Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 36)

Các chỉ tiêu được theo dõi ghi nhận hàng ngày trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Sau đó số liệu được đem phân tích bằng chương trình Excel và Minitab 14.2 để ghi nhận và so sánh kết quả thí nghiệm bằng trắc nghiệm F.

23

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN

Theo kết quả phân tích ngày 22 tháng 3 năm 2007 tại phòng thí nghiệm thuộc công ty San Miguel Pure Foods.

Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn phân tích phòng thí nghiệm

Kết quả phân tích phòng thí nghiệm chỉ tiêu đạm của 3 mẫu thức ăn lô 2 là 19,16% và lô 3 là 18,76% cao hơn mức nhu cầu protein thô của lô 2 và lô 3 theo dự kiến là 18,5%. Chỉ tiêu béo thô của mẫu thức ăn cả ba lô đều cao hơn so với chỉ tiêu chất béo thô dự kiến trong công thức thức ăn.

Tuy nhiên trong công thức thức ăn thì thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp so với nhu cầu dinh dưỡng heo có thể sai biệt là ±5%. Với heo con và heo lứa thì mức sai biệt nên là dương, nghĩa là mức dư thừa để giúp cho heo đủ nhu cầu dinh dưỡng như đạm, năng lượng… không bị khẩu phần hạn chế (Võ Văn Ninh, 2003).

Với độ ẩm cao nhất ở mẫu thức ăn thí nghiệm là 8,5% thấp hơn so với mức ẩm độ tối thiểu là 14% như vậy về ẩm độ thức ăn thí nghiệm hoàn toàn đạt về chỉ tiêu này.

Toàn bộ thức ăn được trộn và ép viên từ dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc của công ty nên có độ đồng đều cao.

4.2. TĂNG TRỌNG

Các kết quả về tăng trọng của heo thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2 (trang bên).

Thức ăn Độ ẩm(%) Đạm thô(%) Béo thô(%)

Lô 1 9,54 17,50 8,57

Lô 2 9,60 19,16 8,47

24

Bảng 4.2. Kết quả tăng trọng

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Trọng lượng trung bình ban đầu (kg) 7,140±0,087 7,130±0,090 7,140±0,075 Trọng lượng trung bình kết thúc (kg) 11,850a±0,185 12,240a±0,217 13,270b±0,237 Tăng trọng bình quân (kg/con) 4,930a±0,189 5,290a±0,196 6,500b±0,229 Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) 0,190a±0,008 0,200a±0,008 0,250b±0,009

Đợt 2

Trọng lượng trung bình ban đầu (kg) 7,720±0,095 7,680±0,107 7,690±0,120 Trọng lượng trung bình kết thúc (kg) 14,600±0,356 14,760±0,336 14,790±0,307 Tăng trọng bình quân (kg/con) 7,170±0,345 7,290±0,342 7,520±0,342 Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) 0,275±0,014 0,283±0,014 0,284±0,014 Chú thích: các số trong cùng một hàng mang ký tự khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa P<0,05.

4.2.1. Trọng lượng heo kết thúc

Đợt 1 ở lô 2 là 12,24 kg/con và lô 3 là 13,27 kg/con đều cao hơn so với lô đối chứng (11,85 kg/con). Trọng lượng giữa lô 1 và lô 2 sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05) nhưng giữa lô 3 và lô 2, lô 1 thì sự sai biệt là rất có ý nghĩa (P<0,01).

Đợt 2 của lô 2 là 14,76 kg/con và lô 3 là 14,79 kg/con đều cao hơn so với lô đối chứng (14,60 kg/con) nhưng sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05).

25

Trong thí nghiệm đợt 1 mỗi ô chuồng nuôi 36 con là khá đông nên đã gây stress cho heo con trong khi thường thì 1 ô chuồng nên từ 18-20 con (Trần Thị Dân, 1999 và Võ Văn Ninh, 2005). Thức ăn ở lô 2 và lô 3 có sử dụng Nupro® nên đã cung cấp một lượng nucleotides giúp heo có khả năng chống lại stress này trong khi ở lô 1 thức ăn chỉ có 2% bột huyết tương nên có thể khả năng chịu đựng stress của heo con kém hơn dẫn đến trọng lượng heo khi kết thúc sai biệt có ý nghĩa. Vì vậy trọng lượng heo sai biệt có ý nghĩa giữa lô 3 và lô 2 so với lô 1 ở đợt 1 còn đợt 2 chỉ nuôi có 18 con/ô nên không có sự khác biệt như trên.

4.2.2. Tăng trọng bình quân

Đợt 1 tăng trọng bình quân của heo ở lô 3 là cao nhất (6,50 kg/con) so với ở lô 2 là 5,29 kg/con và lô 1 là 4,93 kg/con. Sự sai biệt này là rất có ý nghĩa (P<0,01). Còn sự sai biệt về tăng trọng bình quân của heo ở lô 2 so với lô 1 thì không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng ở lô 3 cao nhất do heo ở lô 3 có lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cao là 0,36 kg/con/ngày so với 2 lô thí nghiệm kia.

Đợt 2 tăng trọng bình quân của lô đối chứng là 7,17 kg/con thấp hơn so với 2 lô có dùng chế phẩm là 7,29 kg/con và 7,52 kg/con nhưng sự sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng bình quân ở lô 2 thấp hơn so với lô 3 nhưng sai biệt này không có ý nghĩa (P>0.05).

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân (kg/con) 4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối

Sau 25 ngày thí nghiệm đợt 1 ở hai lô có sử dụng chế phẩm Nupro® có tăng trọng tuyệt đối cao hơn so với lô đối chứng (0,2 và 0,25 kg/con/ngày so với 0,19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

kg/con/ngày). Sự sai biệt giữa lô 1 và lô 3 rất có ý nghĩa (P<0,01) nhưng giữa lô 1 và lô 2 không có ý nghĩa (P>0,05). Còn lô 2 (0,2 kg/con/ngày) thấp hơn lô 3 là rất có ý nghĩa (P<0,01).

Trong thí nghiệm ở đợt 2 tăng trọng tuyệt đối của hai lô có sử dụng chế phẩm là 0,283 kg/con/ngày và 0,284 kg/con/ngày cao hơn so với lô không có dùng chế phẩm 0,275 nhưng sự sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05). Giữa hai lô có dùng chế phẩm thì sai biệt cũng không có ý nghĩa (P>0,05).

Biểu đồ 4.3. Tăng trọng

tuyệt đối (kg/con/ngày)

Như vậy tăng trọng bình quân cao nhất là 0,28 (kg/con/ngày) thấp hơn so với mức khá là 0,34 (kg/con/ngày) (Trần Thị Dân-Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) và thấp hơn thí nghiệm ở Hà Lan (theo công ty Chemoforma, 2006) trên heo cai sữa tăng trọng ngày là 0,391 kg/con/ngày.

Kết quả tăng trọng trên cho thấy việc bổ sung Nupro® vào trong thức ăn cho heo có hiệu quả. Sự khác nhau không nhiều giữa lô 1 và lô 2 có thể là do ở 2 lô sự chênh lệch về thành phần trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng không khác nhau nhiều vẫn là 2% bột huyết tương trong khẩu phần. Riêng lô 3 thì có sự khác biệt lớn hơn khi ta chủ động giảm một lượng bột huyết tương (1%) nên sự sai biệt có ý nghĩa hơn. Ngoài ra trong huyết tương vẫn có yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu của các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm … các nguyên tố rất quan trọng trong việc tăng

27

trọng ở heo. Khi giảm bớt lượng huyết tương thì yếu tố này được giảm bớt cho nên hiệu quả sử dụng chế phẩm thể hiện rõ ràng hơn.

4.3. THỨC ĂN

Kết quả sử dụng thức ăn của heo thí nghiệm ở hai đợt được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả sử dụng thức ăn

Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày)

0,31±0,021 0,32±0,019 0,36±0,022 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,67±0,019 1,55±0,081 1,45±0,043

Đợt 2

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) 0,36±0,012 0,36±0,025 0,35±0,006 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,32±0,062 1,26±0,081 1,25±0,123

4.3.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân

Đợt 1 ở lô 3 là cao nhất 0,36 kg/con/ngày. Lượng thức ăn sử dụng ở lô 1 là thấp nhất 0,31 kg/con/ngày; lô 2 là 0,32 kg/con/ngày có lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn lô 3 nhưng cao hơn lô 1. Sự sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05).

Đợt 2 có lô 1 là 0,36 kg/con/ngày cao hơn so với lô 3 (0,35 kg/con/ngày), bằng lô 2 0,36kg/con/ngày, sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05).

Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của lô 3 cao nhất 0,36 là do thức ăn ở lô 3 cung cấp một lượng nucleotides để chống lại stress do đàn đông, còn ở đợt 2 lượng thức ăn ở lô 3 có giảm do không cần nhu cầu chống stress khi số con trên ô chuồng là không cao (18 con).

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy lượng thức ăn tiêu thụ bình quân thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn khá (Trần Thị Dân- Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) là 0,705 kg/con/ngày, tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm thì ở đợt 1 là khá (thấp hơn 2,5) và ở đợt 2 là tốt nhất (thấp hơn 1,4). Có thể cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trên heo cai sữa khi dùng Nupro® đã làm cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn.

28

Biểu đồ 4.4. Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) 4.3.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn

Đợt 1 hệ số chuyển hóa thức ăn của hai lô bổ sung chế phẩm (1,55 và 1,45) tốt hơn so với lô đối chứng (1,67) lô 3 có hệ số chuyển hoá tốt hơn lô 2 (1,55), sai biệt giữa các lô không có ý nghĩa (P>0,05).

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đợt 2 lô có bổ sung sản phẩm hệ số chuyển hóa thức ăn (1,26 và 1,25) tốt hơn ở lô đối chứng, hệ số này ở lô 3 là 1,25 tốt hơn so với hệ số chuyển hóa ở lô 2 là 1,26 tuy nhiên sai biệt này không có ý nghĩa giữa các lô (P>0,05).

Trên kết quả thí nghiệm ở

hai đợt ở lô 3 đều cho hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn hai lô còn lại, tuy nhiên sự sai biệt này không có ý nghĩa giữa các lô (P>0,05).

4.4. SỨC KHỎE

4.4.1 Ngày con tiêu chảy

Bảng 4.6. Tình trạng sức khỏe

Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Số ngày tiêu chảy 9,00±1,220 5,25±1,700 7,75±2,390 Tỷ lệ ngày heo tiêu chảy (%) 0,010 0,006 0,009

Tỷ lệ heo chết (%) 3,47 1,39 2,78

Đợt 2

Số ngày heo tiêu chảy 4,50±0,650 3,50±0,290 5,00±1,080 Tỷ lệ ngày heo tiêu chảy (%) 0,010 0,007 0,011

Tỷ lệ heo chết (%) 2,78 2,78a 2,78

Ta nhận thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô 1 cao nhất đợt 1 là 0,01% và lô 3 cao nhất đợt 2 là 0,011%. Đợt 1 ngày heo tiêu chảy ở lô 2 là thấp nhất 5,25 ngày (số ngày trung bình trên 4 ô thí nghiệm bệnh tiêu chảy) và ở lô 1 là cao nhất 9 ngày.

30

Ở thí nghiệm đợt 2 ta có số ngày heo tiêu chảy ở lô 3 là cao nhất 5 ngày và ở lô 2 là thấp nhất 3,5 ngày sự sai biệt trên cũng không có ý nghĩa (P>0,05). Giữa lô 2 và lô 1sự sai biệt này cũng không có ý nghĩa (P>0.05). Tỷ lệ tiêu chảy ở lô 3 không được cải thiện có thể là do trong thời gian đầu heo chưa quen với thức ăn này nên tiêu chảy nhiều trong những ngày đầu nên sự khác biệt về ngày tiêu chảy.

4.4.2. Tỷ lệ heo chết

Tỷ lệ heo chết ở đợt 1cao nhất là lô 1 có 3,47% cao hơn tỷ lệ heo chết ở mức khá (2,5%) (Trần Thị Dân - Nguyễn Ngoc Tuân, 1999) và lô 2 tỷ lệ heo chết vào loại khá. Ở đợt 2 tỷ lệ chết là như nhau 2,78% và cao hơn mức khá.

Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ heo chết ở thí nghiệm

Tỷ lệ heo chết cao là do heo thí nghiệm trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Heo được mát mẻ về ban đêm, nhưng ban ngày nhiệt độ chuồng cao khoảng 35oC dễ gây bệnh cho heo nhất là heo con vốn rất mẫn cảm với các tác động bên ngoài.

Tỷ lệ heo chết ở đợt 2 giảm hơn so với đợt 1 do mật độ nuôi ở đợt 2 18 con/ô tương đối hợp lý heo không bị stress vì đàn đông nên có khả năng chống bệnh tốt hơn.

4.5. CHI PHÍ THỨC ĂN CHO TĂNG TRỌNG

31

Bảng 4.7. Chi phí thức ăn cho tăng trọng

Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Hệ số chuyển biến thức ăn đợt I 1,67 1,55 1,45 Hệ số chuyển biến thức ăn đợt II 1,32 1,26 1,25 Giá thức ăn* (đồng/kg) 7.731,80 8.896,80 8.619,00 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng) đợt I 12.912,00 13.790,00 12.498,00 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng) đợt II 10.206,00 11.210,00 10.774,00 Chú thích: giá thức ăn được tính toán dựa theo giá nguyên liệu của thị trường vào thời điểm tiến hành thí nghiệm.

Giá thức ăn ở lô 1 thấp hơn lô 2 và lô 3 vì trong công thức thức ăn lô 1 sử dụng 2% đậu nành đã được thay thế bằng 2% chế phẩm Nupro®, trong đó giá chế phẩm cao hơn so với giá đậu nành. Còn lô 3 đã giảm 1% bột huyết tương mặc dù có tăng thêm phần trăm ở vài nguyên liệu khác trong công thức so với lô 2 nhưng do giá bột huyết tương cao nên giá thức ăn ở lô 2 cao hơn so với lô 3.

Biểu đồ 4.8. Chi phí thức ăn cho tăng trọng

Kết quả thí nghiệm đợt 1 cho thấy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở lô 3 thấp hơn so với lô 1 là 414,50 đồng và so với lô 2 thấp hơn 1292,48 đồng. Như vậy là ở thí nghiệm đợt 1 sử dụng thức ăn ở lô 3 cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Do hệ số chuyển hoá thức ăn của lô 3 thấp hơn nhiều so với hai lô thí nghiệm còn lại, tăng trọng ở lô 3 cao hơn hai lô còn lại và sai biệt là có ý nghĩa.

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở đợt 2 chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở lô 3 cao hơn so với lô 1 là 567,84 đồng và thấp hơn so với chi phí lô 2 là 436,22 đồng. Vì giá thức ăn của lô 3 cao hơn so với lô 1là 887,2 đồng nên dù hệ số thức ăn lô 3 có thấp hơn lô 1 nhưng chưa đủ để chi phí tăng trọng lô 3 thấp hơn so với lô 1.

Ở cả hai đợt thí nghiệm chi phí thức ăn của lô 2 đều cao hơn so với hai lô kia đều này cho thấy nếu dùng 2% chế phẩm mà không giảm lượng bột huyết tương thì tuy có cải thiện được tăng trọng và hệ số thức ăn nhưng không cải thiện được chi phí thức ăn cho kg tăng trọng.

Theo kết quả ở đợt 1 thì nuôi heo với mật độ cao (36 con/ô) nếu dùng Nupro®

thì sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. Còn ở đợt 2 sử dụng mức 2% có thể chưa đủ để tạo hiệu quả kinh tế cho thí nghiệm.

Kết quả trên đưa ra cho chúng ta hai thí nghiệm tiếp theo để khảo sát việc dùng chế phẩm Nupro® nâng cao hiệu quả kinh tế. Một là thay thế hoàn toàn bột huyết tương bằng chế phẩm trong công thức thức ăn dành cho heo cai sữa. Hai là sử dụng liều lượng chế phẩm cao hơn 2% có thể là 3% (theo hướng dẫn sử dụng có thể dùng 1-5% Nupro vào thức ăn cho heo).

33

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua hai đợt tiến hành thí nghiệm trên 648 heo con cai sữa nuôi từ khi bắt đầu cai sữa đến 50 ngày tuổi chúng tôi rút ra một số kết luận sau

Trọng lượng sau 50 ngày tuổi, tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở thí nghiệm đợt 1 lô 3 cao hơn so với lô 2 và lô 1, sai biệt rất có ý nghĩa (P<0,01). Và lô 2 cao hơn lô 1 nhưng không có ý nghĩa (P>0,05). Ở thí nghiệm đợt 2 trọng lượng sau 50 ngày tuổi, tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối giữa hai lô có sử dụng chế phẩm Nupro® cao hơn so với lô đối chứng nhưng sai biệt không có ý nghĩa giữa các lô (P>0,05).

Ở đợt 1 thức ăn tiêu thụ bình quân ở lô 1 thấp hơn so với lô 2 và lô 3. Còn hệ số chuyển biến thức ăn của hai lô có dùng chế phẩm thì tốt hơn so với lô đối chứng sự sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05). Thức ăn tiêu thụ bình quân ở đợt 2 của lô 3 thấp hơn so với lô 1 và lô 2, lô 2 cao hơn lô 1. Hệ số chuyển biến thức ăn của hai lô dùng chế phẩm thì tốt hơn so với lô đối chứng tuy nhiên sự sai biệt này cũng không có ý nghĩa (P>0,05).

Số ngày heo tiêu chảy đợt 1ở lô 2 thấp hơn so với lô 3 và lô 1. Số ngày heo tiêu chảy đợt 2 ở lô 2 thấp hơn so với lô 3 và lô 1 sự khác biệt này không có ý nghĩa (P>0,05).

Các chỉ tiêu trọng lượng kết thúc, tăng trong bình quân, tăng trọng tuyệt đối của thức ăn ở lô 3 có kết quả tốt nhất.

Chi phí cho một kg tăng trọng ở lô 3 là thấp nhất ở thí nghiệm đợt 1 nhưng ở đợt 2 thì lô 1 có chi phí tăng trọng thấp nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 36)