trẻ"; có hoạt động hiệu quả trong đồn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các cơng trình cơng cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.

Từ thực tiễn xây dựng NTM ở 11 xã điểm trên phạm vi cả nước đã đạt được những thành tựu bước đầu, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục để rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động của các cơ quan chỉ đạo; về phương pháp, cách giải quyết những nội dung khó trong xây dựng NTM. Đây là những bài học kinh nghiệm rất cần được nghiên cứu, áp dụng phù hợp với thực tiễn ở các địa phương cho việc chỉ đạo triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Tính đến năm 2014 kết quả đạt được trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới trên cả nước có những thành tựu đáng ghi nhận. Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Đã có 44,8% số xã có Trung tâm văn hóa – Thể thao xã, 46% số thơn có Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng48,65% số thơn được cơng nhận là làng văn hóa, có 36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhà tập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thành lập. Tổng diện tích dành cho thể thao được quy hoạch tại các xã hơn 2.552.285 ha, trong đó đang sử dụng thường xuyên là 9.727 ha đã được cấp sổ đỏ. Đến hết năm 2014 có 17.9% số xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa. [Bộ NN & PTNN, Sơ kết 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới (2011 - 2015)]

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Nhiều hoạt động bảo vệ và phat huy di sản văn hóa được đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nề nếp. Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã động viên, khơi dậy trong các quần chúng nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ngày càng phat triển sâu rộng. Năm 2013 có 47% thơn, làng, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất văn hóa, 16 triệu gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Đến hết năm 2014 có 56.5% số xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa. [Bộ NN & PTNN, Sơ kết 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới (2011 - 2015)]

Trường học các cấp từng bước được xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa. Đã xây mới thêm 198 trường Trung học phổ thông, xây dựng bổ sung 25.794 phòng học mầm non, 39.480 phòng học cho tiểu học, 21.899 phòng học cho THCS và 5.018 phòng học cho THPT, trẻ em đi nhà trẻ tăng 15,8% so với năm 2008, trẻ em đi mẫu giáo tăng 11,4% so với năm 2008. Hệ thống trường phổ thơng dân tộc nội chú ngày càng được hồn thiện, giải quyết được 7% - 12% học sinh dân tộc vào học. Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miềm núi, chính sách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ các vùng nơng thơn. Đêna hết năm 2014 có 30.7% số xã đạt tiêu chí số 5 về trường học. [Bộ NN & PTNN,

Sơ kết 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới (2011 - 2015) ]

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các vùng sâu, vùng xa. Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập internet cơng cộng, vùng phủ song 3G đã

đạt trên 80% dân số, tỉ lệ xã có điện thoại cơng cộng là 97%. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thơng phổ cập. Đến hết năm 2014 có 86.2% số xã đạt tiêu chí số 8 về bưu điện. [Bộ NN & PTNN, Sơ kết 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới (2011 - 2015)]

Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nơng thơn, làng xã Việt Nam. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển. Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền cịn có lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch…, trong đó lễ hội cổ truyền thống có số lượng nhiều nhất (khoảng trên 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Ở rất nhiều vùng nông thôn các lễ hội tuyền thống được khôi phục và diễn ra thường xuyên đáp ứng nhu cầu tinh thần cho bộ phận lớn dânh cư.

Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo ở khu vực nông thôn ngày một sôi động. Theo số liệu của Ban tơn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ (chiếm hơn1/4 dân số), trong đó Phật giáo khoảng 10 triệu người, Cơng giáo 6,1 triệu, Cao đài 2,4 triệu, Hồ hảo 1,2 triệu, Tin lành 1,5 triệu và Hồi giáo khoảng 100.000 tín đồ. Song nếu kể các hành vi thờ cúng tổ tiên, thành hồng, vua Hùng… thì hầu hết người Việt có tâm linh tơn giáo. Trong những năm gần đây, chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà thực sự đã đi vào cuộc sống của đông đảo đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo, làm cho đồng bào an tâm phấn khởi, tin tưởng vào chính sách và pháp luật của Nhà nước về tơn giáo, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nơng thơn mới ở nước ta hiện nay vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần phải được khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng sống cho nhân dân như là: văn hóa nơng thơn chậm chuyển biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn vẫn chậm được cải thiện (dưới 20% số người thường xuyên tập thể dục, thể thao, dưới 10% số người tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ); chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa nhiều nơi cịn chưa đảm bảo. Một số tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn chưa có xu hướng giảm. Đào tạo nghề cho lao động nông thơn chất lượng thấp, lãng phí nhất là dạy nghề cho nông dân chưa đáp ứng yêu cầu phat triển nơng nghiệp hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ cao. Sự chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng ngày một nới rộng, các nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả. Một số cơ chế, chính sách về văn hóa đối với vùng đặc thù chưa được nghiên cứu, ban hành để thúc đẩy thực hiện. Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của vấn đề xaay dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới hiên nay…Những hạn chế chủ yếu nêu trên cần được tập trung khắc phục trong giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu của người dân, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, cũng là cách để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, xây dựng và phát triển nơng thơn một cách tồn diện và bền vững. Đời sống văn hóa tinh thần – một bộ phận cơ bản, hữu cơ của đời sống xã hội; là tổng hòa các hoạt động sáng tạo, hưởng thụ, giao lưu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 66)