Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 84)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST

3.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung

Tạo cơ sở quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch VQG, đảm bảo sự phát triển bền vững ở khu vực này.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định quy mô phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở

VQG qua từng giai đoạn phát triển 2011-2015; 2016-2020 với những chỉ tiêu cụ thể.

- Xác định nhu cầu đầu tƣ với dạnh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ qua từng

giai đoạn phát triển du lịch của VQG.

3.2.2 Các định hướng cụ thể

3.3.2.1 Định hướng sản phẩm du lịch và thị trường khác

Hiện tại, việc tiến hành DLST ở VQG còn tƣơng đối mới (chƣa có nguồn thông tin cung cấp), việc phân định địa giới mới và phân khu chức năng cũng mới đƣợc tiến hành, BQL VQG hiện tại chƣa thể tập trung cho công tác hoạt động DLST. Địa giới của Vƣờn trải rộng, khá phức tạp cho công tác quản lý nói chung và cho công tác quản lý DLST nói riêng, hoạt động DLST từ phía BQL Vƣờn chƣa chính thức hình thành, hoạt động DLST hiện nay chủ yếu do một số công ty lữ hành trong nƣớc và tại địa phƣơng tiến hành,…

Thị trường du lịch chủ yếu

Khách nội địa: Chiếm ƣu thế tuyệt đối với 94,8% trong tổng số 3.115 triệu khách của năm 2010. Thị trƣờng khách nội địa ở Lâm Đồng có một số đặc điểm: Tập trung vào mùa hè cũng nhƣ các kỳ nghỉ lễ trong năm nhƣ Noel, Tết dƣơng lịch, Tết âm lịch, Lễ Chiến thắng 30/4-1/5, Quốc khánh 2/9; Mua tour ghép theo đoàn của các công ty lữ hành trong nƣớc, nhất là từ TP.HCM; Khuynh hƣớng tự đi ghép nhóm theo gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang tăng lên, và khuynh hƣớng sử dụng xe riêng để đi du lịch đang giảm dần; Loại hình chủ yếu là du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng. Chỉ riêng 2 khu du lịch Lang Biang và Thung lũng Vàng đã đón 716.000 khách đến tham quan (trên tổng số 3.115 triệu khách đến Lâm Đồng); Khách tham gia loại hình du lịch sinh thái và các hoạt động du lịch dã ngoại, mạo hiểm chủ yếu là khách thanh niên trẻ, đi theo nhóm nhỏ, hoạt động Team-building; Trong tổng số 163.500 khách của năm 2010, tỉ trọng khách đến từ các nƣớc châu Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan,...chiếm ít nhất 55-60% và đang có xu hƣớng tăng lên. Thị trƣờng khách này đi theo đoàn từ 15-20 ngƣời trở lên và chủ yếu sử dụng loại hình tham quan thuần túy; Thị trƣờng Âu-Mỹ khá khiêm tốn, đƣợc chia thành 2 mảng chính: mảng khách đi lẻ, tự do thƣờng mua open tour ghép đoàn, có thời gian lƣu trú tại Lâm Đồng không quá 2 đêm; mảng khách đi theo package tour của các công ty lữ hành địa phƣơng và trong nƣớc. Đối tƣợng khách sau thƣờng đi theo đoàn từ 7-10 khách trở lên. Khách

quốc tế chủ yếu sử dụng loại hình tham quan, chỉ có khoảng 25-30% số khách mua tour tham quan kết hợp sinh thái ở mức độ nhẹ. Không quá 3% số khách tham gia các chƣơng trình du lịch sinh thái thuần túy và mạo hiểm do một số công ty lữ hành địa phƣơng có kinh nghiệm tổ chức.

Các thị trƣờng du lịch sinh thái chính với các phân khúc thị trƣờng

Thị trường khách nội địa tại Đà Lạt vẫn chiếm ƣu thế tuyệt đối, vì vậy việc tập trung cho thị trƣờng này là quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của VQG Bidoup – Núi Bà. Các phân khúc chính của thị trƣờng này là: Khách thanh niên trẻ là nhóm khách đi theo đoàn hay đi theo nhóm lẻ. Đây là nhóm ƣa thích khám phá, mạo hiểm; Khách học sinh, sinh viên đi theo đoàn có tổ chức, tham gia các hoạt động tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, môi trƣờng, kết hợp vận động ngoài trời tăng cƣờng trí lực; Khách là CBCNV do các công ty, văn phòng, tập đoàn, nhà máy,...tổ chức đi theo chƣơng trình team-building với mục đích gắn kết các thành viên để nâng cao năng lực làm việc của cá nhân trên cơ sở đoàn kết tập thể và xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Khách đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức; Khách tự do, đi lẻ hoặc theo nhóm nhỏ tại thành phố Đà Lạt.

Thị trường khách quốc tế dù số lƣợng không lớn nhƣng là đối tƣợng khách tham gia chủ yếu trong những hoạt động du lịch sinh thái đích thực. Các phân khúc chính của thị trƣờng này là: Khách quốc tịch Âu-Mỹ đi theo đoàn, theo tour của các công ty lữ hành trong nƣớc tổ chức; Khách du lịch tự do đi theo các chƣơng trình tour mở (open tours); Khách quốc tế do các công ty lữ hành địa phƣơng tự khai thác và tổ chức. Thƣờng sử dụng những sản phẩm riêng do họ thiết kế và bán cho khách. Quan hệ của các công ty lữ hành địa phƣơng với VQG trong trƣờng hợp này dựa trên MoA đã đƣợc ký kết.

Các sản phẩm du lịch chính

VQG Bidoup – Núi Bà quản lý khu vực khá rộng đƣợc phân chia thành nhiều phân khu với cấp độ bảo vệ và chức năng khác nhau. Nếu chỉ cứng nhắc trong

cách tiếp cận truyền thống về vƣờn quốc gia và phát triển du lịch sinh thái thì sẽ rất khó hoạch định sự phát triển một cách bền vững.

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, BQL VQG cần tập trung cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và nghiên cứu khoa học. Vƣờn sẽ tập trung vào việc thu phí vào cửa của khách tham quan và chỉ tổ chức những sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái mang tính chuyên môn sâu; không dàn trải tự đầu tƣ phát triển tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch. Vƣờn cần xúc tiến các hình thức hợp tác, liên kết đầu tƣ và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phƣơng và cụ thể hóa bằng dự án đầu tƣ du lịch sinh thái cụ thể vào khu vực VQG.

Từ những quan điểm trên có thể thấy các sản phẩm du lịch sinh thái ở VQG Bidoup – Núi Bà có thể chia phân thành 4 nhóm là:

- Nhóm sản phẩm nghiên cứu khoa học

- Nhóm sản phẩm diễn giải và giáo dục về môi trƣờng

- Nhóm sản phẩm dã ngoại, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa

- Nhóm dịch vụ bổ trợ

Dƣới đây là bảng tổng hợp các nhóm sản phẩm du lịch sinh thái cùng với tính chất sản phẩm, đối tƣợng khách chủ yếu, khu vực tập trung triển khai hạt động và các đối tƣợng chủ đầu tƣ/ chủ thể tổ chức quản lý hoạt động đề xuất.

Các nhóm sản phẩm du lịch sinh thái chính tại VQG Bidoup – Núi Bà đƣợc tổng hợp ở Bảng 3.1.

Khi triển khai đầu tƣ xây dựng và tổ chức quản lý các hoạt động và sản phẩm dịch vụ du lịch nêu trên cần tuyệt đối chú ý và tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Trong thực tế, các sản phẩm và dịch vụ sẽ đƣợc kết hợp lại với nhau dƣới

dạng những sản phẩm tour tổng hợp.

- Những tính chất của các sản phẩm, dịch vụ đƣợc nêu trên sẽ thƣờng gặp

và quyết định phƣơng thức tổ chức, điều hành các sản phẩm, dịch vụ đó. Tuy nhiên những tính chất này cũng có thể thay đổi theo thời gian và tùy vào yêu cầu của nhóm khách cụ thể.

- Tính chất của sản phẩm, dịch vụ cũng cho biết đối tƣợng khách cần quan

tâm và tập trung quảng bá, thu hút.

- Mục chủ đầu tƣ đƣợc liệt kê theo vai trò trong thực tế và thứ tự cần ƣu

tiên khi triển khai đầu tƣ phát triển sản phẩm, dịch vụ.

3.3.2.2 Định hướng phát triển các tuyến tham quan

Du lịch là ngành kinh tế mà sự phát triển của nó không thể tách rời khỏi mối quan hệ liên kết về lãnh thổ và về chuyên ngành. Phát triển du lịch ở VQG Bidoup – Núi Bà cũng không phải là ngoại lệ.

Liên kết về lãnh thổ

VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa phận huyện Lạc Dƣơng, liền kề với TP. Đà Lạt – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Vị trí địa lý này đã xác định mối liên kết lãnh thổ quan trọng nhất đối với phát triển du lịch của VQG chính là với TP. Đà Lạt và với các tỉnh khác.

Liên kết về chuyên ngành

Với tính chất là ngành kinh tế có “liên ngành và xã hội hóa cao” phát triển du lịch VQG Bidoup – Núi Bà không thể tách rời sự liên kết chuyên ngành. Tuy nhiên do đặc thù du lịch của VQG, vì vậy chuyên ngành quan trọng đầu tiên mà du lịch VQG Bidoup – Núi Bà cần quan tâm là ngành “Nông nghiệp và phát

triển nông thôn” với tƣ cách là ngành quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống rừng đặc dụng.

Các chuyên ngành quan trọng tiếp theo có mối quan hệ trực tiếp đến phát triển du lịch ở VQG bao gồm: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngành Tài Nguyên và Môi trƣờng; Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ; Ngành Giao thông; Ngành Giáo dục và Đào tạo; Ngành Xây dựng,…

3.3.2.3 Định hướng phát triển hạ tầng cơ sở du lịch

Việc phát triển hệ thống giao thông trong VQG phải tuân thủ nguyên tắc về quản lý các VQG đƣợc quy định tại Nghị định 86 của Thủ tƣớng Chính phủ, phù hợp với đặc điểm của VQG Bidoup – Núi Bà, theo đó sẽ hình thành đƣờng vành đai xung quanh VQG nhằm dễ tiếp cận và khai thác có hiệu quả đến các điểm tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng. Trong phạm vi VQG, đặc biệt là trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ nâng cấp các đƣờng hiện có, kết hợp giữa công tác bảo vệ rừng với hoạt động du lịch. Đối với những khu vực chƣa có đƣờng tiếp cận, chỉ xem xét phát triển các đƣờng mòn sinh thái phù hợp với quy định hiện hành và đặc điểm địa hình VQG, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trƣờng và các hệ sinh thái đặc thù của VQG.

Đối với khu vực Đan Kia – Suối Vàng mới đƣợc giao VQG quản lý nằm ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có điều kiện phát triển thành một không gian du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, thể thao, công viên chuyên đề… Khu vực này có vai trò quan trọngkhông chỉ đối với VQG mà còn với Đà Lạt, Lâm Đồng, cả nƣớc với tƣ cách là khu du lịch quốc gia, vì vậy việc phát triển hệ thống giao thông ở đây có thể theo hƣớng hiện đại, bao gồm cả phƣơng án phát triển hệ thống cáp treo nối đỉnh Lang Biang với hồ Tuyền Lâm. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông kết nối khu vực này với các làng bản dân tộc xã Lát cũng cần đƣợc nâng cấp và xây dựng mới để có thể phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch trang trại đang rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng hiện nay.

Đối với hệ thống giao thông mang tính đặc thù của DLST, bên cạnh các đƣờng mòn sinh thái trên bộ, cần chú trọng phát triển hệ thống giao thông ‟‟treo‟‟ bằng các cầu cáp trên không để du lịch có thể trải nghiệm cảnh quan và quan sát các loài sinh vật từ trên cao, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng và các hệ sinh thái.

Các tuyến giao thông du lịch

Trên cơ sở các tuyến đƣờng hiện tại, ngoài việc nâng cấp vào cải tạo các tuyến đƣờng cũ, một số tuyến đƣờng mới cần đƣợc xem xét phát triển bao gồm:

- Tuyến kết nối trạm kiểm lâm Liêng Ka đến sông K‟ Rông Nô, phân

nhánh về thôn Đƣng Iar Jiêng và xã Đƣng K Nớ : đây là tuyến du lịch mang tính chất khá đặc thù của DLST, cho phép lên kết tuyến du lịch sinh thái – thể thao mạo hiểm đƣờng sông với một khu vực còn bảo tồn đƣợc nhiều giá trị sinh thái nguyên sơ, đặc biệt là khả năng quan sát động vật hoang dã ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, việc phát triển tuyến đƣờng sinh thái này còn cho phép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, bao gồm cả du lịch „„homestay‟‟ ở một số thôn bản dân tộc tại xã Đƣng K Nớ.

- Tuyến đƣờng kết nối ĐT 722 vào thác Liêng Đang: Đây sẽ là tuyến du lịch tham quan cảnh quan đến một trong những thác nƣớc đẹp ở VQG BNB kết hợp với du lịch cộng đồng, du lịch thể thao mạo hiểm ở khu vực này.

- Tuyến đƣờng kết nối đƣờng tỉnh 722 dọc theo sông K‟Rông Nô về phía

Đông phục vụ hoạt động DLST và du lịch thể thao mạo hiểm phía Bắc – Đông Bắc của VQG BNB. Tuyến du lịch này đƣợc xem là một trong những tuyến du lịch quan trọng nhất của VQG bởi nói xuyên qua một không gian tập trung nhiều giá trị sinh thái, cảnh quan của VQG.

- Tuyến kết nối đƣờng tỉnh 723 tới thác K‟Long Lanh: Đây là tuyến liên kết một trong những trục du lịch quan trong nhất của VQG với một điểm

cảnh quan đẹp, góp phần quan trọng trong phát triển không chỉ DLST ở khu vực này mà còn phát triển du lịch cảnh quan, du lịch cộng đồng.

Đường mòn sinh thái

Phát triển hệ thống đƣờng mòn dọc theo sông K‟Rông Nô, hệ thống các suối và những khu vực tập trung các giá trị cảnh quan hấp dẫn và giá trị đa dạng sinh học, có gía trị phát triển du lịch nhằm phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh và nghiên cứu khoa học.

Mở những tuyến đi qua các sinh cảnh rừng bằng xe đạp, đi bộ, bố trí những điểm dừng chân.

Các tuyến giao thông liên kết:

- Phát triển các tuyến giao thông kết nối các trạm kiểm lâm.

- Các tuyến giao thông kết nối tới các làng bản nhằm khai thác du lịch công

Bảng 3.2 . Định hƣớng quy hoạch giao thông và các tuyến du lịch

hiệu Tên tuyến Điểm đầu Điểm cuối

Chiều dài (Km)

Định hƣớng Hiện trạng Quy hoạch

A1 Đƣờng vào trạm Bidoup Đƣờng 723 Trạm Bidoup

9,0 Cải tạo thành đƣờng ô tô từ đƣờng đất

A2 Đƣờng vào trạm Liêng Ka Đƣờng 723 Trạm Liêng Ka

11,0 Cải tạo thành đƣờng ô tô từ đƣờng đất

A3 Đƣờng phía Nam VQG 23,3 Xây dựng đƣờng cấp phối mới

T1

Trạm Bidoup-Đỉnh Bidoup-Rừng Pơ mu- Thác Gừng-Thôn Klong Lanh Trạm Bidoup Thôn Klong Lanh

Đƣờng mòn: 19 Nâng cấp, cải tạo đƣờng mòn hiện tại

T2

Thôn Klong Lanh-Trạm Giang Ly- Trạm Hòn Giao (Dọc tỉnh lộ 723) Thôn Klong Lanh Trạm Hòn Giao Đƣờng nhựa: 12,3

Nâng cấp, cải tạo đƣờng nhựa hiện tại

T3

Trạm Hòn Giao-Đỉnh Hòn Giao- Thƣợng nguồn sông Krong Nô- Trạm Giang Ly Trạm Hòn Giao Trạm Giang Ly Đƣờng mòn: 16,9 Đƣờng trên cao: 2,5 Xây dựng tuyến đƣờng mòn kết hợp đƣờng trên cao ngắm thú, chim

T4

Trung tâm du khách-Vƣờn thực vật-Thác Thiên Thai-Làng Đƣng Ia Giêng-Dọc sông Krong Nô- Trạm Đạ Long

Trung tâm du khách Trạm Đạ Long Đƣờng cấp phối: 17,5 Đƣờng sông: 23 Đƣờng cấp phối: 1,4 Xây dựng đƣờng cấp phối kết hợp đƣờng thủy và hệ thống bến thuyền T5 Trung tâm du khách- Vƣờn thực vật- Thác Thiên Thai- Vƣờn thực vật Trung tâm du khách Vƣờn thực

vật Đƣờng đất: 2 Nâng cấp, cải tạo đƣờng đất hiện tại

T6

Trung tâm du khách- Trạm Liêng Ka-Thác Liêng Ka- Làng Liêng Ka- Hệ thống thác nƣớc thuộc tiểu khu 43- Xã Đƣng Knớ Trung tâm du khách Xã Đƣng Knớ Đƣờng cấp phối: 19,0 Đƣờng cấp phối: 15,0

Xây dựng đƣờng cấp phối mới

T7

Trung tâm du khách- Trạm Liêng Ka-Thác Liêng Ka-Thác Liêng Đang- Hệ thống thác nƣớc thuộc tiểu khu 43- Xã Đƣng Knớ Trung tâm du khách Xã Đƣng Knớ Đƣờng cấp phối: 15,0 Đƣờng cấp phối: 16,0

Xây dựng đƣờng cấp phối mới

T8 Trạm Cổng Trời – Thác Cổng Trời-Hồ Đankia-TT Lạc Dƣơng

Trạm Cổng Trời TT Lạc Dƣơng Đƣờng nhựa:10 Đƣờng cấp phối: 13,0

Nâng cấp, cải tạo đƣờng nhựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)