HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 66)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST

2.2.1 Khách nội địa

Lượng khách nội địa đến Lâm Đồng

Cho tới nay, khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng tăng, tỷ lệ tăng trung bình 15- 20%/năm, tăng trƣởng cao so với các năm trƣớc, do trong thời gian qua ngành du lịch đã tập trung đầu tƣ nhiều sản phẩm du lịch mới, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có để thu hút du khách, hạ tầng du lịch cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, công tác xúc tiến quảng bá ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Khách đến Đà Lạt chiếm tỷ lệ khá cao: 12,56% số khách đến trong cả nƣớc.

Về giới tính: Tỷ lệ khách du lịch nữ giới cao hơn khách nam giới (57,84% - 42,16%), du khách nữ giới có sức mua rất cao, đặc biệt là trong nhiếp ảnh, hàng lƣu niệm và đặc sản.

Về tuổi: Khách dƣới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 38,75%, từ 30-60 tuổi chiếm 50,37%, trên 60 tuổi chiếm 10,88%. Trong đó nhóm du khách từ 30 đến 60 tuổi có sức mua cao nhất. Về thành phần: Doanh nhân và công nhân chiếm 42,25%, nông dân chiếm 30,75%, tri thức chiếm 16% và giáo viên, học sinh chiếm 11%.

Về mùa vụ: Chênh lệch số lƣợng du khách giữa hai mùa không cao và đặc biệt trong những năm gần đây, lƣợng khách đi nghỉ cuối tuần ở Lâm Đồng rất đều đặn, đây là một thuận lợi rất cơ bản của du lịch Lâm Đồng.

Số lƣợng khách du lịch trong nƣớc đến Lâm Đồng (94.8% vào năm 2010) vƣợt

xa số lƣợng khách du l ịch quốc tế (5.2%, 2010). Trong năm 2010, đã có gần ba

triệu khách du lịch trong nƣớc, tăng 12,5 % so với năm 2009 (xem Bảng 2.10).

Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát gần đây của khách du lịch trong nƣớc hoảng

71 % khách du lịch trong nƣớc đến Đà Lạt giƣ̃a 1 – 3 lần và 29 % đến thăm Đà

Lạt ít nhất bốn lần. Ngƣời ta không biết là họ đã đến Đà Lạt trong cùng một năm hay không, nhƣng điều quan trọng cần lƣu ý rằng một số khách du lịch trong nƣớc có thể đƣợc tính hai lần trong những số liệu này, làm cho số lƣợng thực tế

Bảng 2.10: Khách nội địa tham quan tỉnh Lâm Đồng

Năm 2008 2009 2010

Khách nội địa 2,180,000 2,370,000 2,951,500

(Nguồn: Sở VHTTDL Lâm Đồng,2010)

Tiềm năng tiếp tục thu hút khách du lịch trong nƣớc đến Đà Lạt là rất cao , vì

danh tiếng của khu vực này là rất tích cực trong tâm trí của ngƣờ i dân Việt Nam

và là một điểm đến "phải tham quan" cho nhiều cặp trăng mâ ̣t . Do đó, nếu sản phẩm DLST trong VQG BNBđƣợc thị trƣờng trong nƣớc quan tâm đến, du khách có thể sẽ đến thăm. Nếu họ hài lòng với các trải nghiệm của họ, du li ̣ch sẽ tiếp tục phát triển, vì 65 % khách du lịch trong nƣớc dựa vào quảng cáo truyền miê ̣ng từ bạn bè và ngƣời thân.

Lượng khách nội địa đến VQG

Hiện tại hoạt động du lịch tại khu vực VQG BNBcòn rất hạn chế, chƣa có qui hoạch và các biện pháp kiểm soát không thƣờng xuyên, kém hiệu lực. Ngoài 3 khu vực đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch bao gồm: Khu trung tâm Hành chính – Dịch vụ của vƣờn, Khu du lịch núi Lang Biang và Khu du lịch Thung lũng vàng.Do hiện tại khu vực Hành chính – dịch vụ của VQG đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và BQL VQG Bidoup – Núi Bà chƣa thực hiện việc thu phí tham quan nên chỉ thống kê đƣợc lƣợng khách đến 2 khu du lịch còn lại – chiếm hầu hết trong tổng số lƣợng khách đến

các khu vực thuộc địa phận VQG Bidoup – Núi Bà.Lƣợng khách du lịch đến

Bảng 2.11. Số liệu khách đến khu DL Lang Biang và Thung lũng Vàng

Đơn vị: Lượt khách

(Nguồn: Sở VHTTDL Lâm Đồng,2010)

2.2.2 Khách quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng

Số lƣợng khách du lịch tăng lên không ngừng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng không cao, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung vì các dự án đầu tƣ du lịch trên địa bàn Đà Lạt – Lâm Đồng có đăng ký nhiều (trên 90 dự án) nhƣng các dự án đi vào triển khai đầu tƣ thực tế rất ít (có khoảng 10 dự án), chƣa tạo chuyển biến về môi trƣờng du lịch. Công tác đầu tƣ sản phẩm du lịch mới, đặc biệt các sản phẩm du lịch cao cấp để thu hút khách quốc tế còn chậm, chƣa phát triển các dịch vụ văn hoá và sinh thái đúng tầm để thu hút khách quốc tế. Trong giai đoạn này tốc độ tăng bình quân là 18%/năm.

Trong năm 2010, đã có tổng cộng 162.893 khách du lịch quốc tế đến tỉnh Lâm Đồng đã tăng 21,47 phần trăm so với năm 2009. Các thị trƣờng cung cấp nguồn khách chính cho năm 2008-2010 theo thứ tự là Châu Âu / Anh, Châu Á, và Mỹ / Canada. Trong khi số lƣợng khách du lịch đƣờng xa từ phƣơng Tây đến là khá cao so với khách du lịch đến từ bên trong châu Á, số phần trăm sút giảm từ năm 2009 đến 2010 lại cao hơn, cho thấy khách du lịch châu Á đến Việt Nam ít bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu nhƣ suy thoái kinh tế có thể là do quãng đƣờng đi lại giữa các nƣớc gần hơn.

Stt Tên Khu du lịch 2008 2009 2010

01 Lang Biang 263.893 300.000 346.022

02 Thung lũng Vàng 288.365 320.000 370.000

Tổng lƣợng khách đến 2 khu du lịch 552.258 620.000 716.022

Điều thú vị là khi nhận thấy xu hƣớng đi du lịch quốc tế đến từ các nƣớc châu Á

khác với tỉnh Lâm Đồng không tƣơng quan với những tỉnh ở Vi ệt Nam nói

chung. Ví dụ, Trung Quốc mang khách du lịch nhiều nh ất cho cả nƣớc, tuy nhiên, họ đƣợc xếp hạng 7 đến Lâm Đồng với thị phần chỉ có 3-4 phần trăm cho năm 2008 và 2009. Nƣớc thứ hai và thứ ba ta ̣o thị trƣờng du li ̣ch cho Vi ệt Nam

là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, tại tỉnh Lâm Đồng họ đƣợc xếp thƣ́ 9 và

12 theo thƣ́ tƣ̣ và tạo ra chỉ có 2-3 phần trăm thị phần.

Ba quốc gia hàng đầu đến t ỉnh Lâm Đồng năm 2010 là Mỹ (15.803), Úc (14.931) và Pháp (12.514). Tuy nhiên, khi thống kê các nƣớc theo châu lục, sát nhập Châu Âu và Vƣơng quốc Anh, Mỹ và Canada, thị trƣờng Châu Âu lại vƣợt trội hơn thị trƣờng Mỹ/ Canada 21,27% và thấp hơn 12,47% so với thị trƣờng Bắc Mỹ.

Bảng 2.12. Du khách quốc tế đến tham quan tỉnh Lâm Đồng

Nƣớc 2008 % 2009 % 2010

%

% tăng/ giảm

Châu Âu / Anh 36,662 29.38 32,990 26.44 34,659 21.27 - 5.17

Châu Á (7 quốc

gia) 29,222 23.42 29,985 22.36 32,848 20.17 - 2.19 Mỹ /Canada 28,462 22.81 21,866 16.31 20,331 12.47 - 3.84 Australia 18,109 14.51 15,137 11.29 16,270 10.00 - 1.29 Các nƣớc khác 12,340 9.88 34,122 25.45 58,785 36.09 Tổng cô ̣ng 124,795 100 134,100 100 162,893 100 Khách du lịch quốc tế đến VQG

Do chƣa có đủ số liệu thống kê chính thống về tổng lƣợng khách du lịch đến VQG BNB và những thông tin về đặc điểm, hành vi của các thị trƣờng khách du lịch đến Lâm Đồng nhƣ thị trƣờng nguồn, thị trƣờng tạichỗ. Từ đó, dự báo về nhu

cầu thị trƣờng du lịch tại VQG BNB do sự cận kề về vị trí địa lý cũng nhƣ mới quan hệ không gian lãnh thổ du lịch chặt chẽ của chúng.

Khi so sánh tổng số khách quốc tế đến Việt Nam với tổng số khách quốc tế đến Lâm Đồng, chỉ có khoảng 3 % của tổng số cho những năm 2008-2010. Vì vậy, vẫn còn m ột cơ hội rất lớn để tiếp thi ̣ Đà L ạt và VQG BNB tới khách du l ịch quốc tế đến Việt Nam, miễn là ho ̣ có sƣ̣ linh đô ̣ng trong chuyến đi h ọ và có đ ủ thời gian trong kế hoạch du lịch của họ để thƣ̣c hiê ̣n một chuyến tham quan đên khu vƣ̣c.

Bảng 2.13. Thống kê lƣợng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2000 -2011

Đơn vị: Ngàn lượt khách

(Nguồn: Sở VHTT&DL Lâm Đồng, 2011)

2.2.3 Hoạt đông đầu tư và nguồn vốn du lịch

Các hoạt động đầu tư

UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Dự án đầu tƣ VQG BNB giai đoạn 2006 – 2010 với tổng dự toán đầu tƣ đƣợc phê duyệt là trên 79 tỷ đồng. Thực hiện dự án đầu tƣ đến nay, VQG BNB đã đƣợc đầu tƣ các hạng mục đƣợc đầu tƣ chính trong chƣơng trình bảo vệ rừng, phục hồi rừng, PCCCR, nghiên cứu khoa học chủ yếu là thực hiện các đề tài. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin chủ yếu là xây dựng trang Web VQG BNB. Các hạng mục tuyên truyền giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng khu hành chính dịch vụ.

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lƣợng khách 710 803 905 1.150 1.350 1.561 1.848 2.200 2.300 2.500 3.115 3.527 Khách QT 69,6 78 85 65 86 100,6 97 120 120 130 163,5 181 Khách NĐ 640,4 725 820 1.085 1.264 1.460 1.751 2.080 2.180 2.370 2.952 3.348

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu cho xây dựng VQG BNB và thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát triển rừng chủ yếu do Ngân sách Nhà nƣớc cấp, bao gồm đầu tƣ cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản lâm sinh, chi trả lƣơng cán bộ công nhân viên, chi khoán bảo vệ rừng, hội thảo, giáo dục môi trƣờng.

Tổng kinh phí đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đƣợc tổng hợp Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Tổng hợp vốn đầu tƣ VQG giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: triệu đồng ST T Hạng mục công trình Tổng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A Tổng đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc 72.970 6.182 11.286 10.422 23.478 21.603

I Chƣơng trình quản lý bảo vệ

rừng 25.735 2.454 6.101 4.845 7.302 5.034

II Chƣơng trình XD phát triển

rừng, phục hồi sinh thái 3.500 884 631 486 607 892 III Chƣơng trình PCCC rừng 1.606 192 263 381 335 434

IV Chƣơng trình nghiên cứu khoa

học 1.795 0 491 386 819 100

V Xây dựng công viên động thực

vật rừng 303 0 185 118 0 0 VI XD dự án đầu tƣ phát triển DLST 0 0 0 0 0 0 VI I XD hệ thống CSDL công nghệ thông tin 34 0 34 0 0 0

(Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2011)

2.2.4 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch VQG BNB

Cơ sở hạ tầng của VQG BNB hiện nay chủ yếu là trụ sở làm việc cũ và các trạm kiểm lâm, chốt quản lý bảo vệ rừng. Hiện nay có tổng số 18 hạng mục cơ sở hạ

VI II

Chƣơng trình tuyên truyền giáo

dục 346 0 50 97 100 100

IX Chƣơng trình đào tạo phát triển

nguồn nhân lực 19.194 2.594 3.292 3.865 4.566 4.877

X Xây dựng phân khu hành chính

dịch vụ 17.318 0 112 0 8.148 9.058 XI Chi phí khác theo dự án 661 812 57 128 244 244 138 XI I Chi phí khác 22.039 0 488 168 9.189 12.005 XI II

Kinh phí xóa đói, giảm nghèo

theo NQ 30a của Chính phủ 2.327 0 0 0 1.356 971

B Tổng đầu tƣ bằng nguồn vốn khác 10.779 189 483 125 4.039 5.943 1 Dịch vụ môi trƣờng rừng: Giao khoán QLBVR 7.391 0 0 0 2.929 4.462 3 Dịch vụ môi trƣờng rừng : Quản lý phí 731 0 0 0 171 560 2 Dự án TFF đầu tƣ (thiết bị) 202 0 0 0 117 85 3 Dự án VCF đầu tƣ 1.624 189 483 125 797 30 4 Dự án JICA 695 0 0 0 0 695 5 Dự án WWF 136 0 0 0 26 111 TỔNG (A + B) 83.750 6.370 11.770 10.547 27.517 27.546

trong thời gian từ năm 2006–2008 với diện tích bình quân 150–200 m2/trạm, 2 trạm tiểu khu đƣợc xây dựng năm 2007, tuy nhiên hiện nay một số trạm kiểm lâm đang bị xuống cấp cần phải sửa chữa hàng năm. Bên cạnh đó VQG BNB cũng đang xây dựng trụ sở làm việc mới và nhà công vụ, còn lại là 5 trạm kiểm lâm cũ.

Nhƣ vậy, với thực trạng số lƣợng các trạm bảo vệ rừng nhƣ hiện nay sẽ không đáp ứng đƣợc công tác quản lý bảo vệ trên toàn bộ diện tích của VQG BNB. Trong thời gian tới cần phải đầu tƣ xây dựng mới các trạm.

Trang thiết bị: Phƣơng tiện cho lƣợng kiểm lâm tuần tra bảo vệ là xe gắn máy đƣợc VQG trang bị 24 chiếc, tuy nhiên với lực lƣợng kiểm lâm đông, trạm nhiều thì với số lƣợng xe gắn máy vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc công tác tuần tra thƣờng xuyên. Các thiết bị chủ yếu là thiết bị văn phòng.

Đánh giá chung:

Theo dữ liệu thu thập và phân tích trên, nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng khu vực Đà Lạt nói chung và phần phụ cận VQG BNB ngày càng đƣợc hoàn thiện, nhằm phục vụ tốt cho việc đi lại và lƣu trú của du khách. Tại các khu hành chính dịch vụ và khu du lịch Lang biang và Đan kia – Suối Vàng các cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch sinh thái đã có những căn cứ cơ bản ban đầu nhƣng còn chƣa hoàn thiện, chƣa đƣợc đầu tƣ, thiết kế mang tính đồng bộ, rất cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ tổng thể kể cả về số lƣợng, hạng mục, thiết kế và chất lƣợng. Để hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng này đƣợc phát triển đáp ứng nhu cầu và tiềm năng du lịch sinh thái tại VQG BNB, cần chú ý một số vấn đề sau:

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống đƣờng phục vụ tuần tra, phòng chống cháy rừng và mở những tuyến đƣờng mới kết nối các điểm nhƣ trạm kiểm lâm với các điểm du lịch, thăm thác, các tuyến đƣờng phục vụ du lịch mạo hiểm, các tuyến giao thông kết nối tới các làng bản nhằm khai thác du lịch công đồng các dân tộc thiểu số nằm sâu trong khu vực Vƣờn.

Phát triển hệ thống đƣờng mòn sinh thái, điểm dừng chân hợp lý nhằm phục vụ công tác tham quan, nghiên cứu khoa học.

Phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp điện, nƣớc; thoát nƣớc; thu gom rác. Hoàn thiện các hạng mục đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt tại khu hành chính dịch vụ, trong đó chú trọng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng.

Phát triển các dự án chi tiết về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Đan kia – Suối Vàng và Langbiang.

2.2.5 Đội ngũ cán bộ nhân viên

Theo Báo cáo về việc cung cấp thông tin rừng đặc dụng phục vụ công tác bảo

tồn VQG BNB, Lâm Đồng ngày 14 tháng 7 năm 2011, tổng số cán bộ của vƣờn là 107 ngƣời, nhƣng trong đó chỉ có 10 ngƣời phụ trách quản lý và điều hành các hoạt động du lịch của vƣờn và chỉ có duy nhất 1 ngƣời là hƣớng dẫn viên du lịch, còn lại chủ yếu phụ trách các công việc hành chính liên quan đến các hoạt động du lịch của vƣờn. Điều này cho thấy vê mặt nhân sự phục vụ các hoạt động du lịch của VQG BNB hầu nhƣ chƣa có. Do đó hiện tại vƣờn cũng chƣa có nguồn nhân lực để khai thác các thế mạnh du lịch sinh thái.

Số ngƣời dân sống bên trong vƣờn quốc gia có khoảng 1278 ngƣời trong đó ngƣời dân tộc K‟Ho chiếm 74%. Số ngƣời dân sống ở vùng đệm vƣờn quốc gia có 29.137 ngƣời trong đó dân tộc K‟Ho chiếm 86%.

2.2.6 Hiện trạng các tuyến du lịch đã được khai thác

Các tuyến du lịch:

Hiện nay, tuyến đƣờng 723 nối liền Đà Lạt với Nha Trang là 2 trọng điểm du lịch quốc gia đã hoàn thành đi qua VQG BNB tạo điều kiện tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái trong VQG BNB.

Nhà trƣng bày mẫu vật, tranh ảnh, chiếu phim tƣ liệu của Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng và nhà tiêu bản động thực vật của VQG BNB trong tƣơng lai.

Các điểm quan sát chim, thú và phong cảnh thiên nhiên, các loài động thực vật quý hiếm đặc hữu ở đỉnh Hòn Giao, đỉnh Bidoup, và các địa điểm ở tiểu khu 91, 92, 103,...

Các tuyến tham quan các kiểu rừng nhƣ rừng Thông ở phân khu dịch vụ - hành chính, rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim ở khu vực Cổng Trời (tiểu khu 103), rừng lá rộng thƣờng xanh nguyên sinh khu vực Hòn Giao dọc đƣờng 723, Bidoup.

Các tuyến tham quan phong lan, đỗ quyên trên núi cao tại đỉnh Hòn Giao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)