Cơ sở tâm lý của sự ra đời, tồn tại tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở cho sự phát triển của phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận tiếp cận sự ra đời, tồn tại của tôn giáo

1.1.4. Cơ sở tâm lý của sự ra đời, tồn tại tôn giáo

Các nhà triết học trước đó và cả các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã không chỉ một lần nhắc đến luận điểm :“Sự sợ hãi đã tạo nên thần linh”. Vậy sợ hãi ở đây là sợ hãi điều gì? Sợ hãi những hiện tượng tự nhiên thần bí: mưa, gió, sấm chớp… để rồi sinh ra Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sấm, Thần Chớp… Trong tự nhiên cuộc sống nguyên thủy xa xưa, rừng cây chật đất, thú và người sống lẫn bên nhau, người săn thú nhiều nhưng thú ăn thịt người cũng không ít, một kẻ thù lớn đối với con người là thú dữ ngay lập tức cũng được tôn lên làm thần để thờ. Nhưng các nhà kinh điển chú ý đến sự sợ hãi trước các hiện tượng xã hội nhiều hơn. “Sự sợ hãi trước các thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản, - mù quáng vì nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, ngẫu nhiên làm cho họ phải diệt vong…” [46, tr.515]. Như vậy từ sự sợ hãi nảy sinh nhu cầu chở che, chế ngự, né tránh, triệt tiêu… Nghĩa là một sự phản ứng chống trả nỗi sợ hãi một cách thụ động qua những hành

vi tôn giáo. Sự sợ hãi trở thành nền móng, cơ sở cho sự hình thành tâm lý tôn giáo.

Không chỉ tâm lý sợ hãi các hiện tượng tự phát của tự nhiên, của xã hội mới nảy sinh tôn giáo mà ngay cả những tình cảm tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình cảm yêu thương, lưu luyến… của con người với con người, con người với tự nhiên cũng có thể làm nảy sinh tôn giáo. Điều này thể hiện rất rõ ở các hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo như thờ Thần Đất, Thần Cây…, thờ người có công với nước, với làng xóm, gia đình, dòng họ.

Như vậy cả hai mặt của tâm lý: tích cực và tiêu cực đều góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời, tồn tại, và phát triển của tôn giáo. Nguồn gốc tâm lý đã góp phần cắt nghĩa, bổ sung hoàn chỉnh vào nghiên cứu nguồn gốc ra đời, tồn tại của tôn giáo.

Quan điểm Mác, Ăngghen, Lênin về tôn giáo dù không được trình bày cụ thể, hệ thống trong một công trình, một tác phẩm riêng nào, nhưng khi xâu chuỗi lại ta được một hệ thống quan điểm khá đầy đủ và sâu sắc về nguồn gốc tôn giáo. Từ quan điểm đó xét vào hệ quy chiếu tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ giải thích được cơ sở cho sự phát triển của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Xã hội Việt Nam có những điều kiện cần và đủ như thế nào cho tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở cho sự phát triển của phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)