Mục tiêu thành lập VQG Bidoup–Núi Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƢỜN QUỐC GIA BIDOU P– NÚI BÀ

2.1.2 Mục tiêu thành lập VQG Bidoup–Núi Bà

Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm; gắn kết với các Vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ.

Góp phần phòng hộ đầu nguồn nƣớc cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nƣớc ở hạ lƣu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ. Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trƣng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển DLST và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.

Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt 9 chƣơng trình hoạt động của Vƣờn quốc gia bao gồm:

- Chƣơng trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Chƣơng trình phục hồi sinh thái rừng;

- Chƣơng trình phòng cháy chữa cháy rừng;

- Chƣơng trình phát triển du lịch sinh thái;

- Chƣơng trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên

nhiên;

- Chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đệm;

- Chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực

và trang thiết bị kỹ thuật;

- Chƣơng trình hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)