Thiết lập mô hình

Một phần của tài liệu Quá trình Phát tán vật chất trong các cửa sông và vùng nước ven bờ ( ĐH khoa học tự nhiên ) - Chương 6 ppt (Trang 29 - 30)

Đối với cửa sông hẹp phân tầng một phần, tốt nhất là thiết lập một mô hình toán học hai chiều, xét đến những biến đổi dọc theo cửa sông và theo độ sâu, với những điều kiện theo hướng ngang cửa sông được giả thiết đồng nhất tại bất kỳ độ sâu đặc trưng nào. Trong khu vực lân cận những vệt loang thải ra, nồng độ sẽ có vẻ cao hơn rõ rệt ở một phía bờ, nhưng mô hình như thế chưa được thiết kế để mô tả đến chi tiết như vậy.

Những vận tốc trong mô hình được giả thiết là như nhau theo bề rộng cửa sông. Trong các cửa sông thực tế, xuất hiện những biến đổi vận tốc theo hướng ngang do ma sát với những bờ bao, đa số những hiệu ứng như vậy rất rõ tại những chỗ uốn khúc. Phát tán bởi biến đổi hướng ngang của vận tốc được cho theo những giá trị được chọn của hệ số khuyếch tán dọc Kxe. Trong ví dụ này Kxe phát sinh do khuyếch tán rối thuần tuý và những biến đổi hướng ngang của vận tốc, không xét hiệu ứng biến đổi thẳng đứng của vận tốc vì cơ chế phát tán này đã được mô tả rõ ràng trong mô hình trung bình hướng ngang.

Những tải lượng được giả thiết xáo trộn đều qua cửa sông ngay lập tức sau khi thải, nhưng cách xấp xỉ này có vẻ không có hiệu ứng quan trọng lên những dự đoán phân bố nồng độ dài hạn đối với trạng thái thực tế. Vì đa số các nguồn nhập là nổi, nói chung những tải lượng chỉ đưa vào trong những lớp phía trên. Có thể tính đến sự biến đổi tải lượng vào theo thời gian, như xuất hiện khi một lạch nước thủy triều đổ vào, bằng việc cho những giá trị tải lượng biến đổi theo thời gian một chu kỳ thủy triều.

Hình 6.12 Tính liên tục của dòng chảy thể tích qua một mặt cắt thẳng đứng mỏng trong cửa sông

Một phần của tài liệu Quá trình Phát tán vật chất trong các cửa sông và vùng nước ven bờ ( ĐH khoa học tự nhiên ) - Chương 6 ppt (Trang 29 - 30)