Thực trạng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta theo tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 75)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta theo tƣ

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

2.2.1. Quyết tâm chính trị của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu chính quyền non trẻ đã bắt đầu có hiện tượng một số cán bộ trong bộ máy lợi dụng quyền hạn để trục lợi, tham ô, lãng phí.

Năm 1946, Hồ Chí Minh đã ra nhiều sắc lệnh nhằm ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực này: Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt để giám sát, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chính

quyền và nhân viên Nhà nước; Sắc lệnh số 223 ngày 27/11/1946 truy tố các tội hối lộ, biển thủ công quỹ; Sắc lệnh 138/SL ngày 18/12/1949 thành lập Ban Thanh tra chính phủ thay thế Ban Thanh tra đặc biệt... Hồ Chí Minh cũng xử lý nghiêm khắc một số hành vi tham ô, lãng phí của công.

Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc quá độ đi lên con đường CNXH, mặc dù các vụ việc tham nhũng xảy ra không lớn, song Đảng ta đã nhận thức rõ tính chất, tác hại của tham ô, nhũng lạm nên tiếp tục có nhiều biện pháp phòng, chống. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức III (tháng 9 năm 1960) đã đề cao việc tăng cường ý thức bảo vệ của công, kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí. Năm 1963, trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhằm xây dựng CNXH ở miền Bắc, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã ra Nghị quyết về “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (gọi tắt là 3 xây, 3 chống). Năm 1974, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 228/NQ – TW về cuộc đấu tranh chống lấy cắp tài sản XHCN, tăng cường quản lý lao động, quản lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt đời sống nhân dân.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra nhiệm vụ: phát huy tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, quý trọng và bảo vệ của công, giữ gìn lối sống giản dị trong sạch, lành mạnh; chống thói đặc quyền, đặc lợi, tệ tham ô, móc ngoặc, xâm phạm tài sản nhà nước, của tập thể, của nhân dân.

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IV (1978), Đảng ta yêu cầu: nghiêm khắc thi hành kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với những phần tử ăn cắp của công, móc ngoặc, hối lộ, lợi dụng chức quyền ức hiếp quần chúng, vi phạm pháp chế XHCN.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã nêu r trong đời sống kinh tế, văn hóa, trong nếp sống và an toàn xã hội có những biểu hiện tiêu cực kéo dài; trên một số mặt, trận địa XHCN bị những nhân tố TBCN và phi XHCN xâm

lấn. Từ đó, Đảng xác định: chống tiêu cực là một trong những nội dung của cuộc đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN trong thời kỳ này.

Văn kiện Đại hội VI của Đảng chỉ r : trong tư tưởng cũng như trong hành động, phải triệt để chống tham nhũng, chống đặc quyền đặc lợi. Nghị quyết số 04 – NQ/TW ngày 12 tháng 9 năm 1987 của Bộ chính trị về tiến hành cuộc đấu tranh chống tiêu cực, nhất là chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ tám (Khóa VI). Nghị quyết yêu cầu phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống tiêu cực, chấn chỉnh những khâu cấp bách trong quản lý đang có nhiều sơ hở. Chăm lo giải quyết những nhu cầu bức thiết của đời sống quần chúng và xử lý kiên quyết, kịp thời, chính xác, kịp thời và nghiêm minh các vụ vi phạm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ngày 26/6/1990, Chính phủ đã ra quyết định số 240 – HĐBT “về đấu tranh chống tham nhũng”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đề ra nhiệm vụ tiếp tục tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng. Để cụ thể hóa và đẩy mạnh nhiệm vụ này, năm 1992, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị “Về việc tiếp tục ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng buôn lậu”.

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) đã cảnh báo nguy cơ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một thách thức lớn đối với sự nghiệp đổi mới và đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn này.

Sau Đại hội VIII, Đảng ta tiếp tục có sự chỉ đạo mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đại hội IX đã chỉ rõ phải tăng cường tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng. Đặc biệt, trong Hội nghị Trung ương 4 (khóa IX), Đảng đã xác định đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, các biện pháp nêu ra thể hiện sự kiên quyết hơn, chống tham nhũng được coi vừa là vấn đề nóng bỏng trước mắt, vừa là cuộc đấu tranh khó khăn, quyết liệt, lâu dài gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng vào ngày 29/11/2005. Đây là bộ luật khá toàn diện, đầy đủ các khía cạnh pháp luật xung quanh vấn đề về phòng chống tham nhũng ở nước ta, đồng thời đã thể hiện được tư tưởng và quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Tới Đại hội X vấn đề đấu tranh quyết liệt với nạn tham nhũng tiếp tục được đặt ra với nhiều giải pháp và thực hiện đồng bộ hơn. Đảng nhấn mạnh tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra nghiêm trọng, kéo dài và chưa được đẩy lùi làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Đại hội X đã chỉ rõ đấu tranh PCTN, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Thực hiện quyết tâm chính trị của Đại hội Đảng, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đảng đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí và tại Hội nghị Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” –

Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về chống tham nhũng của Ban chấp hành Trung ương trong thời kỳ đổi mới. Đảng đã đưa ra rất cụ thể các quan điểm chỉ đạo và các nhóm giải pháp PCTN. Nổi bật về các giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết Hội nghị này là Đảng chỉ đạo thành lập các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng và có thực quyền.

Tại Đại hội XI (1-2011), Đảng chỉ r : “ Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương tới cơ sở và từng đảng viên, trước hết là những người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[ 21,252].

Cụ thể hóa những tư tưởng quan trọng của Đại hội XI về phòng, chống tham nhũng. Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI):

Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó có nội dung

quan trọng là phòng, chống tham nhũng.

Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã ban hành Kết luận số 21- KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN có hiệu lực từ ngày 01-02-2013. Đây là những cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PCTN.

Những tư tưởng cơ bản này cho thấy sự nhất quán và quyết tâm chính trị cao độ của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Đảng ta đã chỉ rõ tính chất phức tạp và tinh vi của hành vi tham nhũng nên PCTN vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài; mọi cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị và từng đảng viên đều phải tích cực tham gia; người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh này.

2.2.2. Những kết quả bước đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

PCTN luôn là lĩnh vực khó khăn, phức tạp. Đảng và Nhà nước ta xác định đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với quan điểm chỉ đạo trên, cùng với sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác PCTN nhũng năm qua đã có bước tiến bộ nhất định, trên nhiều mặt. Cụ thể là:

Một là, kết quả đạt được trên lĩnh vực tuyên truyền, phòng ngừa, phát

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về PCTN được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện tương đối kịp thời và đã dành được một số kết quả bước đầu.

Các cấp ủy Đảng đã quan tâm chỉ đạo cơ quan tuyên giáo, cơ quan báo chí bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Bí thư, của cấp ủy cấp trên và cấp mình thực hiện tốt và có hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc thực hiện các Nghị quyết số 21/NQ –CP ngày 12/9/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và chỉ thị 03 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác PCTN, lãng phí; Nghị quyết số 82/NQ – CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW ngày 25/05/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về: “Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn

2012 – 2016...; Luật số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN; các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN...nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được đưa vào thực hiện như: Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, lớp học để tuyên truyền, giáo dục về PCTN; phát thanh các tài liệu về PCTN; phát sóng các chương trình về PCTN trên đài phát thanh, truyền hình; xây dựng phim tài liệu, phóng sự các chuyên trang, chuyên mục về PCTN; tổ chức chương trình sáng kiến về PCTN; đăng tải một số bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về PCTN trên một số báo, tạp chí; xuất bản một số cuốn sách về đấu tranh PCTN...v..v qua đó góp phần nâng cao

nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đảng viên, cán bộ, công chức, nhân dân đối với công tác PCTN.

Ngày 02 tháng 12 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 137/QĐ –TTg về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung giáo dục pháp luật về PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường hành chính, quản lý nghiệp vụ thuộc tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, trường thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ có chị thị số 10/CT-TTg, ngày 12/06/2013, về việc đưa nội dung PCTN dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong năm học 2013 – 2014, Thanh tra Chính phủ rà soát, hoàn thiện các tài liệu, tổ chức tập huấn cho các giáo viên, giảng viên giảng dạy về PCTN. Bộ giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn các trường phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp và bậc đại học, cao đẳng về số tiết học về PCTN và ban hành tài liệu giáo dục về PCTN đối với cấp trung học phổ thông, trong các trường cao đẳng, đại học...đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng cường nhận thức trong công tác phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.

Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế được tập trung chỉ đạo thực hiện, nhiều văn bản quan trọng được ban hành.

Để thể chế hóa chủ trương của Đảng, Luật PCTN đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2012. Luật này có 92 điều và được chia thành 8 chương là văn bản pháp lý quan trọng cho công tác đấu tranh PCTN.

Ngày 12/05/2009, Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 được thể hiện trong Nghị quyết số 21/NQ – CP của chính phủ. Trong Nghị quyết 21/NQ – CP đề ra mục tiêu, cần ngăn chặn, triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực Nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để

vụ lợi. Song song với đó, là việc hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh bạch. Từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong giao dịch thương mại và giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Đồng thời, hoàn thiện chính sách xử lý, nhất là chính sách hình sự đối với tham nhũng...

Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 được chia theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất đến 2011, thực hiện các giải pháp như nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh việc xử lý các vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong dân. Giai đoạn thứ hai từ 2011 – 2016, tiến hành mở rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tổng kết 10 năm thi hành luật PCTN làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật này phù hợp với tình hình mới. Giai đoạn ba từ 2016 – 2020, tiếp tục đổi mới các giải pháp đã đề ra và đã thực hiện từ các giai đoạn trước.

Tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước ký phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, đưa Việt Nam tham gia vào cộng đồng gần 140 thành viên đã phê chuẩn hoặc gia nhập công ước này. Bằng việc phê chuẩn công ước này, Việt Nam đã tham gia vào khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác trong PCTN.

Quốc hội, Chính phủ và các cấp, các ngành đã ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa, tạo cơ sở về chính trị và pháp lý trong công tác PCTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng chống tham ô và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 75)