Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống tha mô trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống tha mô trong thực tiễn

Nhận thức sâu sắc những tác hại tham ô, Hồ Chí Minh luôn dành cho tham ô, nhũng lạm một sự quan tâm đặc biệt. Từ rất sớm, thông qua rất nhiều bài nói, bài viết, Người đã đề cập tới vấn đề tham ô, lãng phí, quan liêu với những biểu hiện cũng như tác hại ghê gớm nhằm nhắc nhở cán bộ đảng viên và nhân dân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, đấu tranh chống lại tham ô. Người cũng đề ra rất nhiều biện pháp nhằm đấu tranh với thứ giặc “nội xâm” này. Đặc biệt, trong 24 năm khi đứng ở cương vị là người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh đã ký rất nhiều Sắc lệnh và văn bản pháp luật, thành lập các cơ quan chuyên trách để trừng trị những kẻ tham ô, lãng phí.

Hơn hai tháng sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 23/11/1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64 –SL về việc thành lập an thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc

biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong

các Ủy ban nhân dân các cấp tới cơ quan cao nhất của chính quyền là các Bộ. Bốn ngày sau, Người ký tiếp Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ, trong đó nêu r người có tội sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền được nhận hối lộ. Như vậy, chỉ hơn 2 tháng sau ngày độc lập, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới vấn đề chống tham ô, một trong những vấn đề lớn liên quan đến sự sống còn của chế độ mới.

Năm 1946, trước tình hình của đất nước với thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã xếp tham ô, nhũng lạm với kẻ thù phản quốc. Hai tội danh này đều được xếp vào khung hình phạt tử hình theo Quốc lệnh 10 điều thưởng, 10

điều phạt do Hồ Chí Minh ký ngày 26/1/1946.

Trong những năm kháng chiến, nền kinh tế của chúng ta theo chế độ bao cấp. Bên cạnh tính tích cực, cơ chế này cũng làm này sinh sơ hở làm cho một khối lượng sản phẩm, hàng hóa của Nhà nước lọt vào tay bọn đầu cơ tích trữ lũng đoạn nền kinh tế, tha hóa cán bộ, nhân viên Nhà nước. Chênh lệch giá được triệt để khai thác bằng mọi cách, nhiều hàng đối lưu với nông dân bị một số cơ quan ăn chặn, cả nông sản lẫn vật tư hàng hóa đều bị thất thoát khá nhiều. Nhà nước và nhân dân đều chịu thiệt thòi do một số người vì lợi ích cá nhân đã

tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân. Là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh hết sức nghiêm khắc trong việc xử lý các vụ việc tham ô, lãng phí, quan liêu như việc Người bác đơn xin ân xá của hai tử tù nguyên là hai cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đã xâm phạm tới tài sản, tính mạng của nhân dân.

Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân mở các chiến dịch để giải phóng vung biên giới Việt - Trung, thì ngày 05/09/1950 ở thị xã Thái Nguyên, Tòa án binh tối cao mở một phiên tòa đặc biệt, xét xử một vụ án đặc biệt: Đại tá Trần Dụ Châu bị xét xử với tội danh biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến.

Châu lấy cắp công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/kg, còn chiến sĩ ta m i ngày chỉ được cấp vài lạng gạo và hơn 10 đồng tiền thức ăn. Ngoài ra, Châu còn nhận hối lộ khá nhiều tiền, Châu chuyên quyền, độc đoán sa đọa. Ủy ban tiếp liệu Thu – Đông 1949, các kho số 1, 4, 10 thường xuyên phải nộp cho Châu tiền, rượu, đồ hộp, hải sản khô, thuốc lá, quần áo, chăn len...tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái.

Trước sự thật này, Hồ Chí Minh rứt khoát: Một cái ung nhọt dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm. Trần Dụ Châu bị tòa án binh tối cao phạt án tử hình. Châu đã làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Sau khi cân nhắc kỹ, Hồ Chí Minh đã ký lệnh bác đơn ân xá giảm án tử hình của y. Việc Trần Dụ Châu bị kết án tử hình được đăng tải công khai, đầy đủ trên 4 số báo Cứu Quốc cho thấy sự cần thiết cần xử phạt nghiêm minh những kẻ tham ô. Sự công khai, minh bạch, dân chủ trong xử lý, kỷ luật đựơc nhân dân, cán bộ, chiến sỹ trong cả nước đồng tình.

Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ (15-17/11/1950), Hồ Chí Minh kết luận: Chính phủ phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã không có chính sách cán bộ đúng, cán bộ đảng viên đều sinh trưởng trong một xã hội lạc hậu, nhiễm thực dân phong kiến, xã hội cũ hám danh lợi. Dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách đúng, đó là khuyết điểm. Người chỉ ra rằng, ngay từ đầu cần tìm người có đủ đức, đủ tài, biết thương dân thì sẽ không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời, phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ.

Vụ án thứ hai, vào năm 1964, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp – Trương Việt Hùng đã dàn dựng hiện trường giả cùng với người tình giết chính vợ của mình. Sự sa đọa của Việt Hùng đã dẫn đến bản án tử hình. Hồ Chí Minh một lần nữa bác đơn xin ân xá của Trương Việt Hùng, thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp.

Trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí Người cũng thương xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ của mình bằng cách phê bình chỉ ra những mặt được và chưa được để mọi người rút kinh nghiệm. Trong một lần, ở công trường đá Sơn Tây, 551 thanh niên ở nông trường này đã báo cáo lên Hồ Chí Minh về thành tích năng suất là 6 triệu 41 vạn 8.900 đồng; đồng thời cũng tự phê bình về những tham ô, lãng phí làm thiệt hại công quỹ 3 triệu đồng và Người đã viết thư gửi thanh niên công trường đá Sơn Tây với nội dung sau:

“Thân ái gửi các cháu nam nữ thanh niên công trường đá Sơn Tây Bác đã nhận được báo cáo của các cháu.

Các cháu đã cố gắng tăng năng suất và tiết kiệm. Kết quả tính ra tiền là hơn 6 triệu đồng.

Thế là tốt.

Nhưng đồng thời các cháu còn phạm khuyết điểm tham ô, lãng phí, tính ra tiền là độ 3 triệu đồng. Thế là khác nào các cháu tự làm hỏng một nửa thành tích của mình!

Bác mong các cháu từ nay thi đua làm đúng những lời hứa hẹn trong báo cáo, tức là:

- Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, Nam cũng như Bắc. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thi đua tăng năng suất và tiết kiệm. - Nâng cao cảnh giác, chống tham ô, lãng phí[31,82].

Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng và phức tạp hơn như: Vụ án Nguyễn Đình Đản cùng đồng bọn buôn bán hàng hóa trái phép (thuốc viện), đầu cơ tích trữ hàng hóa trái phép, gian lậu thuế...ở Hòa Bình (1964); Vụ án Ngô San Trung, Nguyên Vụ trưởng Vụ Tài vụ, Tổng cục lương thực cùng với 7 cấn bộ có liên quan đến vụ án, có 3 là cán bộ trung, cao cấp (1965); Vụ án Lương Huy Hân, linh mục phản

động có hành vi phạm tội chống phá chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bằng tuyên truyền phản động, phá hợp tác xã và chống thuế nông nghiệp, tổ chức và rải truyền đơn chống đối chính quyền, kêu gọi lật đổ và ủng hộ Mỹ, chống phá đường lối giáo dục phổ thông của Nhà nước ta bằng việc giáo dục tư tưởng phản động, đưa người xấu thay người tốt vào dạy ở các trường không được chính quyền cho phép để đưa ra truy tố (1965)....

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm sâu sắc đến việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu mà Người còn là một tấm gương mẫu mực về giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, không thiên tư, thiên vị, trọn đời vì nhân dân, đất nước. Thông qua cuộc đấu tranh do Người lãnh đạo đã định hướng những kinh nghiệm quý báu và những bài học quý giá trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí hiện nay.

Quan điểm Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô là hệ thống quan điểm khoa học và sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Cùng với việc phát động nhân dân đấu tranh đứng lên giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát động thành các phong trào, các cuộc vận động về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Thông qua đó, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ cứu nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng Đảng ta. Những tệ tham ô, lãng phí, quan liêu trong thời kỳ này tuy có xảy ra nhưng không nhiều. Có được điều đó là do Hồ Chí Minh đã sớm dự báo được tình hình, phát hiện kịp thời và đòi hỏi Đảng ta không được che dấu, mà phải kiên quyết đấu tranh chống những tệ nạn này khi chúng vừa xảy ra ở một số ít cán bộ, đảng viên. Điều quan trọng là cùng với việc tự mình là một tấm gương mẫu mực cho toàn Đảng, toàn dân, Hồ Chí Minh đã tập trung nhất vào khâu xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết đó là cán bộ chủ chốt của Đảng thực sự có đức, có tài, tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc và thời đại. Chỉ khi có người đứng đầu và những lãnh đạo chủ chốt có trong sạch, vững mạnh mới có thể lãnh đạo và xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. Đây là một trong những bài học lớn mà Hồ Chí Minh để lại

cho Đảng ta, mãi mãi có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng một Đảng cầm quyền chân chính, đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc xây dựng thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh về phòng chống tham ô, nhũng lạm là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng ta cùng các cơ quan nhà nước tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cùng với hệ thống chính trị tham gia vào mặt trận chống tham nhũng. Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta, tệ tham ô đã được kiểm soát rất tốt, ít có cơ hội để phát triển, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan sở dĩ tham ô ít xảy ra trong thời kỳ này vì, muôn triệu người Việt Nam từ cán bộ đến nhân dân đều có lợi ích thiết thân, cao nhất đó là đánh đuổi giặc ngoại xâm, do vậy ít có điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển.

Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng cao và không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng đang làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực mới, tạo ra môi trường mới cho các hành vi tham nhũng, tiêu cực phát triển, gây nguy hại cho hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, tham nhũng ngày càng gia tăng, phát triển cả về mặt số lượng, tổ chức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Tham nhũng đã và đang làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, làm cho họ sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý chí chiến đấu, xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng cầm quyền, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ này. Vì thế, những chỉ dẫn mà Hồ Chí Minh đã nêu, cùng với tấm gương đạo đức cách mạng của Người vẫn luôn có ý nghĩa lịch sử và giá trị thực tiễn sâu sắc.

Tiểu kết chƣơng 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ mới ở nước ta. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo, phóng sự tố cáo, vạch trần nạn tham ô, nhũng lạm trong chế độ thực dân nhằm thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới tốt đẹp hơn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới ở nước ta, Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng cuộc đấu tranh chống tệ tham ô nhằm xây dựng, củng cố, hoàn thiện nhà nước Việt Nam thực sự là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Từ những khái niệm hết sức ngắn gọn Người đưa ra, những vấn đề được giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu về nguyên nhân, hình thức, biểu hiện, tác hại của tham ô cũng như vị trí vai trò, lực lượng và những biện pháp mà Người chỉ ra nhằm chống tham ô hiệu quả. Góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chƣơng 2

ĐẢNG TA VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY 2.1. Nhân tố tác động đến tình hình tham nhũng và những biểu hiện của tham nhũng ở nƣớc ta hiện nay

Có những nhân tố sâu xa và trực tiếp, có những nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến tham nhũng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, tham nhũng thường phát triển ở những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển. Ở nước ta, nhà nước Pháp quyền XHCN còn đang trong quá trình xây dựng; xã hội chưa trưởng thành về dân chủ và văn hóa dân chủ. Trên con đường hiện đại hóa để trở thành xã hội hiện đại, “dân chủ, công bằng, văn minh”, chúng ta vấp phải vô số những lực cản, cả hữu hình cả vô hình kìm hãm phát triển. Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu sau gần 30 năm đổi mới, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là một nước nghèo với mức thu nhập trung bình thấp, trình độ quản lý vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nạn tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọi cấp.

Quá trình chuyển đổi cơ chế đang tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế mới cũ kỹ vốn quen thuộc bị thay thế nhưng nếp nghĩ thói quen vẫn còn, trong khi đó cơ chế mới đang được hình thành còn sơ khai cả trong nhận thức, nên trong quá trình thực hiện không khỏi lúng túng. Các chuẩn mực đánh giá chưa được xác định chắc chắn nên không ít người đã lợi dụng danh nghĩa đổi mới, vượt rào, năng động, sáng tạo để đục khoét tài sản nhà nước, lợi dụng chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực để “thương mại hóa” thu lợi ích bất chính cho cá nhân hoặc một nhóm người, thậm chí một cơ quan, đơn vị hay một địa phương. Tình trạng “tranh tối tranh sáng” là mảnh đất cho tệ tham nhũng phát triển.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đã đạt được những thành tích rất

cơ bản. Tuy nhiên, cùng với mặt tích cực cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 54)