Thái độ của nhóm Nam Phong về hai nền học “cũ” và “mới”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp xúc văn hoá đông – tây trên lĩnh vực giáo dục qua nam phong tạp chí (1917 1934) (Trang 58 - 61)

Chƣơng 1 : NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ NHÓM NAM PHONG

2.2 Thái độ của nhóm Nam Phong với thực trạng giáo dục nƣớc nhà

2.2.2. Thái độ của nhóm Nam Phong về hai nền học “cũ” và “mới”

Đi tìm nguyên nhân sâu xa của cuộc tranh biện về vấn đề quốc học, Phạm Quỳnh cho rằng ấy là do “cái học của ta”, cụ thể hơn cách học. Bên cạnh cái bóng lớn của nền văn minh Trung Hoa, dẫu muốn hay không thì việc học theo, bắt chước theo cũng là điều tất yếu. Hơn hai mươi thế kỷ học Tàu, nền học thuật của nước nhà vẫn chưa thế thành lập được “môn hộ” (tức trường phái học tập) riêng, học vấn thì vẫn luẩn quẩn trong vòng giáo khoa để lên “cõi học thuật”, con người thì chưa thoát nổi “tư cách học trò”, “tâm lý học trò”. Nhật Bản cũng học Tàu nhưng lại có tư tưởng học thuật riêng, bởi thế có quốc học. Có nhiều nguyên nhân, ông giải thích, nhưng có lẽ chủ yếu là do người Nhật không học theo chế độ khoa cử Tàu.

Một nền giáo dục mới đang thành hình dưới tác động của hai cuộc cải cách giáo dục do người Pháp tiến hành nhưng cái nguy cơ về sự hủ bại của nó cũng được một số tác giả thuộc nhóm Nam Phong nhận ra ngày càng rõ. Trong bài “Cùng ai trong ban Tây học”, Nam Phong tạp chí số 182, Nguyễn Trọng Thuật cho rằng “Bất kì Nho học Tây học, nếu là cái học hủ bại thì đều đáng trách cả” (tr.242).

Nguyễn Bá Trạc trong bài “Một bài học có ích cho quốc dân ta”, Nam Phong tạp chí số 23 thì đau đớn nhìn thực trạng nền hư học nước nhà: “… kết cục cái hạng người học vấn nước ta không sửa được tiếng ươn là “con khướu”, trước kia là „khướu‟ chữ Hán, bây giờ là „khướu‟ tiếng tây, học giới như thế thì trông gì bổ ích cho xã hội.” (tr.387)

Trên Nam Phong số 192, với bài viết “Không khéo vẫn là cái học trong khuyên sáo”, Đồ Nam đã thẳng thừng nói ra sự “hủ bại” của nền giáo dục Tân học đương thời: “tự hỏi xem Tân học đã đi tới đâu: ít hi vọng. Ngày xưa học nô lệ thiếu sáng kiến nhưng được đạo lí. Ngày nay có lẽ vì hoàn cảnh eo hẹp, vì huyết mạch di truyền có lẽ lại đi vào lối xưa mà kém đạo lí” (tr.3). Nguyễn Khắc Xuyên coi đây là “chóp đỉnh cuộc tranh luận tân cựu đã ngấm ngầm hay công khai khởi sự từ ít lâu nay” [41, tr.17].

Cùng một tâm trạng như Nguyễn Trọng Thuật nhưng trong bài “Phái nhà nho khoảng ba mươi năm nay với sự học cũ, cái nhìn của Nguyễn Đôn Phục có vẻ ôn hòa và thăng bằng hơn với phái Cựu học “Lối tân không phải là đáng ghét, chỉ ghét kẻ ngụy duy tân, mà chẳng ghét kẻ chân duy tân. Lối cựu cũng có đáng quý nhưng chỉ quý kẻ chân thủ cựu mà chẳng quý kẻ ngụy thủ cựu” [tr289].

Chủ bút Phạm Quỳnh cũng là một cây bút xuất sắc với những bài viết phê phán về lối học hiện đại. Trong “Quốc học với chính trị” in trong Nam Phong tạp chí số 165, tác giả tỏ lời phê phá những kẻ “tây hơn tây”, “lũ con cháu vô loài”, “lấy quốc học của nước Pháp làm quốc học của ta” (tr.107- 111).

Trong bài “Bàn về quốc học”, in trong Nam Phong tạp chí số 163, tr.155, ông viết: “Ta học của Tàu mà chỉ học thuần một phương diện cử nghiệp, là cái học thô thiển, không có giá trị về nghĩa lý tinh thần cả. Mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ. Nói như thế không phải bội bạc với tổ tiên... Ta vẫn có nước, nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ta ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ cùng nhau ôn lại mấy quyển giáo khoa cũ, hết năm này lại đến năm khác, già đời mà vẫn không khỏi cái tư cách làm trò.”

Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG ĐIỀU HOÀ, KẾT HỢP GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÔNG - TÂY TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC QUA NAM PHONG TẠP CHÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp xúc văn hoá đông – tây trên lĩnh vực giáo dục qua nam phong tạp chí (1917 1934) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)