Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 61)

2 .Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

6. Nội dung của luận văn

2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du

cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM

2.4.1. Đánh giá chung

2.4.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh lữ hành nội địa Thuận lợi

Các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn có quy mô lớn về nguồn vốn và nguồn nhân lực nên có được lợi thế trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Hơn thế, các công ty đều có quy mô lớn thừa hưởng nguồn khách nội địa truyền thống có sẵn và các chính sách hỗ trợ pháp lý kinh doanh từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM; uy tín và thương hiệu đã được định vị trong tâm thức khách hàng - là ưu thế cạnh tranh về nguồn khách so với các công ty kinh doanh lữ hành khác.

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 3, TP. HCM là những công ty “trẻ”, hình thành và phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trong điều kiện thị trường du lịch nội địa nước ta phát triển năng động.

Phần lớn các công ty đều có chiến lược quản lý cấp công ty hoặc cấp bộ phận chức năng. Nhờ vào đó, các công ty quản lý tốt nguồn lực và đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

Số lượng hướng dẫn viên theo hợp đồng chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết các công ty đều thuê HDV - CTV thời vụ. Do đó, công ty tiết kiệm được chi phí tiền lương phải trả cho hướng dẫn viên mùa vắng khách.

Các công ty đều chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân viên tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn lực có chuyên môn nghiệp vụ du lịch.

Khó khăn

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP. HCM sau khi cổ phần hóa ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Thứ nhất nguồn tài chính đã được rà soát và xử lý các công nợ nên phần vốn còn lại tương đối “sạch” nhưng đang có hiện tượng chuyển nhượng vốn khá lớn từ một số nhân viên sang nhà đầu tư tư nhân nên công ty có nguy cơ bị tư nhân hóa. Thứ hai, công ty vẫn tồn tại Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng Giám đốc nên trình độ chuyên môn về kinh doanh lữ hành nội địa không sâu, tình trạng lao động dôi dư chưa giải quyết dứt điểm, mâu thuẫn nội bộ về quyền lợi và chức vụ cán bộ nhân viên vẫn chưa giải quyết triệt để, chưa khắc phục tình trạng “cào bằng” trong đãi ngộ nhân lực. Thứ ba, cổ phần hóalàm thay đổi cơ cấu thị trường khách, tỷ lệ thị trường khách truyền thống suy giảm, hoạt động Marketingchưa kịp điều chỉnh phù hợp. Thứ tư, cơ cấu lĩnh vực hoạt động kinh doanh chuyển hướng đa ngành, vốn cho kinh doanh lữ hành nội địa bị thu hẹp lại, cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp do thời gian hoạt động dài.

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ, quy mô kinh doanh nhỏ cả về nguồn vốn và đội ngũ nhân lực, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, thị phần khách chủ yếu là thị trường nách của các công ty du lịch lớn và nhóm khách lẻ có mức chi tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty. Mặt khác, các công ty chưa được sự hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác cung ứng dịch vụ du lịch, CSVCKT văn phòng công ty chưa được chú trọng đầu tư nên chưa tạo được niềm tin về chất lượng dịch vụ với khách.

2.4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

- Đánh giá về tình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty: Các công ty duy trì tốt hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, cơ bản đạt tăng trưởng về lượt khách, doanh thu và năng suất lao động nhưng không ổn

định và có nguy cơ giảm. Nguyên nhân là thị trường khách nội địa chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lữ hành khác, nhất là về giá dịch vụ và các tour nước ngoài giá rẻ. Các công ty đã và đang củng cố nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh nhưng do khủng hoảng kinh tế chưa phục hồi nên chi tiêu của người dân vẫn rất hạn hẹp cho du lịch, việc tăng trưởng khách và doanh thu vẫn chưa chắc chắn, rủi ro cao.

-Đánh giá về cơ cấu tổ chức các công ty:

Công tác quản lý doanh nghiệp và kiện toàn tổ chức tại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM luôn được lãnh đạo quan tâm và thực hiện tốt. Hàng năm, các công ty kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy, trẻ hóa cán bộ, nâng cao trình độ quản lý điều hành của Giám đốc và Hội đồng quản trị, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay.

Công tác đoàn thể: các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn duy trì tốt công tác đoàn thể của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hướng các hoạt động vào nhiệm vụ chính trị, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh. Các công ty cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ đã phát huy được sức mạnh tập thể trong việc đoàn kết xây dựng đơn vị và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

2.4.1.3. Sản phẩm và dịch vụ lữ hành

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP. HCM tồn tại những yếu kém về sản phẩm và dịch vụ lữ hành. Việc mở rộng thị trường khách nội địa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn để đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh, đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho sự hỗ trợ kinh doanh bị hạn chế đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Công tác quản lý lữ hành chưa thật sự chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ kinh doanh chưa mạnh, thiếu kinh nghiệm và sự năng động cần thiết.

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ địa bàn Quận 3, TP. HCM có nguồnvốn và nhân lực nhỏ, sản phẩm và dịch vụ lữ hành đơn điệu và chưa được thay đổi làm mới phù hợp với thị trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên nên tính cạnh tranh chưa cao. Công tác quảng bá, chào bán sản phẩm, mở rộng thị trường chưa chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến doanh thu. Uy tín và thương hiệu công ty chưa đủ mạnh để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh lữ hành nội địa chưa nhiều.

2.4.1.4. Thị trường khách

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP. HCM ra đời từ những năm đầu của ngành du lịch Việt Nam, thừa hưởng nguồn khách nội địa truyền thống sẵn có. Xu hướng kinh doanh lữ hành mới hiện nay gây ra sự phân chia thị trường khách, khách truyền thống chuyển mua sản phẩm và dịch vụ lữ hành các công ty khác thương hiệu mạnh như Saigontourist, Fiditour. Hàng năm, nhiều công ty lữ hành mới thành lập nên thị phần khách lại bị phân chia. Hậu quả, các công ty cổ phần mất dần khách truyền thốngvà khó khăn trong cạnh tranh giành khách mới.

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 3, TP. HCM chủ yếu khai thác nguồn khách nội địa từ thị trường nách, thị trường khách lẻ, thị trường khách mới có khả năng chi tiêu thấp, chuyến đi ngắn. Các công ty chưa có nhiều khách hàng thân thuộc, tăng trưởng khách hàng năm không ổn định.

2.4.2. Đánh giá cụ thể

2.4.2.1. Thành công và nguyên nhân thành công

Ưu điểmcủa công ty cổ phần du lịch là nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty, quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần, hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Sau khi cổ phần hóa, các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP. HCM thay đổi tích cực về trình độ công nghệ và hiệu suất R&D. Các công ty có lợi thế về nguồn vốn đã khai thác tích cực và hiệu quả tính tiện ích của công nghệ để nghiên cứu đưa vào danh mục sản phẩm lữ hành nội địa mới chào bán ra thị trường, có tính cạnh tranh cao.

Ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý thông tin, các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM đã mạnh dạn đầu tư tài chính - công nghệ, thiết lập mạng lưới thu nhận và xử lý thông tin, duy trì chế độ báo cáo họp giao ban định kỳ đều đặn để cập nhật và xử lý nhanh chóng phục vụ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.Công tác tổ chức xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh được cải tiến phù hợp mục tiêu và quy mô kinh doanh, chỉ tiêu kế hoạch được khai thác triệt để các nguồn lực trong công ty.

2.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nhược điểm của công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa là chịu mức thuế cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp; chi phí cho việc thành lập và chuyển đổi doanh nghiệp khá tốn kém; khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai báo cáo với các cổ đông; khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty.

Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏtrên địa bàn Quận, TP. HCM bị hạn chế vềnguồn vốn và nhân lực, chưa có thương hiệu, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán để huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh. Các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn có phát hành chứng khoán giao dịch trên thị trường cổ phiếu nhưng với tình hình kinh tế hiện nay nên chịu rủi ro khá cao.

Tình trạng cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành nội địa ngày càng gay gắt, thị phần khách bị thu hẹp, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của một số đơn vị lữ hành mới, tình trạng sao chép chương trình du lịch nội địa, giá chi phí đầu vào đều tăng, trong khi do cạnh tranh nên tỉ lệ lãi cơ cấu trong giá bán chương trình du lịch nội địa càng lúc càng giảm. Vì thế, hiệu quả trong kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty ngày càng giảm sút.

2.4.2.3. Những vấn đề cần giải quyết

Thay đổi về tư duy và điều chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, đưa ra các giải pháp thích hợp để kịp thích nghi với việc chuyển đổi cơ cấu kinh doanh trong tình hình đầy cạnh tranh hiện nay.

Tạo nguồn vốn, đủ khả năng về tài chính để thực hiện các bước đột phá trong đầu tư, mở rộng và phát triển kinh doanh lữ hành nội địa.

Từng bước bổ sung và hoàn thiện các biện pháp để sớm khắc phục các điểm yếu còn tồn tại, trước mắt cần tập trung việc mở rộng thị trường để tăng nhanh nguồn khách và số lượng khách, chuyên nghiệp hơn trong phục vụ.

Song song với công tác thị trường là đầu tư phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh, đa dạng hóa các loại hình phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tập trung chỉ đạo tạo sự phối hợp một cách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận nhất là bộ phận trực tiếp kinh doanh để có được sản phẩm lữ hành nội địa khép kín hoàn chỉnh, giá cả phù hợp.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn, tác giả đã tổng quan điều kiện về cung – cầu thị trường và lợi thế về cơ sở vật chất và hạ tầng, cơ chế chính sách, tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội và đường lối chính sách của Đảng bộ - chính quyền để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn TP. HCM.

Phần chính của chương 2 là nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP. HCM. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM, Quận 3 có tổng 27 công ty cổ phần du lịch (2014). Trong luận văn này, tác giả khảo sát nghiên cứu 6 công ty được chia thành: công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn và công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ. Khảo sát thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa tại các công ty cho thấy sự khác nhau về quy mô nguồn nhân lực và vốn dẫn đến hiệu quả kinh doanh giữa các công ty cũng có sự khác nhau. Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn chưa chú trọng phát triển kinh doanh lữ hành nội địa mà chuyển sang kinh doanh đa ngành nghề và có tham gia niêm yết cổ phiếu, các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ có chú trọng phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhưng bị hạn chế nguồn vốn và chưa tạo được thương hiệu mạnh trên thị trường kinh doanh lữ hành nội địa nên doanh thu thấp.

TP. HCM có điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhưng hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3 trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với nguồn lực của mỗi công ty. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh, tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa, nội dung cụ thể được trình bày trong chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN

NĂM 2020

3.1. Xu hƣớng kinh doanh chƣơng trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định hƣớng phát triển Ngành du lịch Việt Nam

3.1.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21

3.1.1.1. Về chính sách liên quan đến phát triển du lịch

Xu hướng đơn giản hóa thủ tục

Sự phát triển của công nghệ điện tử ngày nay hữu ích cho khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến đi lại của du khách, đặc biệt là thủ tục hàng không nội địa, giữ chỗ khách sạn và đăng ký tham quan tại các điểm đến.

Xu hướng tăng cường hợp tác công – tư

Các doanh nghiệp lữ hành và các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là một bộ phận quan trọng và chiếm số đông trực tiếp chi phối hoạt động kinh doanh du lịch. Mục tiêu hàng đầu của du lịch quốc gia là giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững. Vì vậy, hoạt động quản lý của các cơ quan du lịch quốc gia có xu hướng gắn kết hỗ trợ và tham vấn doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác công – tư vì lợi ích chung.

Xu hướng phát triển bền vững

Do vấn đề tác động của toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, chất lượng cuộc sống nên hoạt động du lịch không chỉ hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn hướng đến mục tiêu cộng đồng liên quan đến việc làm, thu nhập dân địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường. Do vậy, các cơ quan du lịch đang có chính sách điều chỉnh cách tiếp cận theo hướng cân

bằng, chú trọng đến nâng cao nhận thức, quản lý chất lượng hướng đến các giá trị, lợi ích bền vững của cộng đồng.

3.1.1.2. Về đặc điểm khách du lịch

Ý thức có trách nhiệm của khách du lịch

Khách du lịch ngày càng ý thức có trách nhiệm khi đi du lịch. Họ nhạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 61)