Trọng lượng kết thúc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 38 - 42)

25

Trong thí nghiệm đợt 1 mỗi ô chuồng nuôi 36 con là khá đông nên đã gây stress cho heo con trong khi thường thì 1 ô chuồng nên từ 18-20 con (Trần Thị Dân, 1999 và Võ Văn Ninh, 2005). Thức ăn ở lô 2 và lô 3 có sử dụng Nupro® nên đã cung cấp một lượng nucleotides giúp heo có khả năng chống lại stress này trong khi ở lô 1 thức ăn chỉ có 2% bột huyết tương nên có thể khả năng chịu đựng stress của heo con kém hơn dẫn đến trọng lượng heo khi kết thúc sai biệt có ý nghĩa. Vì vậy trọng lượng heo sai biệt có ý nghĩa giữa lô 3 và lô 2 so với lô 1 ở đợt 1 còn đợt 2 chỉ nuôi có 18 con/ô nên không có sự khác biệt như trên.

4.2.2. Tăng trọng bình quân

Đợt 1 tăng trọng bình quân của heo ở lô 3 là cao nhất (6,50 kg/con) so với ở lô 2 là 5,29 kg/con và lô 1 là 4,93 kg/con. Sự sai biệt này là rất có ý nghĩa (P<0,01). Còn sự sai biệt về tăng trọng bình quân của heo ở lô 2 so với lô 1 thì không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng ở lô 3 cao nhất do heo ở lô 3 có lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cao là 0,36 kg/con/ngày so với 2 lô thí nghiệm kia.

Đợt 2 tăng trọng bình quân của lô đối chứng là 7,17 kg/con thấp hơn so với 2 lô có dùng chế phẩm là 7,29 kg/con và 7,52 kg/con nhưng sự sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng bình quân ở lô 2 thấp hơn so với lô 3 nhưng sai biệt này không có ý nghĩa (P>0.05).

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân (kg/con)4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối 4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối

Sau 25 ngày thí nghiệm đợt 1 ở hai lô có sử dụng chế phẩm Nupro® có tăng trọng tuyệt đối cao hơn so với lô đối chứng (0,2 và 0,25 kg/con/ngày so với 0,19

26

kg/con/ngày). Sự sai biệt giữa lô 1 và lô 3 rất có ý nghĩa (P<0,01) nhưng giữa lô 1 và lô 2 không có ý nghĩa (P>0,05). Còn lô 2 (0,2 kg/con/ngày) thấp hơn lô 3 là rất có ý nghĩa (P<0,01).

Trong thí nghiệm ở đợt 2 tăng trọng tuyệt đối của hai lô có sử dụng chế phẩm là 0,283 kg/con/ngày và 0,284 kg/con/ngày cao hơn so với lô không có dùng chế phẩm 0,275 nhưng sự sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05). Giữa hai lô có dùng chế phẩm thì sai biệt cũng không có ý nghĩa (P>0,05).

Biểu đồ 4.3. Tăng trọng

tuyệt đối (kg/con/ngày)

Như vậy tăng trọng bình quân cao nhất là 0,28 (kg/con/ngày) thấp hơn so với mức khá là 0,34 (kg/con/ngày) (Trần Thị Dân-Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) và thấp hơn thí nghiệm ở Hà Lan (theo công ty Chemoforma, 2006) trên heo cai sữa tăng trọng ngày là 0,391 kg/con/ngày.

Kết quả tăng trọng trên cho thấy việc bổ sung Nupro® vào trong thức ăn cho heo có hiệu quả. Sự khác nhau không nhiều giữa lô 1 và lô 2 có thể là do ở 2 lô sự chênh lệch về thành phần trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng không khác nhau nhiều vẫn là 2% bột huyết tương trong khẩu phần. Riêng lô 3 thì có sự khác biệt lớn hơn khi ta chủ động giảm một lượng bột huyết tương (1%) nên sự sai biệt có ý nghĩa hơn. Ngoài ra trong huyết tương vẫn có yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu của các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm … các nguyên tố rất quan trọng trong việc tăng

27

trọng ở heo. Khi giảm bớt lượng huyết tương thì yếu tố này được giảm bớt cho nên hiệu quả sử dụng chế phẩm thể hiện rõ ràng hơn.

4.3. THỨC ĂN

Kết quả sử dụng thức ăn của heo thí nghiệm ở hai đợt được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả sử dụng thức ăn

Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày)

0,31±0,021 0,32±0,019 0,36±0,022 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,67±0,019 1,55±0,081 1,45±0,043

Đợt 2

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) 0,36±0,012 0,36±0,025 0,35±0,006 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,32±0,062 1,26±0,081 1,25±0,123

4.3.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân

Đợt 1 ở lô 3 là cao nhất 0,36 kg/con/ngày. Lượng thức ăn sử dụng ở lô 1 là thấp nhất 0,31 kg/con/ngày; lô 2 là 0,32 kg/con/ngày có lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn lô 3 nhưng cao hơn lô 1. Sự sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05).

Đợt 2 có lô 1 là 0,36 kg/con/ngày cao hơn so với lô 3 (0,35 kg/con/ngày), bằng lô 2 0,36kg/con/ngày, sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05).

Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của lô 3 cao nhất 0,36 là do thức ăn ở lô 3 cung cấp một lượng nucleotides để chống lại stress do đàn đông, còn ở đợt 2 lượng thức ăn ở lô 3 có giảm do không cần nhu cầu chống stress khi số con trên ô chuồng là không cao (18 con).

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy lượng thức ăn tiêu thụ bình quân thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn khá (Trần Thị Dân- Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) là 0,705 kg/con/ngày, tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm thì ở đợt 1 là khá (thấp hơn 2,5) và ở đợt 2 là tốt nhất (thấp hơn 1,4). Có thể cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trên heo cai sữa khi dùng Nupro® đã làm cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn.

28

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 38 - 42)