2 .Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
6. Nội dung của luận văn
3.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định
3.1.1. Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21
3.1.1.1. Về chính sách liên quan đến phát triển du lịch
Xu hướng đơn giản hóa thủ tục
Sự phát triển của công nghệ điện tử ngày nay hữu ích cho khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến đi lại của du khách, đặc biệt là thủ tục hàng không nội địa, giữ chỗ khách sạn và đăng ký tham quan tại các điểm đến.
Xu hướng tăng cường hợp tác công – tư
Các doanh nghiệp lữ hành và các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là một bộ phận quan trọng và chiếm số đông trực tiếp chi phối hoạt động kinh doanh du lịch. Mục tiêu hàng đầu của du lịch quốc gia là giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững. Vì vậy, hoạt động quản lý của các cơ quan du lịch quốc gia có xu hướng gắn kết hỗ trợ và tham vấn doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác công – tư vì lợi ích chung.
Xu hướng phát triển bền vững
Do vấn đề tác động của toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, chất lượng cuộc sống nên hoạt động du lịch không chỉ hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn hướng đến mục tiêu cộng đồng liên quan đến việc làm, thu nhập dân địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường. Do vậy, các cơ quan du lịch đang có chính sách điều chỉnh cách tiếp cận theo hướng cân
bằng, chú trọng đến nâng cao nhận thức, quản lý chất lượng hướng đến các giá trị, lợi ích bền vững của cộng đồng.
3.1.1.2. Về đặc điểm khách du lịch
Ý thức có trách nhiệm của khách du lịch
Khách du lịch ngày càng ý thức có trách nhiệm khi đi du lịch. Họ nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến sinh thái, xã hội và môi trường, có xu hướng mong muốn có những trải nghiệm thực sự có ý nghĩa đối với bản thân và có đóng góp cho cộng đồng. Du lịch có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ là vấn đề ngày càng được quan tâm không chỉ ở doanh nghiệp mà còn với các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch.
Sự chi phối của thế hệ Y
Hành vi tiêu dùng tương lai sẽ chịu chi phối bởi thế hệ “Y” hay còn được gọi là “thế hệ net”, “thế hệ web”, “thế hệ thiên niên kỷ”, “thế hệ tiếp theo”, “thế hệ kỷ thuật số” - những thế hệ sinh từ 1977 đến 1993, đến năm 2020 sẽ trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý và là lực lượng tiêu dùng chính trong xã hội. Thế hệ Y tham gia tích cực vào lực lượng lao động và dần chi phối thói quen du lịch. Đặc điểm của thế hệ này là chú trọng đến thương hiệu, bạn bè, vui chơi và văn hóa kỹ thuật số. Họ rất tự tin, thoải mái, có học thức rộng và quan hệ ngoại giao cộng đồng tốt.
Xu hướng phản hồi về chất lượng dịch vụ tham qua các mạng xã hội
Với sự phát triển công nghệ và tri thức ngày nay, du khách nếu không hài lòng về dịch vụ du lịch, họ sẽ cho phản hồi ý kiến trên các diễn đàn youtube, facebook, blog,…thách thức các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty kinh doanh du lịch lữ hành phải nâng cao chất lượng và có chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.1.1.3. Về sản phẩm du lịch
Hiện nay, nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe như spa, massage, phẫu thuật thẩm mỹ, kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh, đánh golf, lặn biển, lướt ván…thu hút phân khúc thị trường khách chi trả cao. Các điểm đến như TP. HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Bình Châu đang khai thác nhu cầu này và chiếm thị phần khách hàng ngày càng tăng.
Xu hướng du lịch xanh
Do tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, UNWTO và chương trình môi trường liên hợp quốc UNEP đầu tư vào việc xanh hóa ngành du lịch Việt Nam tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. HCM với các nhãn hiệu bông sen xanh, du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm nhằm giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải, tăng cường đa dạng giá trị sinh học, các hệ sinh thái và di sản.
Xu hướng du lịch MICE
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, du lịch MICE (Meeting – Incentive – Convention - Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện bắt đầu được quan tâm, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định. MICE là sản phẩm du lịch mới làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch trên thị trường, đặc biệt là ở TP. HCM và Hà Nội. Hoạt động kinh doanh du lịch MICE là thế mạnh kinh doanh của các công ty có thương hiệu lớn như Saigontourist, Hà Nội Toserco, Vidotour, Vietravel, Fiditourist, Hòa Bình Tourist,…
Xu hướng du lịch tình nguyện và du lịch kết hợp từ thiện
Thế kỷ 21 xuất hiện loại hình du lịch mới, đó là du lịch tình nguyện và du lịch kết hợp từ thiện ở Việt Nam. Đây là loại hình du lịch không chỉ đơn thuần đem lại sự du ngoạn mang tính giải trí mà còn mang lại lợi ích to lớn cho bản thân du khách, cộng đồng và toàn xã hội. Với du lịch tình nguyện, du khách được sống chung một mái nhà với dân địa phương, chia sẻ bữa ăn và
cuộc sống đời thường, chung tay làm việc xây dựng cầu - đường ở những vùng quê nghèo, kém phát triển. Với loại hình du lịch kết hợp từ thiện, du khách có thể dành một khoảng thời gian nhất định trong cuộc hành trình của mình để tham gia các dự án từ thiện như: xây lớp học cho trẻ em dân tộc miền núi, khám và chữa bệnh cho người già nông thôn, giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ trong các dự án bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, …
Xu hướng phát triển du lịch sinh thái theo hướng NICHE
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội vào trào lưu du lịch trên thế giới, du lịch sinh thái ngày càng phát triển về mặt nội dung lẫn hình thức, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái theo khuynh hướng bền vững thì có một yếu tố nữa mà ngày nay người ta phải tính đến, đó là tính chất của du khách và loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái niche ra đời, lọc đối tượng khách trong việc hạn chế hay không tiêu dùng tài nguyên như du lịch sinh thái niche rừng quốc gia Nam Cát Tiên, rừng Cúc Phương,…
Xu hướng du lịch thể thao chơi Golf
Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng cũng như mức sống người dân Việt Nam đang từng bước được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng, giải trí, vui chơi ngày càng được quan tâm. Sinh ra trong bối cảnh đó, loại hình du lịch chơi Golf đang phát triển mạnh. Đây là cơ hội cho các công ty lữ hành khai thác thiết kế chương trình du lịch mới và là thành phần của du lịch MICE. Một số sân Golf thu hút khách du lịch hiện nay như sân Golf Montgomerie, sân Golf Long Thành, sân Golf Phoenix, sân Golf Tam Đảo, sân Golf Đồi Cù.
Xu hướng phát triển du lịch trực thăng
Năm 2013, công ty trực thăng miền Bắc tổ chức hội thảo phát triển du lịch bằng trực thăng thu hút nhiều đại biểu đến từ các công ty du lịch, các tập
đoàn khách sạn lớn, các doanh nghiệp. Công ty có 20 tuyến bay du lịch trong nước với các điểm hạ cánh tại các trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Sapa, Côn Đảo, Phú Quốc. Đây là loại hình du lịch mới đã định hình và dần phát triển dành cho phân khúc khách hàng có khả năng chi trả cao mà các công ty lữ hành nội địa đang canh tranh khai thác.
3.1.1.4. Về các công cụ Marketing hỗn hợp
Internet marketing du lịch
Sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin đã mở ra cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa một hình thức quảng cáo tiếp thị mới đầy hiệu quả với chi phí thấp, đó là Internet marketing. Với tính hữu dụng là điểm tìm kiếm thông tin phổ biến với các công cụ như google, youtube, yahoo, facebook… Internet thực sự là cánh cổng của tri thức, kinh doanh, giải trí mà các nhà kinh doanh lữ hành nội địa cần quan tâm đến để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới. Đồng thời, thông qua Internet website của doanh nghiệp, thông tin về hình ảnh và sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệpđược truyền tải lan rộng đến phân khúc thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao với chi phí thấp.
Xu hướng liên minh quảng bá, xúc tiến du lịch
Hiện nay, xu hướng liên minh chiến lược marketing đang được hình thành nhằm quảng bá xúc tiến du lịch như Hiệp hội lữ hành TP. HCM, hiệp hội khách sạn năm sao Hà Nội, trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Xu thế liên minh quảng bá này mang tính chất hai mặt “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh”. Các khu vực có tiềm lực mạnh và kinh nghiệm sẽ chiếm lợi thế và tạo được thương hiệu, những khu vực kém hơn có được cơ hội học tập và cố gắng phát triển giành thị phần và không bị đào thải.
Xu hướng tăng sự hiện diện tại thị trường mục tiêu
Internet và các phương tiện truyền thông có vai trò truyền tải thông tin thu hút khách du lịch tạo ra nhu cầu tiêu dùng và kích thích hành vi mua
chương trình du lịch. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện du lịch có vai trò xây dựng, quản lý, phát triển điểm đến nhằm thực hiện quảng bá, xúc tiến, kết nối doanh nghiệp, tư vấn thông tin, nghiên cứu thị trường làm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp lữ hành tại thị trường mục tiêu.
Xu hướng về ngân sách cho Marketing du lịch
Theo báo cáo Ngân sách cơ quan du lịch quốc gia do UNWTO thực hiện thì ngân sách chi cho marketing du lịch chiếm 85% tổng ngân sách, mức độ chi tiêu của mỗi nước không đồng đều. Các nước có mức chi cao là những nước phát triển du lịch như Úc, Tây Ban Nha, Nhật, Hàn. Ngành Du lịch Việt Nam đang học hỏi kinh nghiệm các nước để phát triển du lịch, xu hướng về ngân sách cho Marketing du lịch dần tăng.
3.1.1.5. Xu hướng kinh doanh lữ hành nội địa
Thị trường khách du lịch cá nhân phát triển mạnh
FIT xuất hiện đầu tiên ở các nước phát triển và lan rộng đến Việt Nam. Nó trở thành xu hướng tiêu dùng du lịch của nhóm du khách thanh niên trẻ tuổi - những người thích phiêu lưu khám phá và không chịu sự gò bó của chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động cung ứng cho phân khúc này được mở rộng khi có sự tham gia của các hãng hàng không giá rẻ như Vietjetair, Jetstar với sản phẩm Free & Easy. Thêm vào đó là hoạt động cung cấp các dịch vụ là các chương trình không trọn gói như city tour ở TP. HCM, Hà Nội.
Sơ đồ 3.1: Phân khúc FIT tại Việt Nam
GIT – Group Independent Tourist/ Các chương trình du lịch trọn gói/ T.O
GIT FIT
Tour trọn gói Free & Easy Tour không trọn gói
Các công ty lữ hành T.O Airline T.O
Nguồn: Thị trường khách du lịch cá nhân, trang 52 – 53 , Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 08/2010
Trước đây, khách du lịch nội địa Việt Nam khi đi du lịch trong nước đều theo hình thức đoàn, có hướng dẫn viên đi kèm và tiêu dùng chương trình du lịch trọn gói do công ty lữ hành cung cấp. Hiện nay, xuất hiện xu hướng đi du lịch cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ nên thị trường nội địa phân khúc thành hai thị phần: phân khúc GIT vẫn sử dụng các chương trình du lịch trọn gói do các công ty du lịch lữ hành cung cấp, phân khúc FIT có sự tham gia của các hãng hàng không với sản phẩm Free & Easy và các công ty du lịch lữ hành với sản phẩm là các chương trình du lịch không trọn gói.