ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 31)

3.3.1. Heo thí nghiệm

Là heo lai ba máu (Landrace, Yorshire, Duroc). Heo được chọn có giới tính, trọng lượng tương đối đồng đều nhau; (chênh lệch 1 kg) theo 4 khối (một khối có đủ ba lô thí nghiệm): một khối lớn (trọng lượng bình quân 8,5 kg), hai khối trung bình (trọng lượng bình quân 7,5 kg), một khối nhỏ (trọng lượng bình quân 6,5 kg). Heo có số tuần tuổi như nhau. Heo khỏe mạnh không có dị tật bẩm sinh, không mắc bệnh viêm khớp, tiêu chảy, viêm phổi.

18

Trọng lượng trung bình của heo thí nghiệm ban đầu ở cả ba lô thí nghiệm đợt 1 lô 1 là 7,14 kg/con), lô 2 là 7,13 kg/con lô 3 là 7,14 kg/con. Đợt 2 trọng lượng trung bình ban đầu của lô 1 là 7,72 kg/con, lô 2 là 7,68 kg/con, lô 3 là 7,69 kg/con.

3.3.2. Quy trình tiêm phòng vaccin heo con

Bảng 3.4 Lịch tiêm phòng cho heo con

Ngày tuổi Tuần tuổi Vaccine Ghi chú

21 3 Hog cholera (HC) 1 Lần 1

21 3 Mycoplasma Chích 1 lần

42 6 HC 2 Lần 2

3.3.3. Chuồng trại

Được xây dựng theo hướng Đông-Nam, chuồng được thiết kế một mái, trên mái chuồng có hệ thống thông gió đảm bảo độ thông thoáng. Nền chuồng là chuồng sàn, với sàn là vỉ lưới sắt. Dưới nền sàn là mương thoát phân có độ dốc thích hợp giúp công nhân dễ dàng vệ sinh chuồng bằng nước thường xuyên (2 ngày/lần). Ở đợt 1 mỗi ô chuồng có kích thước là 3,4 m x 4,25 m (dài x rộng) và được gắn 4 núm uống tự động. Đợt 2 mỗi ô chuồng được lắp đặt 2 núm uống tự động, mỗi ô chuồng có kích thước là 1,7 m x 4,25 m (dài x rộng). Trong mỗi ô chuồng đều được trang bị một máng ăn bán tự động được đặt ở giữa chuồng và sát cạnh lối đi.

Bảng 3.5. Nhiệt độ-ẩm độ chuồng trại (02-2007) Giờ Nhiệt độ Ẩm độ

7giờ 30 270C 75% 13 giờ 34,50C 72,4%

Như vậy thì ẩm độ, nhiệt độ chuồng hơi cao so với ẩm độ thích hợp cho heo cai sữa 60-70%, 26-300C (Trần Thị Dân-Nguyễn Ngọc Tuân, 1999).

19

Heo con được giữ nuôi ở chuồng nái nuôi con sau khi tách mẹ 3-5 ngày nhằm giảm bớt stress. Sau đó dời sang chuồng cai sữa để thí nghiệm. Heo khi chuyển qua được phân đực cái nuôi thành hai dãy riêng biệt.

Mỗi ô chuồng có núm uống riêng. Nước uống được sát khuẩn bằng dung dịch Bestaquams để đảm bảo không có vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể heo con qua nguồn nước.

Ở ngày đầu thức ăn được cho vào máng với lượng không cao để hạn chế heo con bị tiêu chảy. Heo thí nghiệm được cho ăn thức ăn viên bằng cách cho ăn tự do; thường thì heo con tập ăn, dùng thức ăn viên cho hiệu quả tốt hơn thức ăn bột, nhưng heo cai sữa thì không lợi lắm vì heo con thường hay nghịch phá làm đổ thức ăn viên (Võ Văn Ninh, 2005) đây cũng là một hạn chế của thí nghiệm.

Máng ăn bán tự động giúp heo luôn được cung thức ăn khi cần nên kích thích heo ăn nhiều. Mỗi ô thí nghiệm có máng ăn và máng uống riêng. Thức ăn thí nghiệm được cân khối lượng trước khi đổ vào máng ăn bằng cân bàn. Bên cạnh đó do thức ăn được lưu trữ trong máng nên luôn giữ được mùi vị, giảm ôi thiu lên men chua làm heo chán ăn. Tuy vậy vẫn thường xuyên quan sát lượng thức ăn trong máng, hoạt động của máng, không để heo đói, cũng như kiểm tra để loại bỏ phần thức ăn hỏng ở máng.

Chuồng heo được xịt rửa thường xuyên (1 ngày/lần) vào lúc 13-14 giờ, đảm bảo cho chuồng luôn sạch và khô. Đây là biện pháp hữu hiệu để giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể heo, nhưng không tắm. Do heo cai sữa vẫn còn rất nhạy cảm với lạnh vì lượng thức ăn tiêu thụ chưa nhiều và cơ thể chưa có đủ năng lượng dự trữ (Trần Thị Dân-Nguyễn Ngọc Tuân, 1999).

Bạt che dãy chuồng được xếp lại vào ban ngày (sau 8h) để chuồng được thông thoáng, heo được mát mẻ. Buổi chiều tối bạt được kéo lại để tránh lạnh cho heo vào ban đêm.

Hàng ngày quan sát ô chuồng nuôi để phát hiện các trường hợp heo bệnh để ghi nhận. Về điều trị heo bệnh do thú y của trại đảm nhiệm. Heo bệnh thường có các triệu chứng tiêu chảy, ho, viêm khớp.

20

Bảng 3.6. Công thức thức ăn thí nghiệm

Nguyên liệu (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3

Bắp xử lý nhiệt 39,50 39,14 37,00 Tấm 20,00 20,00 20,00 Đậu nành xử lý nhiệt 15,00 15,00 15,00 Bột váng sữa béo 5,00 5,00 5,00 Bột cá 4,00 5,00 5,00 Bột đậu nành 3,38 0,00 0,00 Lactose 3,32 4,19 5,98 Dầu cá 3,00 3,00 3,00 Bột huyết tương 2,00 2,00 1,00 Lysin 65% 1,24 1,25 1,40 Monodicalci phos 1,12 0,91 0,96 Đá vôi 0,70 0,71 0,70 Nupro 0,00 2,00 2,00 Methionine hydroxy 0,27 0,27 0,31 Muối 0,18 0,16 1,28 L- Threonin 0,10 0,15 0,18 Chất bổ sung* 1,20 1,21 1,21 Tổng 100,00 100,00 100,00

Chú thích: chất bổ sung* gồm vitamin, vi khoáng, kháng sinh, acid hữu cơ và chất tạo ngọt.

Bảng 3.7. Thành phần dinh dưỡng thức ăn theo công thức

Thức ăn Dinh dưỡng (%)

Đạm thô Béo thô Xơ thô Ca Ptổng số NaCl Lô 1 18,50 8,03 2,08 0,70 0,60 0,40 Lô 2 18,50 8,03 1,94 0,70 0,59 0,40 Lô 3 18,50 8,00 1,90 0,70 0,58 0,40

3.4. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

Heo được chăm sóc và theo dõi các chỉ tiêu từ 26-50 ngày tuổi (giai đoạn bắt đầu cai sữa đến 50 ngày tuổi).

3.4.1. Tăng trọng

Tăng trọng bình quân (kg/con) = P2 (kg) – P1 (kg) Tổng số con nuôi

21

Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) = Tăng trọng bình quân Số ngày con nuôi Chú thích: P2 trọng lượng heo khi kết thúc thí nghiệm.

P1 trọng lượng heo khi bắt đầu thí nghiệm.

Heo được cân bằng lồng và cân từng con một ở mỗi lô. Đối với heo chết cũng được cân trước khi đem xử lý.

3.4.2. Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) được tính trên bình quân lượng thức ăn tiêu thụ trên lô

Lượng thức ăn dư là lượng thức ăn còn trong máng khi kết thúc thí nghiệm. Chỉ số biến chuyển thức ăn = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg)

Tổng tăng trọng (kg)

Sau khi kết thúc thí nghiệm lượng thức ăn còn trên máng được hốt ra đem cân. Lượng thức ăn cho ăn được tính dựa trên tổng số thức ăn cho ăn từng ngày.

3.4.3. Số ngày heo tiêu chảy

Được theo dõi từng ngày dựa trên dấu hiệu phân dạng lỏng dính hậu môn hay heo tiêu chảy vọt cần câu. Số ngày tiêu chảy heo nuôi là số trung bình trên 4 ô heo thí nghiệm.

Tỷ lệ ngày heo tiêu chảy = số ngày tiêu chảy x 100 số ngày nuôi

Trong quá trình thí nghiệm những con chết hoặc sức khỏe kém không thể chữa trị được sẽ bị loại thải. Những con chết, loại thải được cân trọng lượng, ghi nhận ngày chết, ngày loại thải. Những trường hợp loại thải có tham khảo ý kiến kỹ thuật viên của trại.

3.4.4. Tỷ lệ heo chết

22

3.4.5. Chi phí thức ăn cho tăng trọng

Chi phí thức ăn cho tăng trọng= hệ số chuyển hóa thức ăn* giá thức ăn (đồng/kg) Giá thức ăn thí nghiệm và giá nguyên liệu thức ăn xác định bởi công ty SMPF.

3.4.6. Xử lý số liệu

Các chỉ tiêu được theo dõi ghi nhận hàng ngày trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Sau đó số liệu được đem phân tích bằng chương trình Excel và Minitab 14.2 để ghi nhận và so sánh kết quả thí nghiệm bằng trắc nghiệm F.

23

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN

Theo kết quả phân tích ngày 22 tháng 3 năm 2007 tại phòng thí nghiệm thuộc công ty San Miguel Pure Foods.

Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn phân tích phòng thí nghiệm

Kết quả phân tích phòng thí nghiệm chỉ tiêu đạm của 3 mẫu thức ăn lô 2 là 19,16% và lô 3 là 18,76% cao hơn mức nhu cầu protein thô của lô 2 và lô 3 theo dự kiến là 18,5%. Chỉ tiêu béo thô của mẫu thức ăn cả ba lô đều cao hơn so với chỉ tiêu chất béo thô dự kiến trong công thức thức ăn.

Tuy nhiên trong công thức thức ăn thì thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp so với nhu cầu dinh dưỡng heo có thể sai biệt là ±5%. Với heo con và heo lứa thì mức sai biệt nên là dương, nghĩa là mức dư thừa để giúp cho heo đủ nhu cầu dinh dưỡng như đạm, năng lượng… không bị khẩu phần hạn chế (Võ Văn Ninh, 2003).

Với độ ẩm cao nhất ở mẫu thức ăn thí nghiệm là 8,5% thấp hơn so với mức ẩm độ tối thiểu là 14% như vậy về ẩm độ thức ăn thí nghiệm hoàn toàn đạt về chỉ tiêu này.

Toàn bộ thức ăn được trộn và ép viên từ dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc của công ty nên có độ đồng đều cao.

4.2. TĂNG TRỌNG

Các kết quả về tăng trọng của heo thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2 (trang bên).

Thức ăn Độ ẩm(%) Đạm thô(%) Béo thô(%)

Lô 1 9,54 17,50 8,57

Lô 2 9,60 19,16 8,47

24

Bảng 4.2. Kết quả tăng trọng

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Trọng lượng trung bình ban đầu (kg) 7,140±0,087 7,130±0,090 7,140±0,075 Trọng lượng trung bình kết thúc (kg) 11,850a±0,185 12,240a±0,217 13,270b±0,237 Tăng trọng bình quân (kg/con) 4,930a±0,189 5,290a±0,196 6,500b±0,229 Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) 0,190a±0,008 0,200a±0,008 0,250b±0,009

Đợt 2

Trọng lượng trung bình ban đầu (kg) 7,720±0,095 7,680±0,107 7,690±0,120 Trọng lượng trung bình kết thúc (kg) 14,600±0,356 14,760±0,336 14,790±0,307 Tăng trọng bình quân (kg/con) 7,170±0,345 7,290±0,342 7,520±0,342 Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) 0,275±0,014 0,283±0,014 0,284±0,014 Chú thích: các số trong cùng một hàng mang ký tự khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa P<0,05.

4.2.1. Trọng lượng heo kết thúc

Đợt 1 ở lô 2 là 12,24 kg/con và lô 3 là 13,27 kg/con đều cao hơn so với lô đối chứng (11,85 kg/con). Trọng lượng giữa lô 1 và lô 2 sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05) nhưng giữa lô 3 và lô 2, lô 1 thì sự sai biệt là rất có ý nghĩa (P<0,01).

Đợt 2 của lô 2 là 14,76 kg/con và lô 3 là 14,79 kg/con đều cao hơn so với lô đối chứng (14,60 kg/con) nhưng sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05).

25

Trong thí nghiệm đợt 1 mỗi ô chuồng nuôi 36 con là khá đông nên đã gây stress cho heo con trong khi thường thì 1 ô chuồng nên từ 18-20 con (Trần Thị Dân, 1999 và Võ Văn Ninh, 2005). Thức ăn ở lô 2 và lô 3 có sử dụng Nupro® nên đã cung cấp một lượng nucleotides giúp heo có khả năng chống lại stress này trong khi ở lô 1 thức ăn chỉ có 2% bột huyết tương nên có thể khả năng chịu đựng stress của heo con kém hơn dẫn đến trọng lượng heo khi kết thúc sai biệt có ý nghĩa. Vì vậy trọng lượng heo sai biệt có ý nghĩa giữa lô 3 và lô 2 so với lô 1 ở đợt 1 còn đợt 2 chỉ nuôi có 18 con/ô nên không có sự khác biệt như trên.

4.2.2. Tăng trọng bình quân

Đợt 1 tăng trọng bình quân của heo ở lô 3 là cao nhất (6,50 kg/con) so với ở lô 2 là 5,29 kg/con và lô 1 là 4,93 kg/con. Sự sai biệt này là rất có ý nghĩa (P<0,01). Còn sự sai biệt về tăng trọng bình quân của heo ở lô 2 so với lô 1 thì không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng ở lô 3 cao nhất do heo ở lô 3 có lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cao là 0,36 kg/con/ngày so với 2 lô thí nghiệm kia.

Đợt 2 tăng trọng bình quân của lô đối chứng là 7,17 kg/con thấp hơn so với 2 lô có dùng chế phẩm là 7,29 kg/con và 7,52 kg/con nhưng sự sai biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tăng trọng bình quân ở lô 2 thấp hơn so với lô 3 nhưng sai biệt này không có ý nghĩa (P>0.05).

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân (kg/con) 4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối

Sau 25 ngày thí nghiệm đợt 1 ở hai lô có sử dụng chế phẩm Nupro® có tăng trọng tuyệt đối cao hơn so với lô đối chứng (0,2 và 0,25 kg/con/ngày so với 0,19

26

kg/con/ngày). Sự sai biệt giữa lô 1 và lô 3 rất có ý nghĩa (P<0,01) nhưng giữa lô 1 và lô 2 không có ý nghĩa (P>0,05). Còn lô 2 (0,2 kg/con/ngày) thấp hơn lô 3 là rất có ý nghĩa (P<0,01).

Trong thí nghiệm ở đợt 2 tăng trọng tuyệt đối của hai lô có sử dụng chế phẩm là 0,283 kg/con/ngày và 0,284 kg/con/ngày cao hơn so với lô không có dùng chế phẩm 0,275 nhưng sự sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05). Giữa hai lô có dùng chế phẩm thì sai biệt cũng không có ý nghĩa (P>0,05).

Biểu đồ 4.3. Tăng trọng

tuyệt đối (kg/con/ngày)

Như vậy tăng trọng bình quân cao nhất là 0,28 (kg/con/ngày) thấp hơn so với mức khá là 0,34 (kg/con/ngày) (Trần Thị Dân-Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) và thấp hơn thí nghiệm ở Hà Lan (theo công ty Chemoforma, 2006) trên heo cai sữa tăng trọng ngày là 0,391 kg/con/ngày.

Kết quả tăng trọng trên cho thấy việc bổ sung Nupro® vào trong thức ăn cho heo có hiệu quả. Sự khác nhau không nhiều giữa lô 1 và lô 2 có thể là do ở 2 lô sự chênh lệch về thành phần trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng không khác nhau nhiều vẫn là 2% bột huyết tương trong khẩu phần. Riêng lô 3 thì có sự khác biệt lớn hơn khi ta chủ động giảm một lượng bột huyết tương (1%) nên sự sai biệt có ý nghĩa hơn. Ngoài ra trong huyết tương vẫn có yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu của các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm … các nguyên tố rất quan trọng trong việc tăng

27

trọng ở heo. Khi giảm bớt lượng huyết tương thì yếu tố này được giảm bớt cho nên hiệu quả sử dụng chế phẩm thể hiện rõ ràng hơn.

4.3. THỨC ĂN

Kết quả sử dụng thức ăn của heo thí nghiệm ở hai đợt được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả sử dụng thức ăn

Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Đợt 1

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày)

0,31±0,021 0,32±0,019 0,36±0,022 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,67±0,019 1,55±0,081 1,45±0,043

Đợt 2

Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) 0,36±0,012 0,36±0,025 0,35±0,006 Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,32±0,062 1,26±0,081 1,25±0,123

4.3.1. Thức ăn tiêu thụ bình quân

Đợt 1 ở lô 3 là cao nhất 0,36 kg/con/ngày. Lượng thức ăn sử dụng ở lô 1 là thấp nhất 0,31 kg/con/ngày; lô 2 là 0,32 kg/con/ngày có lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn lô 3 nhưng cao hơn lô 1. Sự sai biệt giữa các lô là không có ý nghĩa (P>0,05).

Đợt 2 có lô 1 là 0,36 kg/con/ngày cao hơn so với lô 3 (0,35 kg/con/ngày), bằng lô 2 0,36kg/con/ngày, sai biệt này không có ý nghĩa (P>0,05).

Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của lô 3 cao nhất 0,36 là do thức ăn ở lô 3 cung cấp một lượng nucleotides để chống lại stress do đàn đông, còn ở đợt 2 lượng thức ăn ở lô 3 có giảm do không cần nhu cầu chống stress khi số con trên ô chuồng là không cao (18 con).

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy lượng thức ăn tiêu thụ bình quân thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn khá (Trần Thị Dân- Nguyễn Ngọc Tuân, 1999) là 0,705 kg/con/ngày, tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm thì ở đợt 1 là khá (thấp hơn 2,5) và ở đợt 2 là tốt nhất (thấp hơn 1,4). Có thể cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trên heo cai sữa khi dùng Nupro® đã làm cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn.

28

Biểu đồ 4.4. Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) 4.3.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn

Đợt 1 hệ số chuyển hóa thức ăn của hai lô bổ sung chế phẩm (1,55 và 1,45) tốt hơn so với lô đối chứng (1,67) lô 3 có hệ số chuyển hoá tốt hơn lô 2 (1,55), sai biệt giữa các lô không có ý nghĩa (P>0,05).

29

Đợt 2 lô có bổ sung sản phẩm hệ số chuyển hóa thức ăn (1,26 và 1,25) tốt hơn ở lô đối chứng, hệ số này ở lô 3 là 1,25 tốt hơn so với hệ số chuyển hóa ở lô 2 là 1,26 tuy nhiên sai biệt này không có ý nghĩa giữa các lô (P>0,05).

Trên kết quả thí nghiệm ở

hai đợt ở lô 3 đều cho hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn hai lô còn lại, tuy nhiên sự sai biệt này không có ý nghĩa giữa các lô (P>0,05).

4.4. SỨC KHỎE

4.4.1 Ngày con tiêu chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương (Trang 31)