Chủ trương và biện pháp mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 59 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu quả

2.2.1. Chủ trương và biện pháp mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, diện mạo tỉnh Ninh Bình đang ngày một thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đây là kết quả của sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và sự nỗ lực không ngừng của nhân dân toàn tỉnh trong đó không thể không nhắc đến những đóng góp của lực lượng thanh niên.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm đến công tác Đoàn và phong trào thanh, coi thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Sau hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, năm năm thực hiện Thông tri số 38/TT-TU của Tỉnh ủy Ninh Bình “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh niên trong năm Thanh niên – 2000”, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Ninh Bình đã đạt được những kết quả to lớn. Tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển, tình hình thanh niên trong tỉnh có chuyển biến về chất lượng và nhận thức. Đại bộ phận thanh niên có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, sống có lý tưởng, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới. Bên

cạnh đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân toàn tỉnh quan tâm.

Chấp hành Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện Chỉ thị số 46 của Bộ Chính trị “về tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng”. Ngày 5 – 12 – 2005, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình tiến hành Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XIX. Đại hội diễn ra đúng vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, nhìn lại quá trình 20 năm đổi mới, chuẩn bị kế hoạch đi tiếp chặng đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010. Vì vậy, Đại hội có ý nghĩa rất quan trọng, Đại hội đánh dấu bước phát triển mới của tỉnh nhà trong nhiệm kỳ tới (2005 – 2010) thể hiện quyết tâm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy tối ta mọi tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đưa Ninh Bình phát triển cùng với cả nước, để đến năm 2010, nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ nhiệm kỳ 2001- 2005.

Để khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế xã hội phát triển, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã xác định phương hướng chung trong 5 năm (2005 – 2010) là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội toàn diện, vững chắc, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo tạo việc làm, giảm các tai, tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”; “Phấn đấu chỉ tiêu GDP tính theo đầu người đạt mức bình quân chung của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”[41, tr. 58].

Trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội đã đưa ra những chủ trương, biện pháp đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên, khẳng định vai trò then chốt của thanh niên trong sự nghiệp phát triển tỉnh.

Về giáo dục chính trị, tư tưởng: Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác –

triển khai công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên, để những người trẻ tuổi ấy không ngừng phấn đấu, học tập, lao động xây dựng quê hương Ninh Bình ngày một giàu đẹp hơn.

Về giáo dục, đào tạo: Đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm, vì giáo dục

chính là con đường vững chắc nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên “Đến năm 2010, 100% giáo viên các cấp học đạt trình độ chuẩn, trong đó số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 40%”[41, tr. 70]. Đảng bộ Ninh Bình chủ trương tăng cường hơn nữa đầu tư cho giáo dục, phát triển cơ sở vật chất, đổi mới quy mô, đổi mới công tác quản lý giáo dục, không ngừng cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường “ Huy động 70% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ, trên 90% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 80% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào Trung học phổ thông”[41, tr. 70]. Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh chăm lo cho công tác giáo dục, quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng một xã hội học tập.

Về vấn đề chăm lo giải quyết việc làm cho thanh niên: Việc làm và nghề

nghiệp là chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đưa ra nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng. Trong đó, vấn đề dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoa học công nghệ, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, nâng cao thu nhập cho họ là những mục tiêu quan trọng nhất. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chủ trương thông qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm cho thanh niên, đồng thời chú trọng: “Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho nông dân vùng giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí cho người lao động. Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề. Đẩy mạnh công tác

xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, tích cực xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động” [41, tr. 75].

Củng cố xây dựng tổ chức Đoàn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối

với công tác thanh niên: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể quan tâm đến hoạt động của Đoàn thanh niên, củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, xứng đáng là cánh tay phải của Đảng. Sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh niên được thể hiện qua các Nghị quyết, Chương trình hành động, Thông tri…đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh. Những chủ trương chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh niên được triển khai sâu rộng đến tổ chức Đoàn và các ban ngành đoàn thể khác. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo ra những bước phát triển mới của công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Ngày 29 – 7 – 2005, Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Thông tri số 31-TT/TU “Về việc tổng kết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra phương hướng hoạt động cho công tác thanh niên phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Để làm tốt công tác trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình yêu cầu các ban cán sự Đảng, đảng đoàn, các cấp ủy Đảng, các sở, ban ngành, đoàn thể “Tiến hành tổng kết, đánh giá sâu sắc, toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII), phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực tiễn, những chuyển biến tích cực, những hạn chế và nguyên nhân, qua đó làm rõ những vấn đề cơ bản về tình hình thanh niên và công tác thanh niên, việc thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò

của thanh niên trong tình hình mới. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra những giải pháp cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh niên, phát huy vai trò tiềm năng to lớn của lực lượng thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác thanh niên”[52, tr. 1].

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết các cấp và cử các đồng chí có trách nhiệm trong Ban Thường vụ cấp ủy, ban cán sự, đảng đoàn, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể trực tiếp chỉ đạo việc tổng kết nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa 7) phải được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo về mặt thời gian. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu các cơ quan tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, đưa tin, biểu dương những điển hình, mô hình tiên tiến trong công tác thanh niên và phong trào thanh niên.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, phong trào thanh niên trong tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Thanh niên Ninh Bình nói riêng, thanh niên Việt Nam nói chung đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí xung kích, đi đầu của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tháng 10 – 2008, Tỉnh ủy Ninh Bình đề ra Chương trình hành động Số 19- CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 – 7 – 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Tính đến năm 2008, toàn tỉnh Ninh Bình có gần 325 ngàn thanh niên, chiếm hơn 32% dân số và 39,2% lực lượng lao động, trong đó thanh niên nông thôn chiếm hơn 50%. Đại bộ phận thanh niên Ninh Bình tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, có ý chí vươn lên trong học tập, công tác, lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dễ bị

kích động, lôi kéo, sống buông thả, thực dụng, mắc vào các tệ nạn xã hội, chưa nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thanh niên, chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên. Việc thực hiện chương trình phát triển thanh niên, sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn chế, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác thanh niên. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn chưa theo kịp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, tỷ lệ tập hợp thanh niên còn thấp, nhất là trong doanh nghiệp.

Sau khi đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã quán triệt tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 – 7 – 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động với nội dung cụ thể như sau:

Mục tiêu chung đến năm 2020:

“Xây dựng thế hệ thanh niên Ninh Bình có kiến thức, năng lực, trình độ hiểu biết, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, bản lĩnh tự chủ, tự cường, giàu lòng yêu quê hương đất nước, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, xung kích tình nguyện, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của cha, anh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội chăm lo tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước”[55, tr. 2].

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

Giáo dục, định hướng cho thanh niên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến thực sự trong nhận thức của thanh niên.

Huy động các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu trong chương trình phát triển thanh niên, tập trung giảm nghèo, khuyến khích thanh niên làm giàu chính đáng, phấn đấu không còn hộ thanh niên nghèo, 30% hộ thanh niên khá, giàu.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao của tỉnh, phấn đấu 100% cán bộ đoàn chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hoặc cao đẳng trở lên về chuyên môn, nghiệp vụ. 90 – 95% cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện và cấp tỉnh có trình độ trung cấp chính trị và một bằng đại học chuyên môn trở lên. Phát hiện, theo dõi, quy hoạch dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trẻ và học sinh, sinh viên xuất sắc, phấn đấu đấu đạt tỷ lệ từ 15 – 20% cán bộ trẻ trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp.

Xây dựng 80% tổ chức Đoàn cơ sở vững mạnh, phấn đấu đạt tỷ lệ 75% thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội, tập trung xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp. Thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn, đảm bảo ít nhất 70% cán bộ Đoàn chuyên trách trong độ tuổi đoàn viên (dưới 30 tuổi).

Chú trọng phát triển Đảng viên từ đoàn viên, học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc, tôn giáo, đạt tỷ lệ ít nhất 80% tổng số đảng viên mới được kết nạp.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình hành động của Tỉnh ủy Ninh Bình đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

Một là: Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, khơi dậy tinh

thần hiếu học, vượt khó, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo để xây dựng thế hệ thanh niên Ninh Bình có chí tiến thủ, có tri thức, đạo đức, lối sống lành mạnh.

Đất nước Việt Nam ta đi lên từ khói lửa chiến tranh, vượt qua bao khó khăn thử thách, bao đau thương mất mát để xây dựng một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng như ngày hôm nay. Khí thế cách mạng luôn rực cháy trong huyết quản của thế hệ cha ông đi trước, và truyền lửa cho thế hệ hôm nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)