Xây dựng nền quốc văn làm nền tảng cho quốc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp xúc văn hoá đông – tây trên lĩnh vực giáo dục qua nam phong tạp chí (1917 1934) (Trang 65 - 75)

Chƣơng 1 : NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ NHÓM NAM PHONG

3.2 Xây dựng nền quốc văn làm nền tảng cho quốc học

Đề ra một nền học mới trước hết phải đặt gạch xây nền cho nó. Trong “Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí”, tác giả Nguyễn Khắc Xuyên đã xếp riêng “Quốc ngữ, quốc văn” thành một mục với 38 bài viết. Tuy nhiên, liên

quan đến vấn đề này, các tác giả Nam Phong còn đề cập đến nhiều lần trong các chủ đề khác như: Quốc học, ngôn ngữ, Hán tự….

Nhóm trí thức Nam Phong đều có chung một quan điềm, muốn xây dựng một nền quốc học mới trước hết phải có nền quốc văn bền chặt.

Chữ quốc ngữ dễ học, nên cả phái cựu học lẫn tân học đều rơi vào sự hững hờ của việc cầm bút. Người thì chuộng lối văn biền ngẫu dài dòng của Tàu, người thì theo lối quá ngắn gọn của văn phong phương Tây. Phạm Quỳnh đã hô hào cả hai phái đem những sở trường của Tây học và Hán học vào rèn luyện, bồi dưỡng cho nền quốc văn. Ông còn kêu gọi người đọc có thái độ khoan dung hơn với văn quốc ngữ còn non trẻ, chưa nhuần nhuyễn, chín muồi như văn Tàu, văn Tây: “Trẻ lên ba đã khôn sao bằng người đầu bạc. Người nào chịu tập văn quốc ngữ là làm việc công đức, người nào chịu xem văn quốc ngữ là làm một nghĩa vụ vậy. Công đức ấy, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với đất nước há chẳng nên vui vẻ mà làm ru?” Đó thực sự là những lời chí tình của một người có tâm huyết với nền văn học dân tộc.

Chính quyền thuộc địa Pháp cũng có vai trò nâng cao địa vị chữ quốc ngữ. Người Pháp mở trường dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp để thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Họ đưa ra luật nhằm khuyến khích học chữ quốc ngữ. Theo đó, kể từ ngày 1/1/1882, Nhà nước Pháp không tuyển dụng người nào không biết chữ Quốc ngữ. Nếu binh lính hay công chức nào biết chữ quốc ngữ sẽ được thưởng 100 quan tiền. Hẳn nhiên là chính sách khuyến khích chữ quốc ngữ của ngữ của người Pháp là để phục vụ cho mục tiêu xâm lược chứ không quan tâm đến sự phát triển của văn hoá Việt Nam như các trí thức yêu nước.

Từ cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là sang đầu thế kỉ XX, cùng với phong trào canh tân văn hoá và sự xuất hiện của máy in, của công nghệ sản xuất giấy,

chữ quốc ngữ mới thực sự có vai trò quan trọng và trở thành phương tiện của báo chí và nền văn học mới. Và rồi chính báo chí và nền văn học hiện đại cùng với nhà in, trường học… đã tác động trở lại khiến cho chữ quốc ngữ phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Với sự nhạy bén của mình, các trí thức yêu nước mang tư tưởng canh tân, mà trong phạm vi xét ở đây là nhóm trí thức Nam Phong đã nhanh chóng nhận ra vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ. Họ đã hăng hái, cổ vũ cho chữ quốc ngữ với tư cách là một công cụ văn hoá có những tác động tích cực và cơ bản đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Công cuộc này bứt đầu với lớp trí thức cuối thế kỉ XIX như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản… và được lớp kế cận nối tiếp một cách mạnh mẽ: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Triệu Luật, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh…

Trên báo chí thời kì đó có khá nhiều những ý kiến đầy nhiệt tâm, kêu gọi dân An Nam học chữ quốc ngữ, có vậy mới xứng đáng là người An Nam. Chính tinh thần ấy đã tạo ra một cuộc cách mạng về văn hoá ở nước ta trong giai đoạn bản lề quan trọng này.

Nhóm trí thức Nam Phong cũng chống lại chủ trương lấy chữ Pháp làm quốc văn.Thời đó, có những người cho rằng chữ Pháp là văn tự đẹp nhất thế giới, phong phú, và được nhiều dân tộc sử dụng , còn tiếng Việt thì nghèo nàn không đủ dùng, không thuận tiện trong việc giao tiếp... Phạm Quỳnh đã phủ nhận bằng lý luận: đã là tiếng nói của một nước thì không thể nào không đủ dùng cho dân nước đó, tiếng nói luôn theo kịp trình độ của quốc dân. So với tiếng Pháp, tiếng ta nghèo về những danh từ khoa học, triết lý... Nhưng khi ta đã biết rõ điều mình muốn nói, thì ngôn ngữ sẽ nảy sinh và phong phú dần... Còn nếu xét về việc dùng tiếng Pháp để giao tiếp thì há nhẽ hơn hai mươi

triệu dân Nam đều phải giao thiệp với người Pháp? Chỉ cần một số người thông minh, học rộng, theo học tiếng Pháp để đại diện cho dân mà giao thiệp là đủ rồi. Và ông đề cao tiếng Việt với lý do rất chính đáng: sự độc lập tự chủ của dân tộc. Quốc âm là tiếng nói tự nhiên của một giống người... Quốc âm là biểu hiện tự nhiên của quốc hồn... Nước sống về tiếng nói, tiếng nói còn thì nước không thể mất được. Phạm Quỳnh còn có nhiều bài viết khuyên người mình nên luyện văn xuôi và văn nghị luận, để văn Việt gọn ghẽ, trong sáng và khúc chiết, chứ không như lối văn vần xưa (thơ, phú), chỉ thuần là văn nghệ thuật.

Chữ viết cũng là một trong những vấn đề cốt tử của một nền học mới mang đậm tính dân tộc. Thời kì Nam Phong ra đời, Nho học đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Những vương vấn của nền giáo dục cũ ở Bắc Kì dẫu đậm đà hơn nhưng cũng không còn đủ sức trở thành tư tưởng mạnh mẽ tham gia vào công cuộc cải cách giáo dục nước nhà. Nhóm tác giả Nam Phong đã bước vào cuộc tranh luận về vấn đề sử dụng chữ viết cho dân tộc Việt trên một lập trường riêng. Họ ủng hộ chữ Quốc ngữ, phê phán tư tưởng ưa chuộng chữ Pháp quá đà và không bài bác hoàn toàn chữ Hán.

Năm 1918, một nhóm trí thức Nam Kì có ý định đưa tiếng Pháp trở thành tiếng cho người Việt. Phản biện lại ý tưởng trên, Phạm Quỳnh đã thể hiện thái độ phản đối rõ ràng trong bài “Chữ Pháp có dùng làm quốc văn An Nam được không?” (tr.285). Theo ông, tiếng Pháp ở nước ta lúc bấy giờ có thế lực riêng, nền quốc văn thì đang yếu ớt nhưng không phải vì thế mà nảy ra tư tưởng chuộng chữ Pháp ruồng bỏ quốc âm. Tiếng nói là quốc hồn, quốc túy của một nước. Một nền giáo dục rời xa tinh thần ấy thì chỉ có thể sản sinh ra những sản phẩm lai căng và “Muốn giữ lấy chân chủng thì mới khó chớ muốn làm giống lai căn thì khó chi”(tr.285).

Chữ Hán đã không còn được sử dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam tuy nhiên việc xóa bỏ một ngôn ngữ đã thấm rất sâu vào cơ tầng văn hóa Việt là điều không thể. Mối quan hệ giữa văn quốc ngữ và chữ Nho là khăng khít, không thể tách rời. “Xét cho cùng cái vấn đề về Nho học, về quốc văn, về sự dùng chữ Nho trong văn quốc ngữ bấy nhiêu chỉ có một cớ như sau: là nước ta chưa có nền quốc dân giáo dục” (tr.87).

Nhóm tác giả Nam Phong phần lớn là những người có xuất thân Nho học có tinh thần dân tộc. Cách vận dụng chữ Nho trong văn quốc ngữ cũng rất linh hoạt. Họ chủ trương sử dụng một số âm Hán Việt làm phong phú cho tiếng Việt. Ngay từ việc in ấn tờ báo bằng ba thứ chữ đã cho thấy một thái độ không cực cựu, cực tân của các tác giả Nam Phong.

Hay như trong “Bảo tồn Nam ngữ”, in trong Nam Phong tạp chí số 122, Nguyễn Văn Kiêm khẳng định: “Có duy trì khoa Việt văn mới giữ gìn được cốt cách người Nam” (tr.380). Khi Phạm Quỳnh được Pháp giao làm tờ báo

Nam Phong tạp chí, có thể ông đã chủ trương lợi dụng làm một cơ quan bồi bổ Quốc văn, cho thêm nhiều tiếng, cho đủ tài liệu để phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây. Về lập trường ông là một người bảo thủ, chủ trương gìn giữ quốc hồn, quốc túy. Về văn học, ông đặt nặng việc xây dựng văn hóa quốc gia, thâu thập vật liệu Âu Tây cho sự tiến hóa của nước nhà, nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc.

Năm 1922, ông diễn thuyết mấy đề tài sau ở Paris: “Sự tiến hóa của người Việt Nam từ khi Pháp đặt bảo hộ”, “Thi ca Việt Nam”, “Một vấn đề dân tộc giáo dục”... gây được nhiều tiếng vang trong giới trí thức Pháp. Báo chí Pháp đã so sánh lối diễn tả bằng Pháp văn của ông khúc triết, thâm thúy cỡ các bậc Hàn lâm Pháp thời đó như Emile Bourtroux hay Jules Lemaitre.

Đoạn trích dẫn sau đây cho thấy lập trường của ông: “Dân Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được đâu. Chúng tôi là một quyển sách đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai đã mấy mươi thế kỷ nay. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những giòng chữ cũ được. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được cái học thuật cao thượng đời nay, vừa không đến nỗi làm cho chúng tôi mất giống đi, mất cái quốc tính của chúng tôi đi, làm thành ra một dân tộc vô hồn, không còn có tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy cái thuộc địa cổ của người Pháp kia ...”

Nói như vậy, xây dựng nền quốc văn chính là chuyện sống còn của một nền quốc học.

Nhóm Nam Phong khẳng định những đóng góp quan trọng của văn hóa Trung Hoa trong sự hình thành và phát triển nền văn hóa Việt. Như Nguyễn Đôn Phục trong bài “Vấn đề quốc văn” (Nam Phong tạp chí, số 26): “Về đường văn hóa, thì người Nam ta là tờ giấy còn trắng, người Trung Hoa đem chữ Nho viết vào. Người Nam ta là thửa ruộng còn nguyên, người Trung Hoa đem hạt Khổng, hạt Mạnh, hạt Phật, hạt Lão… gieo vào”. (tr.103)

Nền quốc văn trong tư tưởng của Phạm Quỳnh, đại diện cho nhóm bút

Nam Phong rất linh hoạt thâu nhận những giá trị cũ của văn hóa Trung Hoa và làn gió mới Âu Châu thổi vào nước Nam. Tác giả chủ trương: “Nhà Tây học thì phỏng cái lối thuyết lý tả thực của Âu châu mà vụ cho nhời nôm được rõ ràng thiết thực, trọng gián tiếp hơn trực tiếp. Nhà Nho học thì theo cái lối từ chương biền ngẫu của văn Tàu mà luyện cho nhời nôm được chải chuốt nghiêm trang, dùng phép trực tiếp hơn gián tiếp. Hai lối ấy điều hòa với nhau thì quốc văn cũng đủ tư cách mà ra ứng đối trong trường ngôn luận, kết cấu

trong cõi văn chương”. Phạm Quỳnh là cây bút có nhiều bài viết nhất trên lĩnh vực này. Như trong bài “Quốc học với quốc văn”, Nam Phong tạp chí số 164, ông viết: “Nước ta sở dĩ không có một nền quốc học chân chính, phần nhiều là bởi không có một nền quốc văn xứng đáng” (tr.1). Bởi thế, ngay từ bài Luận thuyết đầu tiên của Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết về “Văn quốc ngữ”: “Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ. Vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mở mang được. Đến ngày chữ quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể thâu thái các khoa học mới mà gây thành một nền học thích hợp với trình độ, với tính cách dân ta. Đến ngày ấy thì người nước ta mới phát biểu được tinh thần cốt cách của mình, tinh thần cốt cách ấy hiện nay còn mập mờ phảng phất như ảnh không hình vậy. Nói rút lại, văn quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, mối tư tưởng mới mở mang được, quốc dân ta mới không đến nỗi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay vậy.” (tr.77).

Học văn quốc ngữ trước hết để hiểu cái nghĩa lý sâu xa vô tận của chữ Quốc ngữ. Nói về tầm quan trọng của vấn đề này, bài luận thuyết nêu rõ “Nói rút lại, văn quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới xây dựng được, tư tưởng mới mở mang được, quốc dân mới không đến nỗi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay vậy” (tr.77).

Phạm Quỳnh là cây viết sắc sảo của đầu thế kỷ XX trong khi bàn về “tiếng ta” đã viết: “Đại khái tiếng ta giàu về phần hình nhi hạ nghĩa là những sự vật có hình thể, có thể tả mặc ra được, mà nghèo về phần hình nhi thượng nghĩa là những nghĩa lý thuộc về tâm trí phải suy xét. Muốn dùng chữ triết học mà nói thì tiếng Nam ta có tính cách cụ thể (concret) hơn là trừu tượng

(abstrait). Thuộc về phần cụ thể nghĩa là gồm cả thế giới hữu hình do giác quan có thể cảm được, như chữ Phật gọi là hình sắc, thì tiếng ta thật là giầu có mà lại tinh tế nữa, tỷ như những tiếng sắp đôi thuộc về loại trạng tự để tả trạng thái của sự vật thì hay vô cùng, tưởng không tiếng nước nào bằng. Thử đọc mấy câu Kiều sau này thì đủ biết: Nao nao giòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đàng, Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Những tiếng nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu thần tình lắm, đố ai dịch được ra tiếng Tây cho thật đúng. Ấy là đan cử một thí dụ nhỏ mà thôi. Nhưng ta giàu về phần cụ thể mà nghèo về phần trừu tượng. Những danh từ về nghĩa lý thì phi mượn chữ nho không đủ chữ mà dùng. Cho nên hễ bàn nói đến nghĩa lý hơi cao xa một chút thì các cụ ta ngày xưa tất dùng Hán văn mà không nghĩ đến viết văn Nôm bao giờ. Thành ra tiếng ta vốn đã nghèo về phần đó lại càng nghèo thêm vì không ai tập. Bởi cái tính cách cụ thể như vậy nên tiếng ta sở trường về lối văn vần nhất là văn mô tả. Đến lối tản văn là văn nghị luận thuyết lý thì vụng lắm”. (Quốc học với quốc văn, Nam Phong, số 164).

Cái nền tảng văn quốc ngữ mà nhóm tác giả Nam Phong chủ trương xây dựng lấy tư tưởng Đạo học của phương Đông làm cốt. Phạm Quỳnh gọi đó là “Cái học phong sĩ khí của thời xưa”: “Ngày nay đã thành một câu cửa miệng hễ nói đến sự học ngày xưa là chê hủ lậu. Nhưng phải biết rằng cái hủ lậu ấy là ở học chế sai lầm mà thôi chứ đến cái học phong sĩ khí thời xưa thật là thịnh, là cao.” (tr.5)

Việc sử dụng âm Hán Việt khá phổ biến trong các bài báo của Nam Phong đã làm nảy sinh ra một cuộc bút chiến, bắt đầu từ lá thư ngỏ của Ng.H.V gửi Phạm Quỳnh đăng trên Nam Phong vào tháng 10-1918. Lá thư khẳng định lòng tự tôn dân tộc với việc sử dụng tiếng Việt - chữ quốc ngữ,

bài bác kịch liệt chữ Hán và tỏ lời chê nhóm bút Nam Phong: “Là vì các bài Quốc ngữ, Chủ Bút Nam Phong cùng các người phụ bút sử dụng nhiều chữ Hán quá nên coi khó hiểu lắm” (tr.37). Trong “Thư ngỏ” của mình, ông Ng.H.V. dùng đến 14 lần mấy chữ tiếng mẹ đẻ và lên án gay gắt lối văn dùng nhiều chữ Hán của Nam Phong, động cả đến “đức kim thượng” Khải Định.

Ngay trên số báo sau đó, tháng 11/1918, Nam Phong đã đăng tải một loạt bài của lên tiếng công kích tư tưởng của ông Ng.H.V: “Mấy lời ngỏ cùng ông Ng.H.V Nam Kì” (Nguyễn Bá Trác), “Chữ “chệt” có hại gì cho quốc văn” (Phạm Xuân Nùng), “Trả lời cái thư ngỏ cho chủ bút Nam Phong của thầy Ng.H.V” (TR.V.Đ).

Và đến số báo Nam Phong tháng 1-1919, Nguyễn Văn Ngọc đã có một bài viết thấu tình đạt lý “Tiếng dùng trong quốc văn” để tổng kết cho cuộc tranh luận trên. Theo đó, cuộc tranh luận được chia ra trên ba quan điểm:

“Ông hăm hở bảo: „Phải đặt tiếng mới, phải dùng chữ Tây‟. Ông quyết định cãi: „Phải nói lối cổ, phải dùng chữ Tàu‟ - Ông lại nhiệt thành thỏ thẻ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp xúc văn hoá đông – tây trên lĩnh vực giáo dục qua nam phong tạp chí (1917 1934) (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)